Bản đồ phân bố khu vự cô nhiễm Asen trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm Hà Nội, ứng dụng vật liệu Hydroxit sắt III phế thải để hấp phụ Asen trong nước ngầm (Trang 28 - 31)

Ở Trung Quốc, trường hợp bệnh nhân nhiễm độc Asen đầu tiên được phát hiện từ năm 1953. Số liệu thống kê cho thấy 88% nhiễm qua thực phẩm, 5% từ không khí và 7% từ nước uống. Đến năm 1993 mới có 1546 nạn nhân của căn bệnh Asenicosis (bệnh nhiễm độc Asen) nhưng cho đến thời điểm này đã phát hiện 13 500 bệnh nhân trong số 558.000 người được kiểm tra ở 462 làng thuộc 47 vùng bị liệt vào khu vực nhiễm Asen cao. Trên cả nước Trung Quốc có tới 13 - 14 triệu người sống trong những vùng có nguồn gốc bị ô nhiễm Asen cao, tập trung nhiều nhất ở tỉnh An Huy, Sơn Tây, Nội Mông, Ninh Hạ, Tân Cương. Tại Sơn Tây đã phát hiện 105 làng bị ô nhiễm Asen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàm lượng Asen tối đa thu được trong nước uống là 4,43 mg/l gấp tới 443 lần giá trị Asen cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (10μg/l).

Khu vực có vấn đề lớn nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Ganges nằm giữa Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh (Chowdhury và cộng sự, 1999). Ở Tây Bengal, trên 40 triệu người có nguy cơ nhiễm độc Asen do sống trong các khu vực có nồng độ Asen cao. Tới nay đã có 0,2 triệu người bị nhiễm và nồng độ Asen tối đa trong nước cao gấp 370 lần nồng độ cho phép của WHO. Tại Bangladesh, trường hợp đầu tiên nhiễm Asen mới được phát hiện vào năm 1993, nhưng cho đến nay có tới 3000 người chết vì nhiễm độc Asen mỗi năm và 77 triệu người có nguy cơ nhiễm Asen.

Con số bệnh nhân nhiễm độc Asen ở Argentina cũng có tới 20 000 người. Ngay cả các nước phát triển mạnh như Mỹ, Nhật Bản cũng đang phải đối phó với thực trạng ô nhiễm Asen. Ở Mỹ, theo những nghiên cứu mới nhất cho thấy trên 3 triệu người dân Mỹ có nguy cơ nhiễm độc Asen, mức độ nhiễm Asen trong nước uống dao động từ 0,045 – 0,092 mg/l. Còn ở Nhật Bản, những nạn nhân đầu tiên có triệu chứng nhiễm Asen đã được phát hiện từ năm 1971, cho đến năm 1995 đã có 217 nạn nhân chết vì Asen.

1.1.2.2. Ô nhiễm Asen ở Việt Nam

Do cấu tạo tự nhiên của địa chất, nhiều vùng của nước ta nước ngầm bị nhiễm Asen, điển hình là hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Mekong.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, nhiều giếng trong số này có nồng độ Asen cao hơn từ 20-50 lần theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (0,01mg/l), gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người dân [5]. Mười triệu người Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam có nguy cơ mắc các bệnh do ăn phải nguồn nước bị nhiễm Asen cao hơn mức cho phép, đó là số liệu được UNICEF công bố vào năm 2006.

Tại cuộc hội thảo giới thiệu hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và dự phòng nhiễm độc Asen do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức thì con số đó đã lên tới hơn 17 triệu người (ước khoảng 21,5% dân số Việt Nam).

Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, thống kê về số người mắc bệnh do ăn phải nguồn nước nhiễm Asen ở nước ta đã tăng lên gần gấp đôi, điều này báo động về nguy cơ nguồn nước bị nhiễm Asen ngày càng lan rộng.

Khi khảo sát các mẫu nước giếng khoan tại vùng châu thổ sông Hồng, những nơi bị ô nhiễm Asen nghiêm trọng nhất là phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm Hà Nội, ứng dụng vật liệu Hydroxit sắt III phế thải để hấp phụ Asen trong nước ngầm (Trang 28 - 31)