CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.2. Thực trạng công tác quản lý tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT
3.2.5. Thực hiện quy trình tín dụng
Ngân hàng kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi đến, đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của DAĐT hoặc phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng lập hồ sơ khoản vay trình trưởng phòng kiểm soát khoản vay và Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng phê duyệt khoản vay.
Trong trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì ngân hàng thành lập hội đồng tín dụng hoặc thuê cơ quan tư vấn liên quan đến thẩm định DAĐT của khách hàng. Quy trình cho vay là quá trình bắt đầu tư khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay gồm các bước sau đây:
37
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ dự án;
Thẩm định; Quyết định cho vay, hoặc trình Ngân hàng cấp trên nếu vượt thẩm quyền; Lập, ký hợp đồng tín dụng vay vốn; Giải ngân cho vay.
Các hồ sơ xin vay vốn được chủ dự án gửi đến phòng tín dụng của Chi nhánh. CBTD tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn; Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ với những nội dung thuộc hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và mục đích vay vốn.
Kiểm tra tính hiệu quả của dự án, tìm hiểu và thu thập thông tin của khách hàng. Phân tích ngành, phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn. Về khách hàng, CBTD tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân tích khả năng tài chính; Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.
CBTD dự kiến lợi ích cho ngân hàng bằng cách tiến hành tính toán lãi, phí và/ hoặc các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Phân tích, thẩm định DAĐT.
CBTD phụ trách khoản vay tín tính toán tính hiệu quả của dự án xin vay, khả năng tài chính của khách hàng, lường trước những rủi ro có thể xảy ra tư đó tham mưu với ban Giám đốc về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ tiền vay, phân tích thẩm định TSBĐ tiền vay.
Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo “Quy trình tính điểm tín dụng”. Khi kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tổng hợp vào báo cáo thẩm định cho vay.
Tra cứu thông tin CIC xem khách hàng đã quan hệ vay vốn tại tổ chức tín dụng nào chưa, quá trình vay vốn, trả nợ và xếp hạng khách hàng.
Từ các thông tin thu thập được CBTD phân tích, tính toán và lập báo cáo thẩm định khoản vay. Những món vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh thì gửi hồ sơ trình lên Ngân hàng cấp trên. CBTD cùng lãnh đạo phòng xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh để phê duyệt khoản vay. Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ sau đó giải ngân.
38
Trong quá trình giải ngân, mỗi hợp đồng khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần, mỗi lần phải lập giấy nhận nợ, báo cáo đề xuất giải ngân. CBTD giám sát việc rút vốn vay từng lần của khách hàng để đảm bảo vốn rút ra đúng nội dung yêu cầu chi trả của khách hàng và phù hợp với mục đích vay, vào hồ sơ theo dõi và tiến hành định kỳ hạn nợ cho từng khoản rút vốn theo điều kiện vay. Khi phát tiền kỳ sau, CBTD kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng món tiền kỳ trước đồng thời thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để sớm phát hiện những lệch lạc trong sử dụng vốn vay, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để có cơ hội cố vấn tốt cho khách hàng vượt qua và bảo vệ được vốn đã cho vay, tránh rủi ro. Trong trường hợp cần thiết thì thu ngay vốn đã phát cho vay, quản lý chặt tài sản, hàng hoá bảo đảm thế chấp, cùng khách hàng tìm biện pháp vượt khó khăn. Khi khả năng thanh toán đã được tái lập bình thường, CBTD báo cáo ban lãnh đạo xét cho sử dụng tiếp số vốn đã ký cho vay. Ngân hàng cũng có thể ngừng phát tiền vay nếu khách hàng không rút vốn trong thời hạn ghi trên hợp đồng.
Bước 2: Công tác kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
hoạt động tín dụng. Kiểm tra trước khi cho vay xem việc thiết lập hồ sơ đã đầy đủ và đúng theo quy định hay chưa, kiểm tra trong khi cho vay là kiểm tra chứng từ giải ngân có chính xác đầy đủ chữ ký con dấu theo quy định, kiểm tra sau khi cho vay xem quá trình sử dụng vốn vay có đúng mục đích, đúng đối tượng, quá trình trả gốc, lãi có đúng như hợp đồng tín dụng đã ký kết hay không.
