Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty bất động sản viettel (Trang 39)

A .PHẦN MỞ ĐẦU

5. Kết cấu luận văn

3.1. Tổng quan về Công ty Bất động sản Viettel

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Bất động sản Viettel đƣợc thành lập năm 2009, là một trong những đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Công ty Bất động sản Viettel đƣợc hình thành trên cở sở sáp nhập Công ty Cổ phần Bất động sản Viettel và Ban quản lý điều hành xây dựng các dự án Viettel. Công ty Bất động sản Viettel có nhiệm vụ chủ yếu vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tƣ hình thành tài sản cho Tập đoàn vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh Bất động sản.

Ngày 20/5/2013, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã ký Quyết đinh số 961/QĐ-VTQĐ-TCNL về việc hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và định biên nhân sự của Công ty Bất động sản Viettel. Trải qua gần mƣời năm thành lập, từ một công ty với số lƣợng cán bộ công nhân viên ít ỏi, đến nay, Công ty Bất động sản Viettel đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, góp phần đem lại vị thế, uy tín cũng nhƣ lợi nhuận cho cả Tập đoàn Viettel.

3.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bất động sản Viettel.

* Chức năng:

- Tham mƣu, đề xuất phƣơng án giúp Đảng ủy, ban Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (sau đây gọi là Tập đoàn) trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ, đầu tƣ, kinh doanh bất động sản và dịch vụ khác.

- Tổ chức thực hiện và quản lý: Thực hiện ủy quyền của Tổng giám đốc Tập đoàn về tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh bất động sản và dịch vụ khác: Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, kinh doanh dịch vụ khách sạn, thực hiện các hoạt động xây lắp công trình. Tổ chức bộ máy đáp ứng với quy mô hoạt động đầu tƣ, kinh doanh trên toàn quốc.

- Giám sát: Thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, đầu tƣ, kinh doanh theo quy định của pháp luật và định hƣớng đã đƣợc Tổng giám đốc Tập đoàn phê duyệt.

* Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:

+ Đầu tƣ xây dựng hình thành tài sản của Tập đoàn: Các toà nhà văn phòng; hệ thống khu nghỉ dƣỡng, khách sạn…

+ Đầu tƣ và kinh doanh các loại hình bất động sản khác: Văn phòng, trung tâm thƣơng mại, hạ tầng khu đô thị, công nghiệp; chung cƣ, nhà ở; khách sạn...

+ Kinh doanh các dịch vụ bất động sản: môi giới mua-bán, thuê-cho thuê; định giá; sàn giao dịch bất động sản...

+ Tổ chức và thực hiện các hoạt động tƣ vấn xây dựng và xây lắp công trình.

- Nhiệm vụ quản lý:

+ Quản lý, điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, quy định của nhà nƣớc và Tập đoàn.

+ Xây dựng bộ máy đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn.

+ Xây dựng các quy trình, quy định, quy chế nghiệp vụ, tài liệu và chƣơng trình đào tạo phụcvụ cho lĩnh vực đầu tƣ và kinh doanh bất động sản của Công ty.

+ Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tƣ, tài sản đƣợc giao; sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn và Pháp luật.

- Nhiệm vụ chính tri: Xây dựng công ty trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện về chính trị, nề nếp, kỷ luật; bảo đảm tốt công tác sản xuất kinh doanh và đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV theo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Tập đoàn và Bộ Quốc phòng.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bất động sản Viettel trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.

