Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân theo loại hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 45 - 50)

b. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, kinh tế tư nhân

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân theo loại hình.

a. Hộ kinh doanh cá thể.

Thực chất hộ kinh doanh cá thể cũng là một loại hình thuộc kinh tế tư nhân, được hình thành và phát triển dưới quy mô nhỏ trong nội bộ gia đình. Ban đầu, do phát triển một cách tự phát từ nhu cầu thực tế của người dân dẫn đến việc mở ra các cửa hàng mang tính nhỏ lẻ để kinh doanh, sau phát triển dần và đăng ký kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh gia đình mà ta gọi là “Hộ kinh doanh cá thể”.

Trong suốt giai đoạn 1991 – 1999, toàn tỉnh Đăk Lăk mới có 8.337 hộ kinh doanh cá thể tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn với phương thức kinh doanh còn dè dặt, thăm dò do tâm lý sợ chính sách của Nhà nước thay đổi.

Sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, chỉ trong một năm đầu đã có 6.213 hộ đăng ký kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện trên toàn tỉnh với số vốn đăng ký hơn 161.679 triệu đồng (bình quân 26 triệu đồng/1 hộ) và trong 02 năm 2000, 2001 đã có hơn 12.000 hộ cá thể đăng ký kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện trên toàn tỉnh với số vốn đăng ký hơn 290 tỷ đồng (bình quân 24 triệu đồng/1 hộ), các năm tiếp theo số hộ kinh doanh cá thể tiếp tục gia tăng, đến năm 2006 đã có khoảng 23.000 hộ kinh doanh cá thể.

b. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Đây là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở Đăk Lăk trong giai đoạn 1991 – 1999, chiếm 79,4% số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ này (340/428 doanh nghiệp), với số vốn đăng ký là 54 tỷ đồng (bình quân 159 triệu đồng/1 doanh nghiệp). Nguyên nhân lựa chọn loại hình này do đây là hình thức khá đơn giản, do một người đứng ra làm chủ doanh nghiệp, việc thành lập tương đối đơn giản so với các hình thức như công ty TNHH, công ty cổ phần và chủ yếu phát triển lên từ dạng hộ kinh doanh cá thể.

Nguyên nhân khác là trong thời kỳ này, do chính sách của Nhà nước là chỉ có loại hình doanh nghiệp mới được kinh doanh ngành hàng xăng dầu và vàng bạc nên các hộ kinh doanh mua bán vàng bạc trước đây hoặc mở cửa hàng mới đều phải thành lập doanh nghiệp và những người đứng ra mở các cây xăng cũng phải là chủ các doanh nghiệp, nên một loạt các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng bạc được hình thành (150/338 DNTN). Thực tế cho thấy, việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh vàng bạc trong thời kỳ này chỉ là để đối phó với chính sách của Nhà nước, còn hoạt động của các doanh nghiệp này rất đơn giản, giống hệt như hộ kinh doanh cá thể; hầu như các doanh nghiệp này đều không thực hiện việc hạch toán kế toán, không lập báo cáo tài chính hàng năm, đóng thuế theo hình thức khoán. Chính vì vậy nên trong thời kỳ này sự phát triển loại hình doanh nghiệp này về cơ bản chỉ mang tính chất về số lượng, còn chất lượng thì chưa cao.

Sau khi Luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực thi hành, loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Đăk Lăk đã phát triển một cách ồ ạt về số lượng, năm 2000 có 129 doanh nghiệp tư nhân được thành lập (bằng 38% so với 9 năm trước đó), năm 2001 có 59 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, năm 2002 có 104 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, năm 2003 có 108 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, năm 2004 có 121 doanh nghiệp tư nhân được thành lập , năm 2005 có 123 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và năm 2006 có 132 doanh nghiệp được thành lập. Tổng cộng đến hết năm 2006, toàn tỉnh Đăk Lăk sau khi tách tỉnh có 1.032 doanh nghiệp tư nhân, với số vốn đăng ký là 805,8 tỷ đồng (kể cả đăng ký bổ sung vốn).

Chỉ trong 6 năm Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành (từ năm 2000 - 2005), số lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập gần gấp 2 lần 9 năm trước đó (641 DN/338DN).

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Chỉ tiêu ĐVT 1991- 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số DNTN DN 340 129 58 107 110 121 123 132 Tốc độ tăng % (55) 84 3 10 2 7 Vốn đăng ký tỷ.đg 54 42,5 52 56 71 139 129 103 Vốn bq/1DN tr. ® 159 329 896 523 645 1.149 1.048 780

Nguồn: - Báo cáo 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp. - Báo cáo tình hình ĐKKD của tỉnh Đăk Lăk.

Quy mô về vốn của các doanh nghiệp tư nhân cũng tăng lên đáng kể, từ vốn bình quân 160 triệu đồng/1 doanh nghiệp giai đoạn 1991-1999 đã tăng lên 329 triệu đồng năm 2000; 896 triệu đồng/1 doanh nghiệp năm 2001; 523 triệu đồng/1 doanh nghiệp năm 2002; 645 triệu đồng/1 doanh nghiệp năm 2003 và đặc biệt đột biến vào 2 năm 2004 và 2005 với số vốn đăng ký bình quân tương ứng là 1.149 triệu đồng/1 doanh nghiệp và 1.048 triệu đồng/1 doanh nghiệp; điều đó cho thấy các chủ doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ trong 7 năm (từ năm 2000 -:- 2006) lượng vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp tư nhân đã là 592,5 tỷ đồng, gấp 11 lần so với thời kỳ 9 năm trước đó. Điều

i trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung nhiều tại các huyện có số lượng dân cư đông đúc và kinh tế nông nghiệp phát triển như Krông Buk, Krông Păk, Ea Kar...

