CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích :
- Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu
- Phân tích để thấy được bản chất của đối tượng nghiên cứu
Phương tiện :
- Các tài liệu, báo cáo kết quả hoạt động của Công ty - Bảng hỏi phỏng vấn.
Cách làm :
- Thu thập thông tin và số liệu về kết quả hoạt động của công ty - Quan sát, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích thông tin.
2.3.1. Mô hình nghiên cứu thực tiễn
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Đầu tiên tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu. Tiếp đó các phương pháp thu thập thông tiến hành trước. Cuối cùng, bằng các phương pháp xử lý thông tin thu thập được để tìm hiểu sâu hơn về đặc tính, tính chất, bản chất của các đối tượng nghiên cứu.
Với các lý do trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm bốn bước sau:
Hình2.2: Mô hình nghiên cứu thực tiễn
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập cụ thể như sau :
Phương pháp thực địa
Khảo sát thực tế hay còn gọi là phương pháp thực địa. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người có trách nhiệm là rất cần thiết. Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập
Giai đoạn 1: Phương pháp tiếp cận
Giai đoạn 2: Thiết kế phương pháp thu thập thông tin
Giai đoạn 3: Thiết kế phương pháp xử lý thông tin Thiết kế mô hình nghiên cứu
Phương pháp thực địa Phương pháp xã hội học
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp tổng hợp, phân tích
Giải thích (luận giải) Giai đoạn 4: Giải thích kết
được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài.
Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để thu thập được những thông tin xác thực cho đề tài tăng tính thuyết phục. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và có những đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học
Luận văn thực hiện điều tra xã hội học qua phỏng vấn đối tượng và điều tra mẫu bằng bảng hỏi.
Điều tra mẫu bằng bảng hỏi : Việc thu thập số liệu thông tin trong nghiên cứu được thực hiện qua điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, lao động trực tiếp tại công ty.
Phỏng vấn trực tiếp : Mục đích phỏng vấn sâu giúp tác giả ghi nhận và so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khách quan của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được. Trong quá trình phỏng vấn, đưa ra các câu hỏi phỏng vấn, gợi ý để người được phỏng vấn trả lời đúng trọng tâm nhằm thu nhận được thông tin một cách đầy đủ nhất. Câu hỏi được sử dụng trong phỏng vấn trực tiếp được xây dựng dựa trên 2 nhóm đối tượng : Nhóm 1 là khách hàng, Nhóm 2 dành cho người lao động trực tiếp trong Công ty.
Tác giả thiết kế bảng hỏi và xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn, chuyên gia, giáo viên giảng dạy tại trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, cán bộ nhân viên trong công ty.
Phương pháp chuyên gia
Tác giả đã có cơ hội trực tiếp trao đổi với một số chuyên gia về cả lý luận cũng như thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng nhằm làm rõ hơn nữa các nội dung nghiên cứu, đặc biệt ý kiến của các chuyên gia giúp tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ thực trang và hiệu quả đào tạo nhân lực, từ đó định hướng giải pháp cho công ty. Tác giả đã tham vấn ý kiến của các giảng viên trong và ngoài trường, Ban lãnh đạo và quản lý trực tiếp
vấn đề nghiên cứu tại công ty. Đó là những người hiểu biết sâu, rộng, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và sử dụng lao động .
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp xử lý, cụ thể :
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra được nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính bằng phần mềm Excel, vẽ đồ thị, biểu đồ.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu thu tập được từ các tài liệu báo cáo của công ty, các quy chế về lao động, tiền công, tạp chí, tài liệu thống kế, websites... của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Phương pháp thống kê mô tả:
Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các báo cáo Đại hội đồng Cổ đông Công ty, các quy chế về lao động, tiền công, phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc,tạp chí, tài liệu thống kê , websites công ty... Các tài liệu này được tác giả tập hợp và mô tả nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực thời gian qua của công ty.
Phương pháp tổng hợp, phân tích:
Ngoài những tài liệu được cung cấp từ cơ quan có liên quan, các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các tài liệu báo cáo đã được xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet. Kế thừa các nghiên cứu liên quan khác đã được công bố để phân tích so sánh đưa ra các ý kiến, nhận định về đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp cho nghiên cứu này, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập và phân tích nhằm bổ sung và hoàn thiện các nhận định đã nêu.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN BƢU
CHÍNH VIETTEL