Công ty bất động sản Viettel là một trong những đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, đƣợc hình thành trên cơ sở sáp nhập Công ty bất động sản Viettel và Ban quản lý điều hành, xây dựng các dự án Viettel. Công ty bất động sản Viettel là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đoàn Viễn thông

Quân đội, vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tƣ hình thành tài sản cho Tập đoàn, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bất động sản. Với nhiệm vụ chính là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho Tập đoàn trên toàn quốc, cùng với tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên phần lớn ngƣời lao động trong công ty (trừ bộ máy văn phòng) thƣờng xuyên phải đi xa, điều hành, xử lý trực tiếp tại các công trình trên địa bàn cả nƣớc nhƣ dự án khu phức hợp Công nghệ cao Viettel, trung tâm Huấn luyện và đào tạo, khu phức hợp 285 Cách mạng Tháng tám… Trải qua quá trình phấn đấu không khừng nghỉ của tất cả các cán bộ công nhân viên, đến nay, công ty Bất động sản Viettel đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ sau:

Bảng 3.1. Doanh thu, lợi nhuận của Công ty BĐS Viettel từ 2013-2015

TT Năm Doanh thu

(Triệu VNĐ) Tốc độ tăng trƣởng doanh thu(%) Lợi nhuận sau thuế (Triệu VNĐ) Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận(%) 1 2013 275.928 2,23 8.223 30,18 2 2014 305.729 10,80 8.805 7,08 3 2015 353.576 11,99 10.463 20,87

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty Bất động sản Viettel

2.23 10.8 11.99 0 2 4 6 8 10 12 14 2013 2014 2015

Kể từ khi thành lập năm 2009, Công ty Bất động sản Viettel đã phát triển các nghiệp vụ kinh doanh một cách nhanh chóng. Với các nghiệp vụ nhƣ đầu tƣ xây dựng hình thành tài sản của Tập đoàn (Các toà nhà văn phòng; hệ thống khu nghỉ dƣỡng, khách sạn…). Đầu tƣ và kinh doanh các loại hình bất động sản khác (Văn phòng, trung tâm thƣơng mại, hạ tầng khu đô thị, công nghiệp; chung cƣ, nhà ở; khách sạn...); Kinh doanh các dịch vụ bất động sản: môi giới mua - bán, thuê - cho thuê; định giá; sàn giao dịch bất động sản...

Với đặc thù của ngành kinh doanh bất động sản là là một ngành gắn liền với sự phát triển kinh tế của Tập đoàn kinh tế và có tính chu kì. Ngành Bất dộng sản đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, vay nợ cao, giá cả hàng hóa đầu vào nhƣ sắt, thép liên tục biến động, nên rủi ro của ngành là rất lớn vì do biến động cùng chiều nên khi nền kinh tế khủng hoảng thì sẽ làm cho các chủ đầu tƣ cũng nhƣ toàn bộ thị trƣờng sụt giảm, nhu cầu về bất động sản theo đó cũng giảm mạnh dẫn tới việc giảm nhu cầu nhân lực cho ngành.

Dù trong thời ký khó khăn, Công ty kịp nắm bắt những cơ hội, vƣợt lên những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Mặc dù đã tận dụng hết các lợi thế nhằm phát triển kinh doanh nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh doanh của Công ty không đồng đều qua các năm, riêng đối với năm 2013 công ty đã gặp những khó khăn đối với một số dự án lớn, nên có tốc độ tăng trƣởng doanh thu chỉ đạt 2,23%.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty Bất động sản Viettel

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Bất động sản Viettel

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động, 2015) 3.1.3.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Lực lƣợng lao động của Công ty tính đến 31/12/2015 là 170 ngƣời trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ rất thấp. Số lƣợng lao động trong Công ty theo cơ cấu giới tính

Ban Giám đốc Khối chuyên môn, nghiệp vụ Khối quản lý dự án Khối các đơn vị kinh doanh Xí nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp 1.PhòngKế hoạch hành chính 2. Phòng Tổ chức lao động 3. Phòng Tài chính 4. Phòng Dự án 5. Phòng Kinh doanh 6. Phòng Kỹ thuật 7. Ban Chính trị 8. Ban Thanh tra