đó thể hiện sự mạnh dạn đầu tư của các chủ doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ này.

Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk được dàn trả c. Công ty TNHH 02 thành viên trở lên.

Đây là loại hình doanh nghiệp do các thành viên cùng tham gia góp vốn thành lập lên, các thành viên tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình, hình thức doanh nghiệp này khá phổ biến trong các nước phát triển.

Trong suốt giai đoạn từ năm 1991 - 1999, toàn tỉnh có 82 công ty TNHH được thành lập (chiếm 19% tổng số doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân), với tổng vốn điều lệ là 70,5 tỷ đồng. Loại hình doanh nghiệp này chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn trong giai đoạn này là do người dân chưa quen với việc cùng nhau góp vốn để thành lập doanh nghiệp, chưa thông hiểu luật pháp và điều quan trọng là thủ tục để thành lập doanh nghiệp còn rườm rà, qua nhiều cấp, ngành nên nhà đầu tư còn ngần ngại.

Bắt đầu từ năm 2000 (sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành), số lượng công ty TNHH thành lập mới tại tỉnh Đăk Lăk tăng lên đáng kể, do Luật này đã thực sự đi vào cuộc sống, việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là tương đối đơn giản; trước đây việc thành lập doanh nghiệp là phải thông qua UBND tỉnh, nhưng nay việc thành lập doanh nghiệp là việc của các thành viên tham gia góp vốn, Nhà nước chỉ là người cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, thông qua Luật doanh nghiệp và một số luật khác, nhà đầu tư đã phần nào hiểu rõ về pháp luật. Cụ thể năm 2000 đã có 34 công ty TNHH được thành lập và đăng ký kinh doanh (bằng 41,4% so với 9 năm trước đó), năm 2001 là 84 công ty (tăng 147% so với năm trước đó), năm 2002 là 106 công ty (tăng 26% so với năm trước đó); trong 7 năm thi hành Luật doanh nghiệp (giai đoạn 2000 – 2006), tổng số công ty TNHH được thành lập là 960 công ty, gấp 11,7 lần số công ty được thành lập trong 9 năm trước đó (giai đoạn 1991-1999).

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Chỉ tiêu ĐVT 1991- 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số C ty TNHH DN 82 34 84 105 75 276 166 219 Tốc độ tăng % (59) 126 25 (29) 268 (40) 32 Vốn đăng ký tỷ đg 70,5 43,7 67,5 110 137 158 280 339 Vốn bq/1DN tr. ® 859 1285 804 1048 1827 572 1687 1548

Nguồn: - Báo cáo 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp. - Báo cáo tình hình ĐKKD của tỉnh Đăk Lăk.

Về quy mô đầu tư cũng tăng lên đáng kể, trong giai đoạn 1991 - 1999 bình quân vốn điều lệ ban đầu của các công ty TNHH là 859 triệu đồng/ 1 công ty, thì riêng năm 2000 bình quân vốn điều lệ là 1.285 triệu đồng/1 công ty, năm 2001 là 804 triệu đồng/ 1 công ty, năm 2002 là 1.048 triệu đồng/ 1 công ty, năm 2003 là 1.827 tr.đ/1 công ty; Giai đoạn 2000-2006, tổng vốn điều lệ công ty TNHH đăng ký mới là 1135,2 tỷ đồng, gấp 16 lần giai đoạn 9 năm trước đó (chưa kể các công ty đăng ký tăng vốn điều lệ với tổng số vốn tăng là 626,5 tỷ đồng).

d. Công ty cổ phần.

Nhìn chung, các công ty cổ phần ở tỉnh Đăk Lăk ban đầu cơ bản được hình thành do cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên tình hình phát triển các công ty cổ phần thời kỳ này cơ bản đánh giá được tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chỉ một vài năm trở lại đây mới có khái niệm các cá nhân cùng hùn vốn đầu tư thành lập công ty cổ phần; Nguyên nhân do người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty cổ phần, chưa nắm rõ được nguyên tắc hoạt

động của nó; mặt khác, do Đăk Lăk là tỉnh vùng cao, người dân chưa hiểu biết nhiều về cái gọi là cổ phần, cổ phiếu, còn xa lạ với thị trường chứng khoán nên việc thành lập công ty cổ phần thực chất cũng chẳng khác nhiều so với việc thành lập công ty TNHH.

Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký của loại hình Công ty cổ phần

ChØ tiªu §VT 1991 - 1999 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 Số C. Ty cổ phần DN 7 4 9 5 11 11 32 26 Vốn đăng ký tỷ đg 34,3 9,3 29,8 19 195 161 273 196 Vốn bq/1DN Tr. đ 4,9 2,3 2 3,3 1 3,8 17, 7 14, 6 8,5 7,5

Nguồn: - Báo cáo 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp. - Báo cáo tình hình ĐKKD của tỉnh Đăk Lăk.

Đến hết năm 2006 toàn tỉnh có 105 công ty cổ phần, trong đó có 27 công ty được hình thành từ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đến nay còn 07 công ty cổ phần mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối (>51%); như vậy có 98 công ty cổ phần được coi là thuộc kinh tế tư nhân.

Có thể nói công ty cổ phần tại tỉnh Đăk Lăk tăng nhanh trong mấy năm gần đây cả về số lượng và vốn điều lệ, chỉ trong 4 năm trở lại đây đã có 80 công ty cổ phần được thành lập (chiếm 76%), với số vốn đăng ký là 825 tỷ đồng (chiếm 90%). Điều đó đủ thấy rằng người dân đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của loại hình công ty cổ phần, sự linh động trong việc huy động vốn của công ty cổ phần trong tương lai và tiến tới xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 45 - 50)