Vai trò của ODA với n-ớc nhận viện trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 27 - 32)

1.1. Tổng quan về ODA

1.1.4. Vai trò của ODA với n-ớc nhận viện trợ

1.1.4.1. Giải quyết tình trạng thiếu vốn

Tiền đề phát triển kinh tế -xã hội bao gồm bốn yếu tố cơ bản cấu thành là đất đai, nguồn vốn, nhân lực và công nghệ. Đây là những nguồn lực không thể thiếu khi thực hiện phát triển kinh tế của đất n-ớc nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Tất cả các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu một trong số chúng thì quá trình đầu t- và phát triển sẽ bị ảnh h-ởng.

Tuy nhiên, trong số các nguồn lực đó, ng-ời ta th-ờng nhấn mạnh đến yếu tố vốn, đặc biệt đối với các n-ớc đang phát triển. Do đó, phần lớn các n-ớc này đều đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Đây là nguồn lực ban đầu rất quan trọng và cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Nguồn vốn bao gồm nguồn vốn bên trong và bên ngoài. Nh- đã đề cập, các n-ớc đang phát triển chủ yếu thiếu nguồn vốn bên trong, còn yếu tố đất đai, nhân lực thì họ có thể huy động sẵn có ở trong n-ớc, nên n-ớc nào khai thông đ-ợc nguồn vốn bên ngoài này, thì n-ớc đó sẽ thuận lợi và có thể thành công trên con đ-ờng phát triển kinh tế của mình, đ-a đất n-ớc thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA ra đời nhằm giúp các n-ớc nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu đ-ợc đầu t- vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế; từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Thực tế vai trò của ODA là hết sức quan trọng. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở châu Âu sau thế chiến thứ 2, toàn bộ khu vực này gần nh- bị tàn phá khá nặng nề. Tr-ớc tình hình khó khăn nh- vậy, nhằm để tránh một đại khủng hoảng nh- những năm 30s, n-ớc Mỹ đã viện trợ một gói trị giá gần 13 tỷ USD giai đoạn 1947-1951, t-ơng đ-ơng gần 130 tỷ USD theo tỷ giá năm 1997. Nhờ vào nguồn vốn viện trợ này mà châu Âu đạt đ-ợc sự tăng tr-ởng ngoạn mục, trở về thời thịnh v-ợng nh- tr-ớc chiến tranh, thậm chí còn phát triển hơn tr-ớc đó. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai n-ớc nhận đ-ợc nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất định, Nhật trở thành c-ờng quốc kinh tế, sau Mỹ; còn Hàn Quốc thuộc nhóm các n-ớc công nghiệp mới - NICs.

26

Đối với các n-ớc đang phát triển khác cũng t-ơng tự. Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới kinh tế từ năm 1986. Tất nhiên từ đó cho đến nay chúng ta luôn gặp khó khăn về vốn. Bài toán này đã đ-ợc giải quyết một phần đáng kể khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA năm 1993. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng; trung bình đóng góp 11% tổng vốn đầu t- cho toàn xã hội, giai đoạn 2006-2010. Các n-ớc Trung Quốc, Đài Loan, Philipin, Thái Lan, ấn Độ…cũng nhận đ-ợc viện trợ ODA đáng kể từ OECD, trong đó phải kể đến Đài Loan, n-ớc này nhờ vào nguồn vốn này và việc sử dụng có hiệu quả đã tạo ra một nền kinh tế phát triển cao và ngày nay bắt đầu trở thành n-ớc cung cấp viện trợ cho những n-ớc khác (t-ơng tự với Nhật Bản và Hàn Quốc). Ngoài ra, viện trợ ODA cũng đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào tăng tr-ởng GDP của các n-ớc đang phát triển, bình quân từ 1-2%/ năm (xem Biểu đồ 1.4).

Biểu đồ 1.4 . ODA so với % GDP ở các n-ớc nhận viện trợ

Nguồn: UNDP (2005), Human Development Report

(poorest countries: Những n-ớc nghèo nhất; all developing countries: Tất cả các n-ớc đang phát triển)

Nh- vậy, có thể nói rằng tình trạng thiếu vốn ở các n-ớc đang phát triển giống nh- ng-ời lữ khách giữa sa mạc khát khao từng giọt n-ớc và viện trợ ODA sẽ là một "cứu cánh" giúp giải quyết phần nào "cơn khát vốn" này và mang lại luồng sinh khi mới, làm "thay da đổi thịt' cho nhiều nền kinh tế nếu ODA đ-ợc sử dụng một cách hiệu qủa nhất.

