CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ
Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Về lập kế hoạch kiểm soát thanh toán
Căn cứ Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHDCND Lào ký ngày 11/01/2010, nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, góp phần thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc; Chính phủ hai nƣớc đã ký Thoả thuận giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHDCND Lào về quy chế tài chính và quản lý sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào vào ngày 12/12/2011. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc lập kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào theo đúng quy định của Việt Nam.
Hiện nay tổng số lƣu học sinh Lào đang học tại Việt Nam tại hơn 130 cơ sở đào tạo tại Việt Nam là 12.187 ngƣời, trong đó diện Hiệp định là 3.075 ngƣời, trong đó số lƣợng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đạt khoảng 10%, sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá là khoảng 15%, còn lại số sinh viên tốt nghiệp đạt loại trung bình là 75%. Vốn viện trợ không hoàn lại tập trung vào các lĩnh vực
ƣu tiên hợp tác của hai nƣớc nhƣ phát triển nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, xây dựng trƣờng dậy nghề....và tập trung tại các địa phƣơng biên giới trọng điểm, chiến lƣợc (thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Bò Kẹo, tỉnh Savannakhet) phù hợp với chủ trƣơng hợp tác của hai Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ hai nƣớc.Việc triển khai viện trợ không hoàn lại cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp Lào đã từng bƣớc cải thiện chất lƣợng; việc tổ chức thi tuyển, xác định chỉ tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch và dự toán đào tạo cho các bậc học, ngành nghề, cơ cấu đã đƣợc hai bên thực hiện một cách chủ động hơn.
3.3.1.2. Về thực hiện kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước:
a) Theo lĩnh vực hợp tác
- Đối với chi lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, học sinh, sinh viên của Lào học tập tại Việt Nam: nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của việc đào tạo chất lƣợng đội ngũ nhân lực của Lào trong quá trình phát triển; thông qua Hiệp định hợp tác và Đề án Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020; hàng năm Chính phủ Việt Nam luôn dành một nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc để hỗ trợ Chính phủ Lào trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ. Việc thanh toán vốn đƣợc thực hiện theo các quy định tại Thỏa thuận này và các chế độ hiện hành của mỗi nƣớc. Do vậy, tại Việt Nam, thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Thông tƣ hƣớng dẫn và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính); việc thực hiện thanh toán các khoản kinh phí nêu trên đƣợc giao cho hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp có thẩm quyền giao, Kho bạc Nhà nƣớc các cấp thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi này, đảm bảo theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, từ đó
nâng cao đƣợc hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cấp cho các đối tƣợng thụ hƣởng. Theo đó, nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là tƣơng đối đầy đủ, là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi theo đúng quy định.
- Đối lĩnh vực chi đầu tƣ xây dựng cho Lào: việc thanh toán vốn viện trợ đối với lĩnh vực này cho Chính phủ Lào đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể, rõ ràng trong Thỏa thuận về quản lý tài chính. Tại Thỏa thuận này, việc quy định mức vốn tạm ứng không vƣợt quá 50% giá trị hợp đồng, trƣờng hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, là phù hợp với quy định của Luật đầu tƣ của Việt Nam. Mặt khác, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tạm ứng và hồ sơ thanh toán đối với dự án chuẩn bị đầu tƣ, dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc quy định trong Thỏa thuận về quản lý tài chính là tƣơng đối phù hợp với Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đấu Thầu, Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, là cơ sở để Kho bạc Nhà nƣớc các cấp thực hiện kiểm soát thanh toán theo đúng quy định hiện hành.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, đặc biệt là hợp tác toàn diện với Lào, coi đây là nhiệm vụ quốc tế có tầm chiến lƣợc to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nƣớc; dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính; trong thời gian qua, Kho bạc Nhà nƣớc luôn đặc biệt chú trọng trong công tác thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào cũng nhƣ phát triển mối quan hệ với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc Lào.
