Khái quát chung về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam và vốn viện trợ không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam và vốn viện trợ không

CHÍNH PHỦ LÀO QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.1. Khái quát chung về Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào

3.1.1. Khái quát Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Tại Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính, theo đó:

- Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức

năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ nhà nƣớc; tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

- Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn: Quản lý quỹ

ngân sách nhà nƣớc, quỹ tài chính nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật;Đƣợc trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nƣớc để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nƣớc; Tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nƣớc; Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nƣớc và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nƣớc tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống; Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và đầu tƣ phát triển thông qua việc phát

hành trái phiếu Chính phủ; Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc; 14. Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí đƣợc giao theo quy định của pháp luật.... đƣợc quy định chi tiết cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất. Trong đó:Vụ Kiểm soát chi thuộc KBNN Trung ƣơng; dƣới là các phòng Kiểm soát chi thuộc KBNN các tỉnh, thành phố (gọi chung là KBNN cấp tỉnh) trực thuộc KBNN và bộ phận Kiểm soát chi thuộc KBNN ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện). Các KBNN cấp dƣới KBNN Trung ƣơng gọi chung là KBNN địa phƣơng.

3.1.2. Khái quát vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào Nam cho Chính phủ Lào

3.1.2.1. Khái niệm vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào

Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào là các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào đƣợc ghi trong Hiệp định hợp tác 5 năm giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác hàng năm hoặc các khoản

viện trợ khác của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào đƣợc hai bên Chính phủ thống nhất.

3.1.2.2. Đặc trưng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào

Từ khi đặt mối quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc, Việt Nam và Lào luôn là hai nƣớc láng giềng dành cho nhau sự giúp đỡ chí tình trong công cuộc đấu tranh dành độc lập và xây dựng của mỗi nƣớc. Hợp tác giữa hai nƣớc không chỉ bao gồm hoạt động kinh tế, thƣơng mại đầu tƣ mà hàng năm Chính phủ Việt Nam còn dành khoản viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Lào. Tuy nhiên, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào có đặc điểm riêng nhƣ sau:

+ Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào không phải là nguồn tài trợ từ nƣớc phát triển dành cho nƣớc đang phát triển. Nền kinh tế của Việt Nam, Lào đều có điểm xuất phát thấp so với các nƣớc trong khu vực và nằm trong danh sách các nƣớc đang phát triển của thế giới. Với đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội tƣơng đồng giữa hai nƣớc, nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nƣớc.

+ Việt Nam, Lào là hai nƣớc láng giềng, có mối quan hệ truyền thống, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Lào, coi đây là nhiệm vụ quốc tế có tầm chiến lƣợc to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nƣớc. Việc thực hiện hợp tác giúp Lào không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế với mỗi nƣớc, mà còn đƣợc xem xét dƣới gốc độ hiệu quả và nghĩa vụ hợp tác quốc tế dƣới tác động toàn diện cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trƣờng sinh thái có liên quan đến hai nƣớc.

Đây chính là đặc điểm cơ bản có tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào. Nó không những thể hiện sự giúp đỡ chí tình, vô tƣ vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nƣớc, mà còn là nghĩa vụ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với nƣớc láng giềng Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)