1.Khách sạn Green 2. Nhà máy nƣớc khoáng Thiên An 3. Công ty Kinh doanh Nhà Viettel 4. Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn 5. Công ty Viettel – Hancic 6. Các công ty liên doanh khác 1.Ban quản lý dự án Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam 2. Ban quản lý dự án 285 3. Ban quản lý dự án Hòa Lạc 4. Ban quản lý dự án Thọ Xuân – Thanh Hóa 5. Các ban quản lý dự án khác Khối đơn vị xây dựng

thì số lƣợng lao động nam chiếm phần lớn. Cơ cấu và phân bổ lực lƣợng lao động trong Công ty bất động sản Viettel nhƣ sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động của Công ty

ĐVT: Ngƣời

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ Tổng số lao động 135 100,0 153 100,00 170 100 13,3% 11,1% 12,2% -Lao động nam 117 86,7 132 86,3 141 82,9% 12,8% 6,8% 9,8% -Lao động nữ 18 13,3 21 13,7 29 17,1% 16,7% 38,1% 27,4% (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, 2016)

3.1.3.3. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi

Độ tuổi lao động của Công ty bất động sản Viettel tƣơng đối trẻ, hầu hết lao động của Công ty đều dƣới 40 tuổi, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là lao động trong độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi, chiếm 55%.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

8% 55% 28% 9% Từ 20- 25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36- 40 tuổi > 41 tuổi

Tình hình biến động lao động cũng là một tiêu chí để đánh hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty có hiệu quả hay không. Việc phân tích nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp cho Công ty biết đƣợc những khiếm khuyết trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực để từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục.

3.1.3.4. Cơ cấu nhân lực theo trình độ đào tạo, nghiệp vụ

Nhìn vào bảng trình độ đào tạo nghiệp vụ của Công ty, ta thấy công ty có trình độ khá cao, chủ yếu là lao động có trình độ đại học, qua các năm đều chiếm tỷ lệ trên 70%. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô của công ty thì số lƣợng lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ còn thâp, chiếm tỷ lệ từ 3-4% hàng năm và tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ còn cao, trên 17% năm 2014 và 2015.

Nhìn vào biểu đồ trên cùng với sự tăng lên của tổng số lao động Công ty, trong những năm gần đây lao động trình độ trên đại học và đại học cũng tăng lên. Chính vì thế trong những năm tới Công ty đang tập trung vào các chính sách tuyển dụng nguồn lao động chất lƣợng cao không chỉ ở trong địa bàn mà các tỉnh lân cận khác.

Bảng 3.3 Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 13/12 14/13 BQ Tổng số lao động 135 100 153 100 170 100 13,3% 11,1% 12,2% Đại học 5 3,7 7 4,6 7 4,1 40,0% 0,0% 20,0% Cao đẳng 103 76,3 112 73,2 121 71,2 8,7% 8,0% 8,4% Trung cấp 20 14,8 26 17,0 30 17,6 30,0% 15,4% 22,7% Công nhân kỹ thuật 7 5,2 9 5,9 12 7,1 28,6% 33,3% 31,0% (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, 2016)

3.1.4. Hiệu quả kinh doanh Công ty Bất động sản Viettel

Trong 5 năm qua, Công ty Bất động sản Viettel đã duy trì tốc độ tăng trƣởng khả quan. Từ một Công ty có doanh thu nhỏ, đến nay đã là một trong 5 công ty lớn nhất của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Bên cạnh đó Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội đã ký kết với nhau thỏa thuận hợp tác trong đó có ƣu đãi lớn về lãi suất tiền vay nếu đối tƣợng vay là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Đây là tiền đề để Công ty có một nguồn kinh phí hợp lý cho phát triển nhân lực và xây dựng một chính sách đãi ngộ nhân lực hiệu quả.

Hàng năm Công ty Bất động sản Viettel đã dành 1,5% doanh thu dành cho các hoạt động phát triển và đãi ngộ nhân lực (trừ lƣơng). Năm 2014 Công ty đã chi 4,8 tỷ đồng cho các chế độ thƣởng, phúc lợi… các hoạt động đào tạo, đoàn thể của công ty.

