Nguyên lý chung của phương pháp hấp phụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm Hà Nội, ứng dụng vật liệu Hydroxit sắt III phế thải để hấp phụ Asen trong nước ngầm (Trang 40 - 41)

4. Ý nghĩa

1.3.1.Nguyên lý chung của phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách pha. Chất có bề mặt trên đó xảy ra sự hấp phụ được gọi là chất hấp phụ còn chất được tích lũy trên bề mặt được gọi là chất bị hấp phụ.

Tùy theo bản chất của lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, người ta phân biệt ra hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Khi đã được hấp phụ lên bề mặt chất rắn, nếu tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ không lớn, cấu trúc điện tử của chất bị hấp phụ ít thay đổi, nhiệt hấp phụ nhỏ thì người ta gọi đó là quá trình hấp phụ vật lý.

Nếu tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ lớn sẽ làm biến đổi cấu trúc điện tử giữa các nguyên tử dẫn tới sự hình thành liên kết hóa học, nhiệt tỏa ra lớn tương đương nhiệt phản ứng hóa học, quá trình đó gọi là quá trình hấp phụ hóa học.

Khi bị hấp phụ lên bề mặt một chất rắn, chất bị hấp phụ chiếm chỗ của một cấu tử nào đó và đẩy nó ra khỏi vị trí mà nó đã gắn trên đó thì hiện tượng đó được gọi là hấp phụ trao đổi (điển hình là hấp phụ trao đổi ion). Do những đặc thù riêng về bản chất giữa cặp chất hấp phụ - chất bị hấp phụ, chúng có thể tạo ra các phức chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong một phức chất, nếu giữa phối tử và nguyên tử trung tâm tồn tại phân tử nước, phức được gọi là phức ngoại, nếu không tồn tại phân tử nước phức gọi là phức nội [3].

Hiện tượng hấp phụ xảy ra do lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, lực tương tác giữa các phân tử gây ra hấp phụ vật lý, trao đổi ion, trao đổi electron gây ra hấp phụ hóa học – tạo ra các liên kết hóa học.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm Hà Nội, ứng dụng vật liệu Hydroxit sắt III phế thải để hấp phụ Asen trong nước ngầm (Trang 40 - 41)