Trong giai đoạn này, CBTD thường xuyên kiểm tra việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, cùng kế toán viên theo dõi kỳ hạn nợ, chủ động lập giấy thu nợ. Bằng việc xem xét các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng, nếu thấy có vấn đề, CBTD có kiến nghị để khách hàng kịp thời xử lý.
Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn, cần được gia hạn nợ, CBTD lập tờ trình xin gia hạn, nếu được duyệt thì thông báo cho khách hàng. Các nguyên nhân để Ngân hàng phải gia hạn nợ bao gồm các nguyên nhân khách quan như biến động thị trường, các nguyên nhân bất khả kháng và cả các nguyên nhân chủ quan chưa tính toán chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.
39
Bước 3: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến
hành đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay. Giải chấp TSBĐ: CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trình lãnh đạo ký.
Chấp hành quy trình tín dụng đã được tất cả các Chi nhánh cơ sở của NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện một cách nghiêm túc trong hoạt động tín dụng. Cụ thể: quy trình tín dụng được cán bộ tín dụng chấp hành từ khâu trước, trong và sau khi cho vay, đặc biệt Ngân hàng thực hiện quy trình giao dịch trên IPCAS. Vì vậy, đã hạn chế về cơ bản những sai sót trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng, Chi nhánh thực hiện chấm điểm khách hàng. Chi nhánh thu thập thông tin tài chính, phi tài chính trước khi thực hiện chấm điểm khách hàng theo các mẫu biểu của Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của NHNo&PTNT Việt Nam.
Các đối tượng thuộc diện chấm điểm phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng ngay khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thông tin.
Đối với khách hàng là Tổ chức kinh tế, Định chế tài chính, cá nhân hộ gia đình có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên, hàng quý phải chỉ đạo thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, hoàn thành trước ngày 25 tháng cuối quý, riêng quý IV hoàn thành trước ngày 25/11.
Ví dụ: Chấm điểm xếp hạng khách hàng Doanh nghiệp quý II/2016 thì thời điểm thực hiện chấm điểm bắt đầu từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/6/2016.
Đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình có dư nợ nhỏ hơn 500 triệu đồng, định kỳ một năm thực hiện chấm điểm 01/lần. Nếu không chấm điểm sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ do hệ thống tự chấm dựa trên thông tin của lần chấm điểm, xếp hạng gần nhất. Chi nhánh có ít khách hàng nên thực hiện chấm xong trong quý I, những Chi nhánh có lượng khách hàng cá nhân/hộ gia đình lớn nên có kế hoạch về lộ trình thời gian chấm điểm cho phù hợp, tránh tình trạng dồn vào các tháng cuối năm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ trong năm.
40
Đối với khách hàng vay có TSBĐ chấm trong quý I, cho vay qua tổ và các khách hàng khác vay tiêu dùng, thấu chi, cầm cố …phân đều việc chấm điểm trong quý II, III. Cần hoàn thành việc chấm điểm cá nhân/hộ gia đình xong trước thời điểm 30/9 hàng năm.
Công tác khách hàng luôn được NHNo&PTNT Hà Tĩnh quan tâm từ khâu phân tích đánh giá ban đầu để lựa chọn khách hàng, đến khâu theo dõi, kiểm soát khách hàng trong khi sử dụng vốn vay và cuối cùng là tổ chức xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng để đưa ra một chính sách khách hàng có chọn lọc. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm: Ra quyết định cấp tín
dụng: Xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng: khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, hạng khách hàng cho phép Ngân hàng cho vay lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:
- Phát triển chiến lược maketting nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được Ngân hàng cho vay ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng cụ thể: khách hàng loại A mở rộng cấp tín dụng, khách hàng loại B hạn chế cấp tín dụng và có các biện pháp giảm dần dư nợ nếu khách hàng còn dư nợ tại Chi nhánh, Khách hàng loại C từ chối cấp tín dụng.
Phát huy vai trò chủ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh đã thực hiện các hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, dịch vụ, đầu tư, phát triển đời sống.
