Khung chính sách liên quan tới các giao dịch điện tử của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 59)

Ngày Nội dung

24/05/2006 Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

29/12/2006 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam

15/02/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số

23/02/2007 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

08/03/2007 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng

01/06/2009 Quyết định 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

* Môi trƣờng công nghệ

An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành Ngân hàng trong thời điện tử hóa. Nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt. Vì vậy, nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử không thể thực hiện được.

Mã hóa đường truyền

Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai thực thể nào đó người ta tiến hành mã hóa chúng. Mã hóa thông tin là chuyển thông tin sang một dạng mới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa. Có hai thuật toán mã hóa:

Thuật toán quy ước, còn gọi là thuật toán mã hóa đối xứng. Theo đó, người gửi và người nhận sẽ dùng chung một chìa khóa. Đó là một mã số bí mật dùng để mã hóa và giải mã một thông tin mà chỉ có người nhận và người gửi biết được. Tuy nhiên, với

thuật toán này còn nhiều vấn đề đặt ra, ví dụ: số lượng các khóa sẽ tăng rất nhiều khi lượng khách hàng tăng kéo theo việc quản lý sẽ được tổ chức như thế nào…

Thuật toán mã khóa công khai, còn được gọi là thuật toán mã hóa bất đối xứng, giải quyết được vấn đề trao đổi khóa ở thuật toán quy ước.Theo đó, thuật toán mã hóa bất đối xứng sẽ quy ước việc sử dụng 2 khóa, một khóa dùng để mã hóa và khóa còn lại dùng để giải mã. Việc nhận một thông tin được thực hiện an toàn và bảo mật khi thông báo một khóa (khóa chung) và giữ bí mật khóa còn lại (khóa bí mật). Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể mã hóa thông tin đề nghị của mình bằng cách sử dụng khóa chung nhưng chỉ duy nhất người sở hữu khóa bí mật mới có thể giải mã và đọc được thông tin đó.

Đây là công nghệ an toàn bảo mật thông tin trên các ứng dụng và đặc biệt sử dụng trong giao dịch Ngân hàng điện tử. Thuật toán mã hóa công khai được sử dụng trong công nghệ mã hóa đường truyền và chữ ký điện tử.Chữ ký điện tử dùng để giữ sự riêng tư của thông tin. Việc mã hóa đường truyền sẽ bao bên ngoài để đảm bảo thông tin được an toàn.

Chữ ký điện tử

Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu. Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực. Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử. Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet. Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu. Đây là công nghệ cấp mã bất đối xứng mã hóa dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng: về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía Ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng. Chứng chỉ số do một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được Ngân hàng chủ quản lựa chọn làm nhà cung cấp, cấp cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.

Công nghệ bảo mật

- SET (Secure Electronic Transaction): là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được chứng thực và rất khó xâm nhập nên tạo được độ an

toàn cao, tuy nhiên, SET ít được sử dụng do tính phức tạp và sự đòi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng.

- SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nestcape phát triển, tích hợp sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa (encryption) và thiết lập một đường truyền bảo mật từ máy của Ngân hàng đến khách hàng (https), SSL đơn giản và được ứng dụng rộng rãi.

* Môi trƣờng kinh tế - xã hội

Các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cư, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,...sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

b. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng * Nguồn vốn đầu tƣ

Để xây dựng, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống dịch vụ Ngân hàng điện tử đòi hỏi phải đầu tư thật nhiều, trong đó chi phí vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết và mang tính sống còn trong hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.

* Nguồn nhân lực

Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.

Chất lượng nguồn nhân lực hiện tại chưa cao, chưa đồng đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực ngân hàng gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ ngân hàng có khả năng chuyên môn trong lĩnh vực tài

chính nhưng thiếu kiến thức về CNTT và TMĐT gây khó khăn trong phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại trong đó có hệ thống ngân hàng trực tuyến.

