Thương mại điện tử vớihoạt động Logistics trong ngành Bưu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 105 - 108)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1.2. Thương mại điện tử vớihoạt động Logistics trong ngành Bưu chính

Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho các nhà chuyển phát. Ví dụ, 3/4 khách hàng chuyển phát nhanh lớn nhất của Japan Post thuộc khu vực bán lẻ trực tuyến.

Thương mại điện tử đang bùng nổ và là xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Tuy nhiên, mua bán hàng qua mạng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ khâu vận chuyển truyền thống. Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng.

tính, trò chơi trực tuyến… Nhóm thứ hai là các sản phẩm hữu hình, có trọng lượng và thể tích, không thể số hóa được, chẳng hạn như ô tô, tủ lạnh, quần áo, máy tính… Dịch vụ logistics và chuyển phát là một mắt xích then chốt khi mua bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình.

Thương mại điện tử được xem là cơ hội để các doanh nghiệp bưu chính ăn nên làm ra. Nắm bắt cơ hội này, hầu hết các doanh nghiệp bưu chính trong nước đều cung cấp dịch vụ phát hàng và thu tiền (COD), dịch vụ này rất phù hợp cho các doanh nghiệp, cá nhân bán hàng qua truyền hình, điện thoại hay website.

Dịch vụ COD tăng đột biến nhờ thương mại điện tử

Theo Trung tâm Khai thác Vận chuyển (Bưu điện TP.Hà Nội), khoảng 2 năm trở lại đây số lượng bưu gửi COD tăng lên khá nhiều và chủ yếu là hàng mua bán qua mạng. Nhiều nhất là từ TP.HCM đi Hà Nội và các tỉnh, kế đó là hàng từ Hà Nội đi các tỉnh. Khoảng 1/3 bưu phẩm (hàng gói nhỏ dưới 2 kg) là hàng COD, số lượng năm 2012 tăng gấp đôi so với năm 2011, quý I/2013 số lượng COD cũng đang tăng mạnh. Chủ yếu là những mặt hàng nhỏ gọn như điện thoại, các chương trình phần mềm, hàng kỹ thuật số, mỹ phẩm, thời trang...

Ngay cả dịch vụ bưu chính quốc tế chiều về, hàng hóa mua qua mạng thương mại điện tử ở nước ngoài chuyển về cho khách mua ở Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong 2 năm gần đây (chủ yếu là từ Mỹ, châu Âu chuyển về Việt Nam qua đường bưu điện).

Bưu điện phải đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp để làm tốt nhất việc thay mặt các doanh nghiệp giao hàng đến khách hàng và thu tiền về để các doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian và công sức tập trung phát triển khách hàng, bán hàng. Với thế mạnh về mạng lưới phủ rộng 63 tỉnh, thành phố từ khu vực trung tâm đến khu vực vùng sâu, vùng xa cùng với các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã cam kết, VietnamPost có thế mạnh đặc biệt trong việc hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.

Bưu chính có tiềm năng mở dịch vụ bán hàng trực tuyến

Không chỉ cung cấp dịch vụ COD, Bưu điện TP.HCM nhận thấy bưu chính hoàn toàn có khả năng trực tiếp kinh doanh thương mại điện tử. Do đó, Bưu điện TP.HCM đã thử nghiệm kinh doanh thương mại điện tử thông qua website: buudienonline.com.

Mô hình kinh doanh của buudienonline.com theo ba hướng: Thứ nhất, bán lẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Cung cấp các sản phẩm tiêu dùng phù hợp nhu cầu thị trường tại từng thời điểm, các sản phẩm/dịch vụ khuyến mại giá rẻ. Thứ hai, tạo kênh phân phối trung gian, cho các cá nhân, tổ chức thuê các “gian hàng ảo” trên website buudienonline.com để các tổ chức/cá nhân tham gia giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Bưu điện TP.HCM sẽ thực hiện công đoạn giao hàng và thu tiền cho các gian hàng này. Thứ ba, Bưu điện TP.HCM còn cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ chăm sóc khách hàng trọn gói. Theo đó, Bưu điện TP.HCM chịu trách nhiệm cung cấp trọn gói từ sản phẩm cho đến chuyển quà tặng cho khách hàng.

Thực chất trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, các site trực tuyến chỉ làm trung gian nhận đơn hàng, còn các hãng bưu chính làm toàn bộ trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Từ việc nhận hàng tại nhà cung cấp sản phẩm, tới phát hàng, thu tiền của khách và chuyển trả tiền cho hãng cung cấp dịch vụ. Nhưng tiền công mà bưu chính được nhận rất thấp, vì hàng bán qua mạng thường có giá thấp nhất thị trường để cạnh tranh, nên các hãng thương mại điện tử cũng sử dụng cước phí dịch vụ bưu chính ở mức thấp nhất.

Nếu chỉ làm COD, bưu chính gần như phải chịu trách nhiệm toàn bộ trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, nhưng tiền công nhận được lại rất thấp. Trong khi đó, nếu đầu tư bài bản, các hãng bưu chính có đủ tiềm lực để trở thành các hãng bán hàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)