41
- Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp SXKD trong nước.
- Thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo chức năng nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.
Cùng với việc tập trung toàn lực vào việc khắc phục những tồn tại trong công tác tín dụng, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã bắt đầu có sự tăng trưởng theo một định hướng đầu tư mới, đó là đầu tư trọng điểm cho các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được NHNo&PTNT Hà Tĩnh, thực hiện phương châm đầu tư thận trọng, có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đã được định hướng trong chính sách tín dụng của chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ. Vốn tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các ngành sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu.
Với nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:
42
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (2014-2016) (Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 Năm 2016 Tổng số (Triệu đồng) So với 2014 (%) Tổng số (Triệu đồng) So với 2015 (%) Tổng dƣ nợ 6.703.426 7.597.513 113% 8.801.500 116%
1 Phân theo thời gian 6.703.426 7.597.513 8.801.500
Ngắn hạn 3.958.099 4.077.627 103 % 4.988.905 122% Trung và dài hạn 1.312.049 1.660.002 127% 1.592.931 96% Dài hạn 1.406.278 1.859.884 132% 2.219.664 119%
2 Phân theo loại tiền tệ 6.703.426 7.597.513 8.801.500
Dư nợ Nội tệ 5.155.656 6.488.529 126% 6.991.967 108% Dư nợ Ngoại tệ 1.547.770 1.108.984 72% 1.809.533 163% 3 Phân theo TPKT 6.703.426 7.597.513 8.801.500 DNNN 35.183 27.813 79,% 29.131 105% DNNQD 791.662 1.537.384 194% 1.723.616 112% HTX, hộ gia đình, cá nhân 5.476.581 6.032.316 110% 7.048.753 117% 4 Theo ngành kinh tế 6.703.426 7.597.513 8.801.500 Nông nghiệp 5.904.940 6.944.359 118% 7.966.739 115% Công nghiệp 746.807 592.591 79% 772.866 130 % Dịch vụ 51.679 60.563 117% 61.895 102%
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTHà Tĩnh 2014-2016)
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng đều qua các năm. Dư nợ năm 2016 tăng so với năm 2015 là 16% tương ứng với 1.203.987 triệu đồng và năm 2015 tăng so với năm 2014 là 13% tương ứng với 894.087 triệu đồng.
43
Bên cạnh đó tổng dư nợ chủ yếu tập trung ở các khoản nợ ngắn hạn còn các khoản nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng ít hơn. Đặc biệt nợ ngắn hạn tăng lên liên tục trong năm 2015 và 2016 còn dư nợ trung và dài hạn tốc độ tăng trưởng lại giảm đi.
Vốn cho vay đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có sự mở rộng đầu tư cho vay vào các DNNQD, đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Năm 2016, NHNo&PTNT Việt nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Năm 2016, lãi suất cơ bản liên tục giảm đã tạo cơ hội cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất và vượt qua các giai đoạn khó khăn của thời kỳ khủng hoảng trước. Bên cạnh đó, nhờ đổi mới phong cách giao dịch nên nhiều khách hàng đến quan hệ vay vốn với NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh. Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về đầu tư cho vay của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam và QĐ 493 QĐ 18 của NHNN Việt Nam và Quyết định 636 về việc phân loại chất lượng cho vay, phân loại nợ và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Cho vay gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Nhà nước như quyết định 23, QĐ 26, QĐ 68, QĐ 55. Nhờ vậy, tổng dư nợ năm 2016 của Ngân hàng đã đạt 8.801.500 triệu đồng, tăng 2.098.074 triệu đồng so với năm 2014 (đạt 116% so với dư nợ năm 2015). Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư: tỷ lệ đầu tư cho DNNN năm 2016 chiếm 0.33% tổng dư nợ của Ngân hàng so với tỷ lệ này năm 2015 là 0.37%; tỷ lệ đầu tư cho DNNQD năm 2016 đạt 20% tổng dư nợ tăng 12% so với năm 2015. Trong năm 2016, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 8.801.500 triệu đồng tăng 1.203.987 triệu đồng so với năm 2015.
44