Theo đó, việc kiểm soát thanh toán các khoản chi (chi đào tạo, chi đầu tƣ xây dựng) viện trợ cho Chính phủ Lào luôn đƣợc Kho bạc Nhà nƣớc các cấp thực hiện chi trả đảm bảo đúng đối tƣợng, rút ngắn thời gian kiểm soát hồ sơ chứng từ so với quy định,…; tạo điều kiện cho đối tƣợng thụ hƣởng ngân
sách nhà nƣớc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cấp, đặc biệt là đối với chi lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, học sinh, sinh viên của Lào làm việc tại Việt Nam. Do vậy, việc thanh toán vốn cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã giúp Lào đi vào ổn định và phát triển, việc tổ chức thi tuyển và phân bổ kế hoạch đào tạo cho các bậc học, ngành nghề, cơ cấu đã đƣợc hai Bên thực hiện một cách chủ động. Kinh phí đào tạo đã đƣợc bố trí kịp thời và liên tục hơn. Đồng thời việc thanh toán vốn cho các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn viện trợ đã chủ động, kịp thời và hiệu quả, từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức triển khai thực hiện dự án đến khi hoàn thiện bàn giao cho bạn đƣa vào sử dụng, đã góp phần tích cực phát huy mối quan hệ truyền thống đặc biệt và hợp tác phát triển của hai nƣớc.
b) Về cán bộ thực hiện kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nƣớc Các quy định về công khai quy trình, hồ sơ, thủ tục kiểm soát thanh toán vốn NSNN, trong đó bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại đƣợc KBNN các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng thời, quán triệt công chức trong thi hành công vụ phải chấp hành nghiêm quy định của Nhà nƣớc, chấp hành và thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ; không đƣợc cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, tùy tiện trong giải quyết công việc.
Các cán bộ trực tiếp thực hiện kiểm soát thanh toán đã phối hợp với CĐT trong việc hƣớng dẫn thực hiện theo đúng quy trình kiểm soát thanh toán đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở KBNN các cấp cũng nhƣ giải quyết những khó khăn vƣớng mắc khi chủ đầu tƣ đến KBNN giao dịch. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên tham gia các lớp tập huấn toàn hệ thống (bao gồm tập huấn trực tuyến và tập huấn trực tiếp) về các văn bản chế độ mới liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn, quyết toán vốn, qua đó đã nâng cao kiến thức cũng nhƣ cập nhật những quy định mới để kịp thời áp dụng vào thực tiễn.
Do đó, tính đến thời điểm 31/12/2015, việc kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào đã đƣợc tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống KBNN đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, thanh toán vốn đầy đủ, kịp thời với tỷ lệ giải ngân hàng năm trung bình là 70,2% thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, là 92,4% thuộc lĩnh vực đào tạo, cơ bản không để tồn đọng quá hạn hồ sơ tại cơ quan Kho bạc các cấp mà chƣa đƣợc thanh toán.
c) Về hệ thống TABMIS trong hoạt động kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nƣớc
- Sau thời gian đƣa vào vận hành và triển khai tại hệ thống KBNN, hệ thống TABMIS đã thể hiện những ƣu điểm đối với việc quản lý, sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào nói riêng và vốn NSNN nói chung, cụ thể nhƣ sau:
+ Về Thông tin : Hệ thống Tabmis giúp nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát vốn NSNN nhờ tính rõ ràng và chính xác của thông tin, cụ thể nhƣ sau: (i) Nâng cao khả năng khai thác và xử lý thông tin trên hệ thống thuận lợi do đƣợc kết nối đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng; (ii) Tăng cƣờng tính chính xác, đúng hạn, hợp lệ và minh bạch đối với thông tin về các nguồn vốn NSNN, đặc biệt đối với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào
+ Về Quy trình: Hệ thống TABMIS giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm soát thanh toán vốn NSNN nhƣ sau: (ii) Giúp cho việc kiểm soát thanh toán vốn NSNN nhanh chóng và hiệu quả; (iii) Ghi và lập các báo cáo chi NSNN chính xác và kịp thời
+ Đối với ngƣời sử dụng/ngƣời quản lý
Hệ thống TABMIS thời gian vừa qua đã thể hiện vai trò tích cực đối với ngƣời sử dụng, cụ thể nhƣ sau (i) Theo dõi, sử dụng và quản lý chi tiêu ngân sách tốt hơn; (iii) Giúp giảm thời gian cho quy trình phân bổ dự toán
ngân sách và kiểm soát thanh toán đƣợc chặt chẽ hơn, hạch toán số liệu dễ dàng hơn; (v) Tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn đặc biệt kết xuất báo cáo nhanh hơn.
