đồng (khoảng 20 tỷ USD), và vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động khoảng 103,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD)20.
Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp thuộc tư nhân liên tục tăng và vượt hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế một số địa phương (vốn đầu tư doanh nghiệp dân doanh năm 2002 của TP. Hồ Chí Minh chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn thành phố, DNNN + ngân sách = 36,5%).
Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc đảm bảo chất lượng đầu tư là một vấn đề quan trọng. Và một khi tỷ trọng đầu tư tư nhân cao hơn sẽ góp phần tăng hiệu suất vốn đầu tư do các công ty tư nhân vì lợi nhuận sẽ xem xét dự án đầu tư chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cũng cao hơn các khu vực kinh tế khác. Điều này thể hiện là mặc dù quy mô vốn còn nhỏ bé, nhưng do kinh tế tư nhân năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường nên tỏ ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường hơn các thành phần kinh tế khác.
Theo nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong giai đoạn 2006 – 2010 tổng đầu tư của nền kinh tế sẽ chiếm khoảng 38,5% GDP trong đó có quá nửa là đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Tỷ lệ này tăng mạnh so với giai đoạn 2001 – 2001 ở mức 46%.
* Đóng góp ngân sách nhà nước: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng, năm 1996 là 5.242 tỷ đồng (chiếm 5,7% tổng thu NS), năm 2000 tăng lên 5.900 tỷ đồng (7,3% tổng thu NS), năm 2001 là 6.370 tỷ đồng, năm 2006 kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 14,8% tổng thu ngân sách.
* Tăng sản lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu: Các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Năm 1999 cả nước