27

1.1.4.2. Tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại

Khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội. Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thế kỷ 21 và là yếu tố hạt nhân của nền kinh tế tri thức. N-ớc nào, doanh nghiệp nào nắm đ-ợc bí quyết công nghệ, nắm đ-ợc công nghệ tiên tiến hiện đại, thì sẽ giành đ-ợc -u thế, chiến thắng trong môi tr-ờng cạnh tranh khốc liệt nh- hiện nay. Nh-ng, ở các n-ớc đang phát triển bên cạnh giải quyết bài toán thiếu vốn thì việc đổi mới khoa học, công nghệ là hết sức cấp bách. Hiện nay, theo nhiều chuyên gia khoa học công nghệ ở những n-ớc này công nghệ đã lạc hậu từ 20 đến 30 năm so với các n-ớc tiên tiến.

Hơn nữa, họ vẫn là những n-ớc nông nghiệp lạc hậu, sản xuất thủ công, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá đất n-ớc. Để giúp họ thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu cả về kinh tế, khoa học và công nghệ, cũng nh- kỹ năng quản lý khác, thì chuyển giao khoa học công nghệ là chìa khoá để giúp họ thành công. Do vậy, viện trợ ODA th-ờng bao gồm viện trợ kinh tế và viện trợ kỹ thuật. Thông qua viện trợ kỹ thuật các nhà tài trợ sẽ thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, đào tạo chuyên gia kỹ thuật…cho các n-ớc đang phát triển. Việc chuyển giao và đào tạo thông qua triển khai các dự án công trình. Sau khi dự án kết thúc thì qúa trình chuyển giao cơ bản hoàn thành và n-ớc sở tại sẽ sở hữu và tiếp nhận quản lý, sử dụng những công nghệ mà n-ớc viện trợ cung cấp để thực hiện dự án. Thông qua viện trợ ODA những n-ớc đ-ợc viện trợ đã có cơ hội tiếp cận với những công nghệ hiện đại trên thế giới. Nếu không có viện trợ này thì khó có điều kiện để tiếp nhận công nghệ. Xét ở khía cạnh đó, thì đây là con đ-ờng ngắn nhất và rẻ nhất để họ tiếp thu công nghệ mới.

ở Việt Nam các công trình, dự án thực hiện từ ODA đã chứng minh điều đó. Thí dụ, hầm đèo Hải Vân là một trong 30 hầm đ-ờng bộ lớn và hiện đại nhất thế giới và là hầm đ-ờng bộ có chiều dài nhất ở Đông Nam á đ-ợc chính phủ Nhật Bản viện trợ bằng ODA. Trong qúa trình thiết kế và thi công, lần đầu tiên các kỹ s- Việt Nam đ-ợc tiếp cận và sử dụng công nghệ đào hầm mới NATM của

áo- một trong những công nghệ đào hầm hàng đầu trên thế giới. Sau khi công trình hoàn thành, để tiếp quản và sử dụng đ-ờng hầm có hiệu quả và an toàn, một đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty Hamadeco đã đ-ợc đào tạo rất căn bản về

28

công tác quản lý, vận hành, khai thác đ-ờng hầm. Đội ngũ kỹ thuật này không những đ-ợc đào tạo ở trong n-ớc mà còn ở cả n-ớc ngoài. Họ vừa đ-ợc học tập lý thuyết và thực hành ngay trên hiện tr-ờng ở Nhật Bản và Phần Lan. Bên cạnh đó, họ còn đ-ợc đào tạo các khoá chuyên ngành về phòng chống cháy nổ, cứu ng-ời và ph-ơng tiện khi bị tai nạn trong đ-ờng hầm. Nhờ đó, công ty Hamadeco đã đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ và đ-a đ-ờng hầm vào vận hành khá an toàn và suôn sẻ trong thời gian qua.

T-ơng tự, một loạt dự án công trình lớn đ-ợc xây ở Việt Nam bằng ODA. Sau mỗi công trình các kỹ s- và công nhân kỹ thuật của Việt Nam lại có thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Chẳng hạn, cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh cũng là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép có khẩu độ lớn nhất Đông Nam á và một trong năm cây cầu dây văng một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới. Hai tháp cầu đ-ợc đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích th-ớc cực lớn, lần đầu tiên đ-ợc áp dụng tại Việt Nam với công nghệ tiên tiến hiện đại.

Nhà máy phân đạm Phú Mỹ cũng là một ví dụ điển hình về chuyển giao khoa học công nghệ. Nhà máy có vốn đầu t- 445 triệu USD, sử dụng khí thiên nhiên để sản xuất phân đạm và amôniắc lỏng bằng công nghệ tiên tiến của Haldor Topsoe (Đan Mạch) và Snamprogetti (Italy). Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nguồn khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, khí thiên nhiên để sản xuất phân urê phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi tr-ờng.

