2.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo các bước như sau:
Biểu đồ 2.1: Qui trình nghiên cứu luận văn
(Nguồn : Kothari, 2004)
Quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu.Cụ thể trong nghiên cứu này vấn đề nghiên cứu được xác định sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Hai nhóm vấn đề chính được xác định trong nghiên cứu là (1) các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và (2) đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu.
Bƣớc 2: Xem xét các mô hình lý thuyết.
Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu được xác định, tác giả thực hiện khảo sát các mô hình lý thuyết liên quan để giải thích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Xác định những lỗ hổng về mặt tri thức để định hình những giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu giải quyết các vấn nghiên cứu đặt ra.
Bƣớc 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xem xét các mô hình lý thuyết
Phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu
Thiết kế nghiên cứu Thiết lập mô hình
nghiên cứu và các giảthuyết
Trình bày kết quả nghiên cứu và báo
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Căn cứ trên khảo sát các mô hình lý thuyết trước của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan. Tác giả đề xuất một số mô hình nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm.
Bƣớc 4: Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện qua phần nghiên cứu định tính và định lượng.Đối với phần nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sử dụng hai mô hình để giải quyết hai nhóm vấn đề khác nhau. Mô hình thứ nhất đánh giá tác động của các yếu tố tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Namthông qua dữ liệu công bố của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Đối với nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế một nhóm các phỏng vấn định tính bằng các câu hỏi về chủ đề nghiên cứu cho ba nhóm đối tượng nhân viên đang làm việc liên quan tới dịch vụ này tại SGD Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.
Bƣớc 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Tiếp theo bước thiết kế nghiên cứu là bước thu thập dữ liệu. Tại bước này tác giả xác định các loại dữ liệu cần thu thập, các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu phân tích.
Bƣớc 6: Phân tích dữ liệu.
Đối với dữ liệu cho phần phân tích định lượng được thu thập làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê thích hợp như: thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy hay các kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích. Đối với dữ liệu cho phân tích định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc được phân loại theo ý nghĩa phản ánh và các chủ đề nhỏ. Dữ liệu được diễn giải thông qua các phương pháp diễn giải ngữ nghĩa.
Bước 7: Trình bày kết quả và báo cáo.
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽ đưa ra các kết luận và viết báo cáo để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với các nghiên cứu tương tự.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp 2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.
Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng.Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả.
Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp; cũng như được sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp bên trong
Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này.
Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.
Trong khuôn khổ luận văn này dữ liệu thứ cấp bên trong được tác giả tổng hợp từ các nguồn sau:
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD ngân hàng TMCP ngoạt thương Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 .
-Các báo cáo liên quan đến tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SGD ngân hàng TMCP ngoạt thương Việt Nam.
Các dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập để phân tích trong luận văn bao gồm:
- Tình hình cho vay của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2013-2015.
- Số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2014 – 2015.
- Số liệu kết quả kinh doanh dịch vụ VCB-iB@nking trong các năm 2013-2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Kết quả kinh doanh dịch vụ VCB-Mobile Banking trong các năm 2013-2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Kết quả kinh doanh dịch vụ VCB – SMS B@nking trong các năm 2013-2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Số liệu kết quả khảo sát về độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2015.
- Các số liệu liên quan đến dịch vụ thẻ ATM của Vietcombank và các ngân hàng khác. 2.2.1.2. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội ngân hàng, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu dịch vụ ngân hàng điện tử chuyên nghiệp… Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng được và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phương thức tìm kiếm thích hợp.
Trong khuôn khổ luận văn này dữ liệu thứ cấp bên ngoài được tác giả tổng hợp từ các nguồn sau:
- Các số liệu, tài liệu đã được công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,…
- Số liệu thống kê được thu thập từ các niên giám thống kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê,…Tài liệu dự trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách…thu thập được từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội.
- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí…mang tính đại chúng cũng được thu thập và được xử lý để làm luận cứ trong nghiên cứu luận văn.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 2.2.2.1. Phƣơng pháp phân tích
Phân tích dữ liệu là việc phân tích và diễn giải ý nghĩa dữ liệu thu thập được thông qua mẫu nghiên cứu , và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu (xét
trên tổng thể nghiên cứu) thu được ta sẽ có cơ sở để diễn giải ý nghĩa của dữ liệu căn cứ vào mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Cụ thể trong luận văn sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài, tác giả đã tiến hành đi sâu vào phân tích rút ra ý nghĩa của dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2.2. Phƣơng pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng trong phân tích sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh:
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước.
+ Khi nghiên cứu nhịp độ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.
+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức lý thuyết đã đưa ra trước đó.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử: + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh trong phân tích sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:
+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.
So sánh tương đối:
Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
So sánh con số bình quân
- Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
- Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đánh giá xu hướng phát triển của dịch vụ này trong tương lai.
Phương pháp so sánh được thực hiện trong hầu hết các giai đọan nghiên cứu luận văn: - So sánh số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của các nước Châu Âu năm 2010-2014.
- So sánh số lượng ngân hàng có giao dịch trên mạng Internet tại Mỹ năm 2013. - So sánh phí bình quân các hình thức giao dịch ngân hàng tại Mỹ.
- So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2014 – 2015.
- So sánh kết quả kinh doanh dịch vụ VCB-iB@nking trong các năm 2013-2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- So sánh kết quả kinh doanh dịch vụ VCB-Mobile Banking trong các năm 2013- 2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- So sánh kết quả kinh doanh dịch vụ VCB – SMS B@nking trong các năm 2013- 2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Số liệu so sánh dịch vụ thẻ ATM của Vietcombank và các ngân hàng khác.
2.2.2.3. Phƣơng pháp thống kê
Phương pháp thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cả hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng
số lượng. Nói cụ thể phương pháp thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Theo hướng phân tích đối tượng dịch vụ ngân hàng điện tử được tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng. Do việc phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát và biết được đâu là nhân tố nổi trội tác động của đối tượng mà ta nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trường hợp điều đó là không thể thực hiện và nếu thực hiện được thì có nhiều khả năng làm nhiễu các quyết định quản lý.
Phân tích thống kê nhằm góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức kinh doanh nào đó. Nghiên cứu xu hướng phát triển, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan đến nhân tố doanh thu.
Trong khuôn khổ luận văn này phương pháp thống kê được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nghiên cứu.
Giai đoạn tổng hợp số liệu
Tiến hành thống kê số liệu theo hướng tổng hợp thành các nhóm khác nhau có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tượng nghiên cứu, xây dựng các mô hình biến động của chúng trong một thời gian dài hoặc trên quy mô lớn từ đó phân tích quy luật của sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của các nước Châu Âu năm 2010-2014.
- Thống kê số lượng giao dịch, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking trong các năm 2013-2015 tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thống kê số lượng giao dịch, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ VCB-Mobile