* Năng lực cung ứng dịch vụ

Đặc thù của các sản phẩm dịch vụ là không thể tồn kho, trong đó có dịch vụ Ngân hàng điện tử. Dịch vụ này mang lại cho ngân hàng nguồn thu lớn từ hoạt động phi tín dụng. Song, bản thân nó là một dịch vụ mang tính chuyên gia nên khách hàng không thể tự làm mà phải đến ngân hàng cung ứng để được cung cấp.Trong quá trình cung ứng dịch vụ đòi hỏi phải có sự tương tác giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng để hoàn thành việc chuyển giao dịch vụ.

* Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ NHĐT

Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro. Do đó, việc quản trị rủi ro phải gắn liền với quá trình phát triển hoạt động của Ngân hàng điện tử, là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa.

c. Yếu tố thuộc về khách hàng

* Sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ NHĐT

Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử.Sự phổ biến của các dịch vụ Ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía mời chào cung ứng dịch vụ đưa ra. Sẽ chẳng có lý do nào cho các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử mà không được sự chấp nhận của khách hàng. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ Ngân hàng điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng, các dịch vụ Ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt. Tuy vậy, chúng ta không thể cho rằng có các dịch vụ tốt là đủ.Để xúc tiến các dịch vụ Ngân hàng điện tử các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ như vậy và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó.

* Mức thu nhập của ngƣời dân

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ Ngân hàng. Họ sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ

thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử.

* Thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân

Ở các quốc gia phát triển, thói quen tiêu dùng của dân chúng là thanh toán qua ngân hàng, mỗi công dân đều có tài khoản cá nhân trên ngân hàng, vì vậy việc phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng rất dễ dàng. Trong khi đó, ở các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng, cho nên việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, muốn phát triển thanh toán thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử thì trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người dân có hiểu biết đầy đủ hơn thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử dụng.

Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động thanh toán thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay trong nền kinh tế (chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới) sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình. Có như vậy, những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho khách hàng xóa đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo các bước như sau:

Biểu đồ 2.1: Qui trình nghiên cứu luận văn

(Nguồn : Kothari, 2004)

Quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.

Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu.Cụ thể trong nghiên cứu này vấn đề nghiên cứu được xác định sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Hai nhóm vấn đề chính được xác định trong nghiên cứu là (1) các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và (2) đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu.

Bƣớc 2: Xem xét các mô hình lý thuyết.

Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu được xác định, tác giả thực hiện khảo sát các mô hình lý thuyết liên quan để giải thích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Xác định những lỗ hổng về mặt tri thức để định hình những giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu giải quyết các vấn nghiên cứu đặt ra.

Bƣớc 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xem xét các mô hình lý thuyết

Phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu

Thiết kế nghiên cứu Thiết lập mô hình

nghiên cứu và các giảthuyết

Trình bày kết quả nghiên cứu và báo

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Căn cứ trên khảo sát các mô hình lý thuyết trước của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan. Tác giả đề xuất một số mô hình nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm.

Bƣớc 4: Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện qua phần nghiên cứu định tính và định lượng.Đối với phần nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sử dụng hai mô hình để giải quyết hai nhóm vấn đề khác nhau. Mô hình thứ nhất đánh giá tác động của các yếu tố tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Namthông qua dữ liệu công bố của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Đối với nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế một nhóm các phỏng vấn định tính bằng các câu hỏi về chủ đề nghiên cứu cho ba nhóm đối tượng nhân viên đang làm việc liên quan tới dịch vụ này tại SGD Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.

Bƣớc 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Tiếp theo bước thiết kế nghiên cứu là bước thu thập dữ liệu. Tại bước này tác giả xác định các loại dữ liệu cần thu thập, các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu phân tích.

Bƣớc 6: Phân tích dữ liệu.

Đối với dữ liệu cho phần phân tích định lượng được thu thập làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê thích hợp như: thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy hay các kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích. Đối với dữ liệu cho phân tích định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc được phân loại theo ý nghĩa phản ánh và các chủ đề nhỏ. Dữ liệu được diễn giải thông qua các phương pháp diễn giải ngữ nghĩa.

Bước 7: Trình bày kết quả và báo cáo.

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽ đưa ra các kết luận và viết báo cáo để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với các nghiên cứu tương tự.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp 2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng.Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)