Nhìn chung, về mặt nghiệp vụ, hệ thống TABMIS không chỉ là hiện đại hoá công nghệ thông tin mà còn đạt đƣợc một trong những mục tiêu quan trọng là cải cách toàn bộ quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và kiểm soát thanh toán vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Song song với việc vận hành ứng dựng TABMIS và cũng để có cơ sở cho việc kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hƣớng dẫn cụ thể đối với việc nhập dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm trên hệ thống TABMIS nhƣ: Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 hƣớng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSTW áp dụng cho TABMIS và Quyết định số 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính về quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách trung ƣơng hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); trong đó hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan trong việc nhập và phê duyệt dự toán đối với các khoản chi ngân sách nhà nƣớc trên hệ thống TABMIS.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức nhập dự toán và phê duyệt đối với vốn viện trợ cho Lào, Campuchia, cho Cuba giao trong dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ƣơng (bao gồm dự toán giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phƣơng).
Đối với các dự án viện trợ do địa phƣơng quản lý (Bộ Tài chính giao Uỷ ban nhân dân tỉnh, hạch toán theo chƣơng 399) vì không thuộc danh mục mã số chƣơng của hệ thống mục lục ngân sách tại các Phụ lục 01,02 kèm theo Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 nên KBNN nơi đơn vị sử dụng
ngân sách mở tài khoản thực hiện nhập kế hoạch vốn và hạch toán đối với các dự án trên.
Trên cơ sở dự toán vốn viện trợ cho Lào hàng năm đƣợc Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nhập và phê duyệt trên TABMIS; Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch có trách nhiệm kiểm tra, rà soát dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách (bản dự toán do đơn vị gửi đến) với dự toán trong TABMIS. Thực hiện kiểm soát thanh toán trên hệ thống TABMIS, đảm bảo cho KBNN các cấp thực hiện việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi đƣợc chặt chẽ, nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc của Chính phủ Việt Nam.
3.3.1.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước
Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn hoạt động rất tích cực của công tác thanh tra đối với hoạt động kiểm soát thanh toán các dự án sử dụng vốn NSNN nói chung và các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại nói riêng.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện tốt chức năng của mình, qua quá trình kiểm tra, đã phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kiểm soát thanh toán các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Lào nhƣ: một số bộ hồ sơ còn kiểm soát thanh toán vƣợt quá số ngày theo quy định; lƣu thừa hồ sơ không yêu cầu gửi đến KBNN, đặc biệt có một số bộ hồ sơ thanh toán, chứng từ chƣa đảm bảo tính logic. Từ đó, lãnh đạo KBNN đã kịp thời chấn chỉnh nội bộ và tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho đơn vị để hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm soát thanh toán vốn qua hệ thống KBNN
Bên cạnh đó, bƣớc đầu đã có sự phối hợp giữa hệ thống KBNN với các Bộ, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát của
các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại nhằm góp phần tích cực phát huy tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Một số dự án đƣợc lựa chọn để sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại chƣa thực sự là dự án ƣu tiên, có ý nghĩa lớn trong việc tăng cƣờng quan hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nƣớc; hoặc chƣa phù hợp với lĩnh vực ƣu tiên phát triển của phía Lào. Vốn viện trợ không hoàn lại đã phát huy hiệu quả tích cực tuy nhiên, chƣa thực sự tập trung, trọng điểm và gắn kết chặt chẽ với các hoạt động hỗ trợ đầu tƣ và phát triển kinh tế - thƣơng mại, ngoại giao giữa hai nƣớc. Vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
3.3.2.1. Đối với công tác lập kế hoạch kiểm soát thanh toán theo từng lĩnh vực
- Vốn viện trợ không hoàn lại dành cho đào tạo
Theo quy định của Thỏa thuận quy chế tài chính năm 2011, đầu mối phía Việt Nam trong lập kế hoạch, xây dựng chỉ tiêu đào tạo để xác định kế hoạch kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại cho đào tạo cũng nhƣ phân bổ kế hoạch đào tạo chi tiết hàng năm để cơ quan triển khai thực hiện là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện theo quy định này là không khả thi do có sự khác nhau giữa đào tạo lƣu học sinh thông thƣờng; đào tạo lƣu học sinh trong lĩnh vực an ninh quốc phòng; bồi dƣỡng cán bộ của Lào và cơ quan chủ quản các trƣờng, đơn vị đào tạo là khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với đào tạo lƣu học sinh, sinh viên: hiện có nhiều đầu mối lập kế hoạch kiểm soát thanh toán riêng biệt: là Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các