CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trong hoạt động
tại Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel
3.4.1. Phát triển dịch vụ hậu cần thương mại điệ tử
Dịch vụ Hậu cần Thương mại điện tử (TMĐT) được Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) định nghĩa là dịch vụ chuyển phát có thu hộ tiền. Dù chính thức hoạt động từ hơn 2 năm trước nhưng dịch vụ này thực sự bùng nổ từ đầu năm nay. Theo báo cáo 6 tháng qua, dịch vụ hậu cần TMĐT của Viettel Post tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ. Và sau tuyên bố Viettel Post mở rộng mạng lưới chuyển phát tới 100% xã từ ngày 1/7, doanh thu từ dịch vụ chuyển phát có thu hộ tiền trong tháng 7 đã tăng mạnh hơn nữa, hoàn thành 124% kế hoạch tháng và tăng
trưởng 354,6% so với cùng kỳ năm 2014. (Nguồn: Báo cáo 7 tháng đầu năm 2015
của Viettel Post)
Sở dĩ có việc đầu tư để phát triển mạnh dịch vụ Hậu cần TMĐT là do Viettel Post xác định đây là một trong bốn chuyển dịch quan trọng của Viettel Post từ nay tới năm 2020. Viettel Post thực hiện chuyển dịch từ một doanh nghiệp với các dịch vụ chuyển phát truyền thống sang một doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ Hậu cần TMĐT. Khi đó cơ cấu doanh thu dịch vụ này chiếm ít nhất 50% tổng doanh thu chuyển phát của Viettel Post thay vì 20% như hiện tại.
Viettel Post phát triển dịch vụ Hậu cần TMĐT theo cách khác biệt, thay vì lựa chọn khách hàng thương mại điện tử lớn, những công ty bán được nhiều hàng hóa, vận chuyển chuyển phát nhiều, Viettel Post cũng hướng đến các khách hàng nhỏ là hộ gia đình, là cá nhân kinh doanh, thậm chí là cả những người chỉ kinh doanh qua một fanpage rất rất nhỏ trên Facebook.
Viettel Post kỳ vọng trong số 1.000 cá nhân kinh doanh nhỏ, 1.000 người khởi nghiệp… được Viettel Post giúp đỡ mà xuất hiện được 5 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thành công thì đó sẽ là những khách hàng rất bền vững và lâu dài. Viettel Post tư duy là nếu với những doanh nghiệp nhỏ như thế mà còn làm tốt
được, mà còn có lãi, thì với các doanh nghiệp lớn sẽ không khó. Đấy là cách Viettel Post có được những doanh nghiệp lớn thông qua những doanh nghiệp nhỏ.
3.4.2. Viettel Post hỗ trợ thương mại điện tử tới tận xã đảo
Từ 1/7/2015, mạng lưới chuyển phát của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) được mở tới 100% xã trên lãnh thổ Việt Nam để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại điện tử triển khai bán hàng trên toàn quốc.
Đúng kỷ niệm 18 năm hoạt động trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát trên thị trường Việt Nam (1/7/1997 - 1/7/2015), Viettel Post tuyên bố đã tăng tốc và hoàn thành mở mạng tới 100% tuyến xã ngay trong 6 tháng đầu năm thay vì mục tiêu đạt 95% vào cuối năm nay.
Như vậy, với hơn 300 bưu cục, gần 3.000 nhân viên và cộng tác viên, Viettel Post có thể thực hiện chuyển phát các dịch vụ trong đó có dịch vụ phát hàng thu tiền (COD) tới 100% huyện, xã trên toàn quốc, kể cả các xã đảo xa xôi.
Cùng với việc mở 100% mạng lưới đến xã, Viettel Post cũng sẵn sàng về cơ sở hạ tầng và nhân sự cho sự kiện bùng nổ dịch vụ hậu cần cho các hoạt động thương mại điện tử. Với cùng chất lượng dịch vụ, hành trình thời gian song mạng lưới chuyển phát của Viettel Post được mở rộng tới tận xã, sẽ là điều kiện tốt hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại điện tử phát bưu gửi tới tận địa chỉ khách hàng.
Với lợi thế đó, Viettel Post đặt chiến lược đến năm 2020, doanh thu dịch vụ này sẽ chiếm trên 50% cơ cấu tổng doanh thu thay vì chỉ chiếm gần 10% như hiện tại.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Viettel Post đã hoàn thành 100% kế hoạch tổng doanh thu các dịch vụ, tăng trưởng 48% so với cùng kỳ năm 2014. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm của Viettel Post từ nay đến năm 2020 theo chiến lược đã được đề ra. (Theo ICTnews)
3.4.3. Bưu tá Viettel Post sử dụng smartphone tăng hiệu quả chuyển phát
Với chiếc điện thoại thông minh (smartphone), các bưu tá của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có thể nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là với các đơn hàng thương mại điện tử.
Smartphone tiện lợi hơn PDA
Việc trang bị smartphone cho bưu tá đã được nhiều hãng chuyển phát tại Việt Nam triển khai nhưng mới dừng ở mức dùng thiết bị để định vị qua bản đồ số hoặc nhận tin báo phát...
Với Viettel Post thì khác. Ứng dụng smartphone do Trung tâm Phần mềm Viễn thông và đội ngũ CNTT Viettel Post tự lập trình đã được triển khai cho tất cả các nghiệp vụ của nhân viên bưu chính - chuyển phát. Bản đầy đủ tính năng của ứng dụng smartphone do Viettel Post xây dựng, triển khai hiện không chỉ có tính năng bản đồ số mà còn nhiều tính năng hữu ích khác như điều hành công việc thu phát, quản lý các khiếu nại của khách hàng, nhập doanh thu, khai thác bưu phẩm đến, bưu phẩm đi, phân công phát, quản lý phát hàng thu tiền (COD)... Khi các nghiệp vụ giao nhận được triển khai hoàn toàn theo phương thức điện tử thì sẽ dễ dàng kiểm soát được chất lượng của dịch vụ bưu chính - chuyển phát.
Năm 2014, Viettel Post đã dự định trang bị PDA cho bưu tá trên phạm vi toàn quốc. Nhưng sau quá trình thử nghiệm triển khai gần 500 thiết bị PDA cho bưu tá, thấy xuất hiện một số vấn đề. Cụ thể, chi phí đầu tư cho thiết bị PDA rất cao, khoảng 1.000 USD/chiếc. Trong khi đó, công tác điều hành liên lạc (nghe gọi, nhắn tin sms) của bưu tá trên PDA không tiện bằng smartphone, chẳng hạn như kém chuông - rung báo khi có cuộc gọi đến, khó khăn trong việc thao tác sử dụng, cài đặt nâng cấp ... Điều này dẫn đến chuyện bưu tá vừa phải cầm PDA vừa phải cầm theo cả điện thoại trong quá trình tác nghiệp, thao tác nghiệp vụ rất mất thời gian.
Đến đầu năm 2015, Viettel Post quyết tâm phát triển ứng dụng hỗ trợ tác nghiệp bưu chính - chuyển phát trên smartphone. Một trong những điều kiện thuận
lợi là cơ bản các bưu tá đều có điện thoại, chi phí đầu tư rẻ hơn rất nhiều so với việc trang bị PDA. Cấu hình của điện thoại thông minh cũng mạnh hơn so với PDA.
Sẽ là công cụ tác nghiệp hàng ngày của bƣu tá
Hiện đã có khoảng 40% bưu cục ở Hà Nội của Viettel Post triển khai ứng dụng smartphone. Bưu tá có thể dùng smartphone để nhận tin báo phát, qua đó biết hôm nay phải phát bao nhiêu kiện/gói hàng, địa chỉ ở đâu... thông qua hệ thống định vị điều hành bưu tá trên nền bản đồ số. Đồng thời, cũng có thể biết ngay số tiền COD phải thu, phải nộp, lượng tồn bưu phẩm... Ứng dụng này rất tiện lợi, hiệu quả cho việc nhận tin báo phát, đặc biệt là với các đơn hàng thương mại điện tử mà khách hàng nhiều khi chỉ là hộ bán lẻ, nằm sâu trong ngõ hẻm.
Ứng dụng smartphone có thể hỗ trợ bưu tá kiểm soát và hỗ trợ quá trình tác nghiệp, được coi là công cụ rất hữu hiệu để đo lường rất nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ phát thành công... Nếu không dùng smartphone cho bưu tá thì gần như không thể vận hành được nghiệp vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Qua quá trình triển khai thực tế cho bưu tá ở Hà Nội, ứng dụng smartphone đã và đang tiếp tục được hoàn thiện hơn. Chẳng hạn, có một số bưu tá phàn nàn rằng khi đi vào nơi mất sóng 3G thì mọi thao tác của bưu tá không làm được. Tiếp nhận phản hồi đó, đội ngũ cán bộ CNTT đã nâng cấp hệ thống để một số nghiệp vụ có thể chạy offline khi mất sóng 3G, đến khi kết nối lại mạng thì dữ liệu tiếp tục được đồng bộ. Hoặc qua góp ý phản hồi của người sử dụng ứng dụng smartphone, những thao tác nhập liệu cũng ngày càng nhanh hơn, giảm bớt được không ít thao tác.
Trước mắt, bưu tá Viettel Post có thể dùng ứng dụng smartphone trên nền tảng Android, Windows Mobile. Dự kiến trong vài tháng tới sẽ phát triển đầy đủ ứng dụng trên các nền tảng iOS, Windows Phone. Hệ thống này sẽ là nền tảng chính để tích hợp với hệ thống thanh toán đối soát điện tử, hệ thống khiếu nại - chăm sóc khách hàng với nhiều bên tham gia.