Hàng năm, Công ty Bất động sản Viettel đều có kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng cho ngƣời lao động với số kinh phí lên tới hàng tỷ đồng. Công tác đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc Ban Giám đốc Công ty hết sức quan tâm và động viên, khuyến khích và tạo điều kiện. Chỉ tiêu và số lƣợng nhân viên đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng càng ngày càng tăng, tức là số lƣợng nhân viên đƣợc đào tạo trong công ty là khá lớn.

Mặt khác việc chi tiêu cho các hoạt động đoàn thể cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nguồn chi cho đãi ngộ nhân lực của Công ty. Các chƣơng trình đoàn thể cho nhân viên khá đa dạng, phong phú về nội dung, phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau của bộ máy nhân sự.

3.1.5. Văn hóa Viettel

Viettel cũng nhƣ các doanh nghiệp khác muốn xây dựng cho mình một văn hóa riêng. Chính vì thế các chuẩn mực của Viettel đƣợc xây dựng và áp dụng cho toàn thể CBCNV. Với phƣơng châm hành động là “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, Viettel đánh giá NLĐ thông qua quá trình thực tiễn.

Với triết lý “Trƣởng thành qua những thách thức và thất bại”, Viettel đã xây dựng cho nhân viên một môi trƣờng làm việc đầy thử thách và thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. Mặt khác với một môi trƣờng làm việc kết hợp cả văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây, Viettel đã cân bằng đƣợc sự phát triển doanh nghiệp với trình độ của mình.

Viettel là ngôi nhà chung, CBCNV tôn trọng nhau nhƣ những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của ngƣời lao động. Viettel lấy hoạt động làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau nhƣ các bộ phận trong một cơ thể. Viettel tạo ra sự khác biệt khi ngƣời lao động sẽ tự góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà chung mà họ đang công hiến. Và việc xây dựng một văn hóa Viettel nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực của Công ty Bất động sản Viettel

3.2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Bất động sản Viettel Viettel

3.2.1. Phân tích, hoạch định và dự báo nhu cầu nhân sự

Về việc phân tích công việc, Công ty Bất động sản Viettel đã thiết lập đƣợc bảng mô tả chức danh công việc đẩy đủ, cụ thể từng vị trí chức danh trong công ty.

Bảng mô tả công việc đã diễn giải đƣợc chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, kết hợp với mô hình tổ chức sẽ giúp ngƣời lao động hiểu rõ đƣợc công việc mình cần làm và yêu cầu của công việc.

3.2.2. Thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên

Công ty Bất động sản Viettel trong những năm gần đây có nhu cầu tăng về nhân lực do Tập đoàn giao thêm nhiệm vụ. Nhân sự bổ sung chủ yếu do Tập đoàn điều động từ các đơn vị khác đến (nguồn nội bộ), một số nhân sự khác đƣợc tuyển chọn theo đúng quy định, quy trình của Tập đoàn.

3.2.3. Huấn luyện, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Xuất phát từ quan điểm của Ban lãnh đạo của Công ty rằng: Con ngƣời là vốn quý nhất. Do đó, Công ty luôn chú trọng đào tạo cán bộ, ngƣời lao động có trình độ và chăm lo cho cán bộ, công nhân viên chức và ngƣời lao động. Từ đó mọi sự nỗ

lực trong sản xuất - kinh doanh của toàn Công ty cũng vì mục tiêu chăm lo tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức, ngƣời lao động.

Để đáp ứng cho chiến lƣợc phát triển Công ty, công tác đào tạo cán bộ, ngƣời lao động có trình độ tay nghề đã đƣợc đặc biệt quan tâm. Hiện nay tất cả các chức danh, bộ phận tài chính, kế toán, kinh doanh… của Công ty đòi hỏi đều phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty bất động sản viettel (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)