Định h-ớng của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 96 - 97)

3.3. Nguyên tắc và định h-ớng của Việt Nam về thu hút và sử dụng

3.3.3. Định h-ớng của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA của

thế giới nói riêng trong thời gian tới

Ngân hàng thế giới là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong những năm gần đây Ngân hàng thế giới luôn luôn xếp vị trí thứ hai, chỉ sau Nhật Bản về viện trợ ODA. Do đó, việc đề ra định h-ớng để thu hút và sử dụng ODA của WB sao cho hiệu quả là cần thiết. Công tác định h-ớng này dựa trên mục tiêu, chiến l-ợc mà Ngân hàng thế giới đề ra cho Việt Nam thông qua Chiến l-ợc Hỗ trợ quốc gia (CAS) tr-ớc đây và bây giờ nó đ-ợc thay thế bởi Chiến l-ợc đối tác quốc gia Việt Nam (CPS) giai đoạn 2007-2011. Trong bản Chiến l-ợc này Việt Nam sẽ nắm bắt đ-ợc mục tiêu và chiến l-ợc toàn diện về viện trợ ODA của WB cho Việt Nam trong những năm sắp tới. Kết hợp với mục tiêu và chiến l-ợc viện trợ ODA của WB, Việt Nam có thể đ-a ra chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội của mình theo h-ớng -u tiên viện trợ của WB dành cho Việt Nam. Tất nhiên sự kết hợp này phải thoả mãn mục tiêu phát triển của cả hai bên. Có nh- vậy, thì viện trợ ODA mới đạt đ-ợc kết quả cao.

Trong chiến l-ợc đối tác quốc gia mới WB cam kết viện trợ cho Việt Nam tổng trị giá 4 tỷ USD, bình quân mỗi năm 800 triệu USD, giai đoạn 2007-2011 để giúp Việt Nam thoát khỏi n-ớc có thu nhập thấp đến 2010 và trở thành n-ớc có thu nhập trung bình. Mục tiêu viện trợ này của Ngân hàng thế giới phù hợp với Chiến l-ợc toàn diện về tăng tr-ởng và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, cũng nh- Chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Ngoà ra, Chính phủ Việt Nam cũng có những định h-ớng về ODA của Ngân hàng thế giới trong giai đoạn sắp tới tập trung vào các lĩnh vực sau:

1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn: Cần thảo luận với Ngân hàng thế giới để tăng quy mô cho lĩnh vực này, để nâng nguồn vay -u đãi cho các hộ gia đình và các xã nghèo phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, đầu t- cho cây công nghiệp và chế biến nông sản theo h-ớng khuyến khích xuất khẩu, -u tiên cho giáo dục, xây dựng đ-ờng xá và cung cấp n-ớc sạch cho các vùng nông thôn có nhiều

95

khó khăn, các vùng xa để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần tính toán cụ thể giữa các dự án không có khả

năng thu hồi vốn phải đầu t- từ cấp phát ngân sách với các dự án có khả năng thu hồi vốn có thể đầu t- từ nguồn cho vay lại hoặc nguồn vay th-ơng mại. Ưu tiên cho giao thông hơn năng l-ợng, nh-ng cần tính tỷ lệ đầu t- cụ thể cho đ-ờng xá và cầu cống. Cần tập trung cho quốc lộ 1A để sớm hoàn thành toàn bộ công việc phục hồi hiện nay. Điện là ngành có thể thu hồi vốn, cần tăng c-ờng khai thác nguồn đầu t- th-ơng mại, nhất là từ sau năm 2000 để tăng phần vay -u đãi cho các dự án cơ sở hạ tầng khó thu hồi vốn.

3. Lĩnh vực xã hội: Cần tăng tỷ lệ vốn vay cho giáo dục so với y tế để thực

hiện ph-ơng h-ớng chỉ đạo nghị quyết TW2 khoá 8 về Giáo dục và Khoa học- công nghệ. Với y tế, cần tăng c-ờng huy động sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ.

4. Chính sách quản lý nợ n-ớc ngoài với các dự án dùng ODA: Bộ Tài chính

chịu trách nhiệm về chính sách cho vay lại và thu hồi nợ từ các dự án có khả năng thu hồi vốn. Cần quản lý các khoản nợ thu hồi đ-ợc (cả gốc lẫn lãi) trong một quỹ riêng để trả nợ n-ớc ngoài và khi sử dụng phải báo cáo Thủ t-ớng chính phủ xem xét quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)