CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn
không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào trong thời gian tới.
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách hợp tác để làm căn cứ lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại theolĩnh vực: hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại theolĩnh vực:
4.2.1.1. Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và sự nghiệp kinh tế khác
Trong giai đoạn 2017-2021, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc hợp tác và phát triển. Trong đó, quan tâm và ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại cán bộ các cấp của địa phƣơng, cán bộ đang phục vụ các chƣơng trình hợp tác giữa hai nƣớc và đào tạo nghề phục vụ cho hợp tác đầu tƣ.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý học sinh hai bên để thực hiện tốt các Quy chế và Nghị định thƣ hợp tác đào tạo đó ký kết. Bên cạnh đó, thống nhất quản lý đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam (trừ an ninh, quốc phòng) vào một đầu mối. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ quản lý số đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, còn lại là các Bộ, ngành khác chiếm tới 40 % số cán bộ học sinh trong lĩnh vực này có mặt tại Việt Nam.
Hai bên Chính phủ cần xây dựng cơ chế quản lý dành cho đào tạo, qua đó để theo dõi hiệu quả sử dụng sau đào tạo, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh những bất cập xẩy ra và nắm bắt kịp thời nhu cầu cần cập nhật đối với số cán bộ, học sinh đã đào tạo tại Việt Nam và là căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo lại cho phù hợp.
4.2.1.2. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Tăng cƣờng công tác thông tin và tƣ vấn cho các Bộ, ngành, địa phƣơng xác định nội dung hợp tác; phối hợp thƣờng xuyên giữa cơ quan chức năng trong Uỷ ban liên Chính phủ để kịp thời đề xuất những cơ chế chính sách phù hợp với Chính phủ mỗi bên, làm cơ sở giúp các Bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện đƣợc theo đúng nhiệm vụ của mình.
Có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý, thanh toán từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến khâu kiểm tra, giám sát hoạt động các chƣơng trình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam.
4.2.2. Tăng cường tổ chức, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại qua Kho bạc Nhà nước:
4.2.2.1. Chế độ, quy trình kiểm soát thanh toán
Các văn bản chế độ, quy trình quy định về quản lý và kiểm soát thanh toán đối với các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào qua KBNN thƣờng xuyên cần phải đƣợc rà soát, loại bỏ những quy định cũ, những quy định ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định mới phù hợp với yêu cầu quản lý, đảm bảo tính nhất quán, ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
4.2.2.2. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước:
Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn phải có trình độ đại học trở lên, đƣợc đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về quản lý tài chính, nắm chắc chế độ về quản lý và sử dụng vốn NSNN, có trách nhiệm cao và tinh thần làm việc tốt, có thái độ thẳng thắn, trung thực trong công việc và có phong cách giao tiếp lịch sự thể hiện văn minh văn hóa ngành Kho bạc. Đặc biệt, cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại phải thƣờng xuyên tự nghiên cứu các văn bản, chế độ đặc thù, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời hàng năm, tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ của ngành, hệ thống để cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bắt nhịp với chiến lƣợc cải cách trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn NSNN nói chung và kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động và phục vụ của hệ thống KBNN.
4.2.2.3. Trang thiết bị và phương tiện làm việc:
Phải đƣợc rà soát để trang bị đầy đủ, nâng cấp trang thiết bị làm việc hiện đại đáp ứng yêu cầu về kiểm soát thanh toán trong giai đoạn mới theo hƣớng điện tử, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho CĐT. Tin học hóa trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn để quản lý, theo dõi các dự án thuộc nguồn vốn NSNN đảm bảo lƣu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành nguồn vốn NSNN của Chính phủ, Quốc Hội, Bộ Tài chính, các Bộ ngành, địa phƣơng và Lãnh đạo KBNN các cấp.
4.2.3. Về quy định trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại: soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại:
Bên cạnh hoạt động của thanh tra kiểm tra trong nội bộ của hệ thống KBNN, Thanh tra KBNN mới đƣợc quy định chức năng nhiệm vụ mới về hoạt động của Thanh tra chuyên ngành. Trong giai đoạn 2011-2015 mới chỉ là giai đoạn triển khai thí điểm, do đó, trong giai đoạn sau, những quy định này cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng:
- Thứ nhất, đối tƣợng của công tác Thanh tra chuyên ngành KBNN là: Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nƣớc có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Kho bạc
Nhà nƣớc;
- Thứ hai, nội dung hoạt động của Thanh tra chuyên ngành KBNN là: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nƣớc bao gồm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát thanh toán qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nƣớc quản lý; Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà các đối tƣợng thanh tra gửi đến Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định để Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và trong phạm vi dự toán đƣợc giao; việc chấp hành quy định về trình tự, thủ tục đối với chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc; xem xét, xác định việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích.
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam
Từ những phân tích thực trạng, các kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào qua hệ thống KBNN Việt Nam và những mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới. Tác giả đề xuất một số giải pháp sau nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại cho nƣớc ngoài nói chung, cho Lào nói riêng qua hệ thống KBNN Việt Nam, các giải pháp đặt ra: