Giải pháp về tổ chức, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 93 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ

trợ không hoàn lại qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam

4.3.2.1. Giải pháp về quy trình kiểm soát thanh toán

- Hiện nay, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào vẫn cơ bản tuân theo các quy định của vốn trong nƣớc. Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn đặc thù, việc áp dụng quy trình thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại nhƣ vốn trong nƣớc sẽ gây ra nhiều khó khăn khi thực hiện. Vì vậy, giải pháp đặt ra là ban hành một quy trình thống nhất chung bên cạnh những quy trình riêng lẻ theo từng lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong việc kiểm soát, thanh toán nguồn vốn này.

- Mặt khác, việc xây dựng quy trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam Chính phủ Lào phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch và phân bổ dự toán kinh phí đào tạo cho cán bộ, học sinh, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam (đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và lĩnh vực sự nghiệp khác) cũng nhƣ giúp cho quá trình lƣu thông nguồn vốn giữa hai nƣớc đƣợc thông suốt, từ đó thúc đẩy tiến độ thực hiện các chƣơng trình dự án viện trợ thuộc lĩnh vực đầu tƣ XDXB cho Chính phủ Lào thuận lợi, đạt kết quả.

- Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nƣớc, nguồn vốn nƣớc ngoài, các khoản chi ngân sách nhà nƣớc phát sinh ở trong và ngoài nƣớc; Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,… tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán điện tử.

- Trong khi chờ một quy trình thống nhất đƣợc ban hành thì trong thời gian tới, cần sửa đổi, bổ sung các quy trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn riêng lẻ mà nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho nƣớc ngoài nói chung

và cho Lào nói riêng đang đƣợc tham chiếu để đảm bảo tính cập nhật kịp thời cũng nhƣ phù hợp với kế hoạch hợp tác từng năm, từng giai đoạn của Chính phủ Việt Nam với các nƣớc tiếp nhận viện trợ trong đó có nƣớc bạn Lào

- Rà soát, sửa đổi chính sách theo hƣớng tăng cƣờng tính chặt chẽ trong công tác kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại cho nƣớc ngoài, trong đó, tập trung nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào.

4.3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện:

Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng cán bộ KBNN nói chung và cán bộ làm hoạt động kiểm soát thanh toán vốn nói riêng đƣợc coi là một yếu tố then chốt trong Chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoan 2016- 2020. Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu phát triển KBNN trong tƣơng lai. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, giải pháp về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm hoạt động kiểm soát thanh toán vốn NSNN, trong đó bao gồm kiểm soát thanh toán đối với vốn viện trợ không hoàn lại qua KBNN, cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng lộ trình và kế hoạch đào tạo, xác định rõ đối tƣợng thực

hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán tham gia đào tạo, bao gồm: đội ngũ cán bộ giữ chức vụ Lãnh đạo, cán bộ đang trong diện quy hoạch, cán bộ tổng hợp, cán bộ kiểm soát chi. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán phải đƣợc đào tạo các kiến thức để thực hiện đổi mới phƣơng thức từ kiểm soát thanh toán thủ công sang kiểm soát thanh toán điện tử; các kiến thức để nâng cao năng lực lãnh đạo nhƣ: lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học; các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ của KBNN nhƣ: kiểm soát chi, kế

toán, quản lý ngân quỹ, thanh tra kiểm tra …. Tùy theo từng đối tƣợng cụ thể để bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh việc bố trí cán bộ tham gia đào tạo mang tính hình thức, lấp chỗ trống, gây lãng phí tiền của ngân sách. Trƣớc mắt cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán có trình độ trung cấp, đặc biệt ƣu tiên các cán bộ tại KBNN huyện ở vùng sâu, vùng xa.

- Lập kế hoạch cử các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình thực hiện về quản lý kiểm soát thanh toán vốn NSNN cho hệ thống KBNN đƣợc đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nƣớc ngoài nhằm cập nhật các kiến thức mới về kiểm soát thanh toán nhƣ: kiểm soát thanh toán điện tử, hồ sơ kiểm soát điện tử, chứng từ kiểm soát điện tử…, Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán của KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế nhƣng phải tƣơng thích trong điều kiện triển khai tại Việt Nam.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn NSNN nói chung và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại nói riêng sẽ khắc phục đƣợc các sai sót do chƣa hiểu sâu chế độ, đồng thời bổ sung, cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý để phục vụ công việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Việc tập huấn, cập nhật kiến thức đƣợc thực hiện trên cơ sở yêu cầu về thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi về phƣơng thức kiểm soát thanh toán, do đó, hiện nay KBNN đã và đang áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến tại tất cả các KBNN tỉnh, thành phố có điểm cầu kết nối với KBNN. Khi tập huấn trực tuyến, các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán từ chuyên viên đến Lãnh đạo phụ trách, từ KBNN quận, huyện đến KBNN các tỉnh, thành phố đều đƣợc tham gia đầy đủ.

- Ngoài các biện pháp trên, còn phải xây dựng ý thức, tác phong tự nghiên cứu học tập của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vì đây là hoạt động có đặc thù riêng, việc kiểm soát thanh toán phải căn cứ vào các chế độ quy định hiện hành của nhà nƣớc, ngoài ra còn bị điều chỉnh bởi sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phƣơng liên quan, nên việc tự nghiên cứu học tập của mỗi cán bộ là rất cần thiết, nhƣ thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, việc tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tƣ cách, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soán thanh toán cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến chi tiêu của ngân sách, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ dễ bị lợi dụng quyền hạn để làm sai quy định, dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách.

- Về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát thanh toán vốn: Đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ có trình độ chuyên môn tốt, ý thức trách nhiệm cao thì cần các chính sách, chế độ đãi ngộ nhƣ: cử đi học tập, khảo sát nâng cao trình độ trong và ngoài nƣớc, động viên khen thƣởng kịp thời, nâng lƣơng trƣớc hạn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết tình đoàn kết đồng nghiệp… để động viên cán bộ yên tâm công tác.

4.3.2.3. Giải pháp về hệ thống công nghệ thông tin:

Hiện nay, chƣa có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp cho công tác kiểm soát thanh toán vốn ngân sách nhà nƣớc nói chung và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào nói riêng (hệ thống TABMIS chƣa thực sự thực hiện tốt nhiệm vụ của mình). Việc kiểm soát thanh toán vốn vẫn làm thủ công từ khâu lập hồ sơ đến khâu kiểm soát thanh toán, do vậy, vẫn còn nhiều sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện khiến việc kiểm soát thanh toán chƣa đảm bảo đƣợc tính kịp thời và độ chính xác cao. Do vậy, giải pháp đặt ra:

+ Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo tin học cho các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán nhằm nâng cao kiến thức cũng nhƣ kỹ năng trong việc sử dụng hệ thống TABMIS và các ứng dụng, phần mềm khác của hệ thống KBNN.

+ Nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng và đổi mới trang thiết bị làm việc thiết yếu cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán (máy vi tính) toàn hệ thống KBNN để tƣơng thích với hệ thống TABMIS cũng nhƣ các phần mềm khác, đảm bảo đƣờng truyền kết nối đƣợc thông suốt và nhanh chóng (nhằm thay thế những thiết bị đã quá cũ, lạc hậu, không đáp ứng cho nhu cầu làm việc cơ bản thƣờng xuyên)

+ Trong thời gian tới, cần có kế hoạch nâng cấp hệ thống TABMIS một cách toàn diện để đảm bảo việc khai thác số liệu đƣợc đầy đủ, nhanh chóng kịp thời cũng nhƣ việc kiểm soát thanh toán đƣợc thực hiện hoàn toàn trên hệ thống, hạn chế tối đa việc kiểm soát thanh toán bằng thủ công.

+ Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về việc tham gia của các Bộ, ngành trong việc nhập dự toán trên hệ thống TABMIS (Bộ công an, Bộ Quốc phòng). Đồng thời, cần quy định rõ về việc hạch toán chƣơng đối với các dự án thuộc nguồn vốn viện trợ không hoàn lại do Bộ Tài chính ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý. Mặt khác, cần bổ sung kịp thời quy định thực hiện kiểm soát thanh toán cũng nhƣ hạch toán đối với những dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phép kéo dài sang năm sau sau ngày 15/3 năm hiện và những dự án thuộc kế hoạch năm trƣớc nhƣng đƣợc cấp có thẩm quyền giao kế hoạch sau ngày 15/3 năm hiện tại.

- Giải pháp về xây dựng mới chƣơng trình kiểm soát thanh toán điện tử + Cần thiết nghiên cứu để đầu tƣ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin đƣợc sử dụng trên toàn quốc để phục vụ công tác kiểm soát hồ sơ, dữ liệu cũng nhƣ công tác tổng hợp, báo cáo. Nếu hệ thống này đƣợc xây

dựng sẽ giúp việc cập nhật thông tin hồ sơ và số liệu của dự án đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời và chính xác hơn, đồng thời giảm áp lực cho các cán bộ làm công tác kiểm soát hồ sơ cũng nhƣ rút ngắn thời gian khi CĐT ra giao dịch tại KBNN.

+ Xây dựng chƣơng trình quản lý, kiểm soát thanh toán riêng biệt đối với các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại qua Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc kết nối với những Bộ, ngành, địa phƣơng liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn này trên cơ sở kế thừa đƣợc các chức năng và yêu cầu quản lý của các chƣơng trình hiện tại từ việc tiếp nhận dữ liệu của các hệ thống quản lý kiểm soát thanh toán đang đƣợc vận hành tại các đơn vị đến việc khai thác có hiệu quả kho dữ liệu đang đƣợc lƣu tại Bộ Tài chính đƣợc chuyển sang hệ thống mới đảm bảo đầy đủ, chính xác và mang tính thống nhất đối với tất cả các bên liên quan trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại qua KBNN.

+ Trên cơ sở quy trình kiểm soát thanh toán của KBNN, hệ thống KBNN cần phải rà soát, nghiên cứu sửa đổi, xây dựng quy trình kiểm soát thanh toán điện tử, qua đó quy định rõ đối tƣợng, hồ sơ kiểm, chứng từ, thời gian, trình tự và các bƣớc thực hiện trong quy trình kiểm soát thanh toán điện tử,…..Việc xây dựng quy trình kiểm soát thanh toán điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật và lƣu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nƣớc tiện dụng cho cán bộ tiếp nhận và các CĐT, các Bộ ngành và địa phƣơng khi đến giao dịch, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hồ sơ cũng nhƣ quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Các quy định và thủ tục thực hiện kiểm soát thanh toán điện tử phải đƣợc niêm yết công khai; quy trình thực hiện phải chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng ban với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giúp CĐT không phải đi lại nhiều lần, hạn chế tối đa tiêu cực, tiết kiệm đƣợc thời gian, cũng nhƣ việc tiếp cận thủ tục, quy trình kiểm soát thanh toán điện tử đƣợc kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)