Quá trình chuyển giao khoa học công nghệ mang lại lợi ích thiết thực tr-ớc hết cho n-ớc nhận viện trợ là sản phẩm các công trình khi đã hoàn thành. Đây gọi là "phần cứng" của dự án. Và cùng với quá trình chuyển giao khoa học công nghệ là quá trình hình thành các kỹ năng làm việc, lối sống và kỹ năng quản lý mang tính công nghiệp, tính hiện đại, tính khoa học. Đây đ-ợc gọi là "phần mềm" của dự án. Thực tế để có được ‚phần mềm‛ n¯y đòi hài một qúa trình lâu dài, thì nó mới hình thành trong t- duy cho đến tác phong làm việc của ng-ời lao động. Trong khi những tố chất này của ng-ời lao động ở các n-ớc đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất yếu kém. Phần lớn họ vẫn mang tác phong làm việc theo kiểu nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún.

29

1.1.4.3. Tạo điều kiện thu hút FDI tốt hơn

FDI là một hình thức đầu t- của t- nhân, mà chủ đầu t- là các doanh nghiệp, các công ty, các tập đoàn ở n-ớc ngoài vào đầu t- tại một n-ớc sở tại với mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận từ đồng vốn bỏ ra đầu t- nh- mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà máy mới…để tiến hành sản suất và kinh doanh. Xuất phát từ mục tiêu kinh tế chủ yếu đó, họ rất thận trọng xem xét đến các điều kiện, môi tr-ờng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, phong tục tập quán ở n-ớc họ muốn đầu t- nhằm để vừa đảm bảo sự an toàn của đồng vốn vừa mang lại lợi nhuận cao, giảm chi phí đầu t- ban đầu.

Trong số các yếu tố đó, thì họ quan tâm nhất đến hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, môi tr-ờng chính trị, trình độ dân trí, trình độ tay nghề của ng-ời lao động, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nh- giao thông, thông tin liên lac, điện, n-ớc, hệ thống ngân hàng…Tất cả những thứ này sẽ là những nhân tố ảnh h-ởng đến việc thu hút FDI nhiều hay ít, gia tăng sức cạnh tranh về môi tr-ờng đầu t- của n-ớc này so với n-ớc khác. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo chất l-ợng và số l-ợng các yếu tố trên để tạo niềm tin cho các nhà đầu t- n-ớc ngoài không phải dễ dàng, nhất là đối với các n-ớc đang phát triển. Trong khi đầu t- vào các lĩnh vực này rất tốn kém, khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao và thời gian thu hồi vốn chậm, do đó chúng không hấp dẫn nhiều đối với các nhà đầu t- t- nhân. Thay vào đó, không ai khác ngoài nhà n-ớc hay chính phủ phải đứng ra đầu t- vào lĩnh vực này trong khi các n-ớc đang phát triển lại rất thiếu về vốn, khoa học công nghệ, chuyên gia… Nếu những điều kiện này không đ-ợc cải thiện và đầu t- đúng mức, thì không nhà đầu t- n-ớc ngoài nào muốn bỏ vốn vào những nơi nh- vậy.

Trong tình hình đó, ODA sẽ bù đắp thiếu hụt này và giúp chính phủ các n-ớc đầu t- vào các lĩnh vực trên để cải thiện môi tr-ờng đầu t- tốt hơn. Khi môi tr-ờng đầu t- đ-ợc cải thiện thì khả năng thu hút FDI sẽ cao hơn. Thu hút càng đ-ợc nhiều FDI thì knh tế càng tăng tr-ởng, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách, đời sống nhân dân đ-ợc cải thiện, an sinh xã hội đ-ợc đảm bảo dần. Có thể nói rằng ODA và FDI có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tính bổ trợ cho nhau và FDI đã gián tiếp phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả sử dụng ODA tại n-ớc nhận viện trợ.

30

Biểu đồ 1.5. ODA cam kết và FDI đăng ký tại Việt Nam gia đoạn 2003-2008

ĐVT: Tỷ USD 2.83 3.4 3.5 3.75 4.45 5.4 3.2 4.2 6.8 10.2 20.3 62 0 20 40 60 80 2003 2004 2005 2006 2007 2008 FDI ODA

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu t-

Thực tế ở Việt Nam đã chỉ rõ thu hút càng đ-ợc nhiều ODA thì khả năng thu hút FDI càng lớn (Biểu đồ 1.5). Bởi lẽ thu hút đ-ợc nhiều ODA nghĩa là n-ớc nhận viện trợ đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi tr-ờng đầu t-. Một khi môi tr-ờng đầu t- càng đ-ợc cải thiện tốt thì thu hút FDI càng cao. Điều này nói lên vai trò của ODA chính là sự mở đ-ờng cho FDI. Năm 2003 ODA cam kết ít nhất là 2,83 tỷ USD thì vốn FDI là 3,2 tỷ USD và tăng dần cho đến năm 2008 ODA cam kết cao nhất là 5,4 tỷ USD thì vốn FDI đạt mức cao nhất dự kiến là 62 tỷ USD, cao gấp gần 3 lần năm 2007. Đặc biệt, nếu so với Trung Quốc, thì năm 2007 Trung Quốc là n-ớc thu hút FDI lớn nhất châu á thì năm 2007 cũng chỉ thu hút đ-ợc 67 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)