Lợi ích của thương mại điện tử vớihoạt động Logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 58 - 61)

1.2.4 .Đặc điểm hoạt động logistics trong ngành bưu chính

1.3. Thƣơng mại điện tử vớihoạt động Logistics

1.3.4. Lợi ích của thương mại điện tử vớihoạt động Logistics

Sự phổ biến của các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng và công nghệ không dây đang dần thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với các nhãn hiệu và cách thức mua hàng hóa của họ. Thương mại di động (m-commerce) đang thúc đẩy sự phát triển của hệ thống logistics (giao nhận) phục vụ bán lẻ.

Nhu cầu logistics bán lẻ “leo thang”

Cùng với hoạt động thương mại điện tử đang phát triển mạnh, khối lượng bán hàng thông qua các kênh thương mại di động đang phát triển nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Bán lẻ (CRR) và Kelkoo, số lượng mua sắm qua kênh này ở Anh, Pháp và Đức sẽ đạt tới 9,1 tỷ bảng Anh trong năm nay, cao hơn 50% so với tổng số của năm 2011. Trung tâm này cũng dự đoán rằng Anh sẽ là thị trường lớn nhất tại Châu Âu về thương mại di động.

Hơn nữa, khi thương mại điện tử và thương mại di động tiếp tục đóng vai trò ngày càng quan trọng, các chuyên gia đã ngừng tập trung nhiều trên đa kênh mà chuyển sang một thế giới của tất cả các kênh. Sự khác biệt giữa hai hình thức này khá tinh tế. Đa kênh là cách thức các nhà bán lẻ thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cho nhiều kênh phân phối khác nhau. rong kinh doanh tất cả các kênh, các hoạt động này được tích hợp hoàn toàn, có nghĩa là một khách hàng có thể nhảy qua giữa các kênh bán hàng khác nhau và nhận được cùng một dịch vụ liền mạch cho dù họ đang mua hàng trong một cửa hàng, mua trực tuyến, từ một ki- ốt, qua điện thoại.

Với thương mại điện tử đang phát triển như hiện tại, thì hoạt động giao nhận bán lẻ đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong kho hàng, việc sắp xếp hoạt động phải thật hợp lý, bởi vì việc lấy các đơn đặt hàng riêng lẻ sẽ rất tốn thời gian và do đó rất tốn kém.

Các nhà bán lẻ lớn có thể xem xét xây dựng hệ thống tự động hóa hoàn toàn để giảm chi phí nhưng đối với các nhà bán lẻ nhỏ và vừa thì đây không phải là một lựa chọn phù hợp vì họ cần linh hoạt hơn.

Dịch vụ giao hàng thuận tiện và hiệu quả hơn

Một khu vực được cho là có cải tiến công nghệ lớn nhất là dịch vụ logistics cho kinh doanh bán lẻ. Thông thường được thực hiện bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, đây là một yếu tố quan trọng đối với toàn bộ quy trình bán hàng, cũng như đối với thương hiệu. Hiện người tiêu dùng đang dành rất nhiều thời gian online

trên mạng, vì vậy họ mong muốn có thể theo dấu sản phẩm mà họ đã mua trong chuỗi chuyển phát.

Nhiều nhà khai thác dịch vụ hậu cần đang cung cấp dịch vụ truy xuất thời gian thực như là một phần của POD (proof of delivery: bằng chứng giao hàng), dịch vụ cho biết hàng đã được giao. Ngoài ra còn có một loại hệ thống POD điện tử tiên tiến mới được áp dụng, đặc biệt là cho thị trường thương mại di động, chẳng hạn như hệ thống “ecoPOD” thế hệ tiếp theo, cho phép người gửi theo dấu kiểm tra hàng hóa một cách đầy đủ chi tiết từ khi hàng được nhận tới khi được chuyển tới điểm giao hàng cuối cùng.

Sử dụng khả năng theo dõi bằng GPS, hệ thống POD tiên tiến này đã kết hợp các tính năng bổ sung, hỗ trợ hoạt động bền vững như giảm chi phí và lượng khí thải carbon, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Vì các hệ thống hoàn toàn không cần dùng đến giấy tờ nên chúng có thể loại bỏ những thủ tục không cần thiết, loại bỏ các lỗi, tăng số lượng chuyển phát trong một ngày, cải tiến hiệu quả và tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Khi các giao dịch thương mại di động đang ngày càng tăng lên, những cải tiến gần đây trong việc phát triển các cổng thanh toán di động mới hiện cũng đang được tích hợp vào thế hệ tiếp theo của hệ thống POD.

Ngoài tác động tích cực đối với cạnh tranh kinh doanh, khả năng kết hợp thanh toán khi nhận hàng/hoàn hàng cũng tăng cường nhiều hơn nữa lợi ích phi vật thể của hệ thống POD, làm sâu sắc hơn sự tin tưởng giữa người mua và người bán thông qua chất lượng dịch vụ xuất sắc và minh bạch về thông tin.

Rõ ràng, không thể phủ nhận được những tác động tích cực của thương mại di động đối với việc cải thiện các hệ thống POD, giúp chúng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn, đáp ứng được số lượng hàng hóa chuyển phát ngày càng lớn khi kênh thương mại này đang ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)