Xây dựng kế hoạch tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng công tác quản lý tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tín dụng

Là một chi nhánh cấp tỉnh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm để bảo vệ với NHNo&PTNT Việt Nam. Quá trình được thực hiện như sau: Tháng 01 hàng năm, các chi cấp dưới (Chi nhánh cấp II) phải chỉ đạo CBTD tổ chức điều tra kinh tế địa phương, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch năm để phòng kế hoạch kinh doanh xây dựng và bảo vệ với ban Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.

Qua khảo sát, đánh giá kinh tế các địa phương cho thấy: Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2014- 2016, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá một số mặt hàng là đầu vào quan trọng như điện, than, xăng dầu tăng mạnh; tỷ giá ngoại tệ tăng; lãi suất ngân hàng giữ ở mức cao, khả năng thanh khoản của các ngân hàng khó khăn, cùng với thời tiết bất lợi thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên ảnh hưởng

35

đến sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự cố môi trường biển ảnh hưởng nặng nề đến bốn tỉnh miền trung trong đó tỉnh Hà Tĩnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Bên cạnh đó nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế các địa phương, vốn cho xây dựng nông thôn mới, vốn cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn; nhưng mặt khác, khả năng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng không cao.

NHNo&PTNT Hà Tĩnh đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm là 15%. Cụ thể năm 2015: 13 %; năm 2016:16 %.

Cùng với xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, Chi nhánh xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng; thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Kế hoạch trích lập và xử lý rủi ro tín dụng bao gồm: Kế hoạch trích lập dự phòng chung; Kế hoạch trích lập dự phòng cụ thể đến từng khách hàng. Kế hoạch thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Chi nhánh chỉ đạo phân tích dư nợ rủi ro; phân tích thực trạng nợ đã XLRR đến từng khách hàng; nguyên nhân dẫn đến nợ XLRR, đánh giá khả năng thu hồi đến từng món nợ, nguồn để trả nợ, thời gian có nguồn thu ...; Xác định chỉ tiêu thu nợ rủi ro trong năm cho từng CBTD; Lập phương án xử lý đến từng món nợ: xác định nguồn thu hồi và biện pháp xử lý cụ thể đối với từng khách hàng; lộ trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ; việc bổ sung, củng cố hồ sơ tín dụng trong quá trình xử lý nợ; Giao kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, chia ra tháng, quý, năm; theo dõi đôn đốc CBTD thực hiện các chỉ tiêu thu hồi nợ đã XLRR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)