Đánh giá chung về phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk trong 20 năm đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 63 - 75)

21 Báo cáo kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Đăk Lăk.

2.3.Đánh giá chung về phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk trong 20 năm đổi mới.

năm đổi mới.

2.3.1. Mức độ ổn định và phát triển kinh tế dẫn đến phát triển văn hoá, xã hội.

Trước khi có sự đổi mới, kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk cũng như trên toàn quốc gần như không tồn tại về mặt hình thức. Chỉ sau khi đường lối của Đảng được đổi mới từ Đại hội VI (năm 1986), kinh tế tư nhân mới bắt đầu phát triển bằng chính sức sống mãnh liệt của nó; tuy nhiên chỉ sau khi Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) ra đời thì kinh tế tư nhân mới thực sự phát triển và nở rộ từ sau khi Luật doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2000).

Thực tế sau 20 năm đổi mới đã cho thấy tầm quan trọng của kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk nói riêng và toàn quốc nói chung, việc đổi mới chính sách đã phát huy được tiềm lực sẵn có trong nhân dân như huy động vốn, lao động, trí tuệ... Từ chỗ nhân dân nghèo đói, lạc hậu, sống phụ thuộc vào Nhà nước trong thời kỳ bao cấp; với chủ trương và các chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, nên số lượng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế này phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của địa phương; tăng nguồn vốn đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Nhiều DN kinh doanh có lãi, từng bước vươn lên và đứng vững trong thị trường; chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Đã có nhiều doanh nhân kinh doanh thành đạt, đưa doanh nghiệp của mình phát triển, cải thiện được đời sống nhân dân lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội như Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH chế biến gỗ Trường Thành...

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, hình thành kinh tế vùng.

Trước khi có sự đổi mới, cơ cấu kinh tế ngành nghiêng về lĩnh vực nông nghiệp, lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn; trong quá trình đổi mới,

sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Đăk Lăk thì cơ cấu lao động của ngành nông – lâm nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) đã giảm từ 91,85% năm 1995 xuống còn 80,75% năm 2006; trong khi đó ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lại tăng tương ứng là 3,57% và 4,58% năm 1995 lên 7,35% và 11,9% năm 2006.

Bảng 2.11: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm ngày 01 tháng 7 hàng năm.

Đơn vị tính: Người Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản CN & XD Dịch vụ Tổng số Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ 1995 474.602 91,85 18.452 3,57 23.686 4,58 516.740 2000 538.917 87,89 24.414 3,98 49.883 8,13 613.214 2004 610.369 87,36 28.995 4,15 59.281 8,49 698.645 2005 591.459 83,09 46.253 6,50 74.150 10,41 711.862 2006 582.480 80,75 53.006 7,35 85.874 11,90 721.360

Nguồn: Cục Thống kê Đăk Lăk

Về cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thì năm 1995 ngành nông, lâm nghiệp chiếm 72,75%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 8,99%, ngành dịch vụ chiếm 18,26%; đến năm 2000 ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm xuống còn 59,15%, ngành công nghiệp & xây dựng tăng lên 13,89%, ngành dịch vụ tăng lên 26,96%; đến năm 2006 ngành nông – lâm nghiệp chỉ còn 53,9%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 18,72% và ngành dịch vụ chiếm 27,37%.

Bảng 2.12: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế. Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản CN & XD Dịch vụ Tổng số Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1995 2.565 72,75 317 8,99 643 18,26 3.525 100 2000 2.384 59,15 560 13,89 1.086 26,96 4.030 100 2004 3.825 56,54 1.149 16,98 1.792 26,48 6.765 100 2005 4.742 57,18 1.425 17,18 2.126 25,63 8.293 100 2006 5.612 53,9 1.949 18,72 2.850 27,37 10.411 100

Nguồn: Cục Thống kê Đăk Lăk

Qua số liệu trên cho thấy trong quá trình đổi mới, với sự góp phần của kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển dần theo hướng tiến bộ, công nghiệp hoá từ ngành nông – lâm nghiệp sang các ngành kinh tế khác.

Song song với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thì kinh tế tư nhân cũng góp phần vào việc hình thành các vùng kinh tế. Trước đây chưa có khái niệm vùng kinh tế do mọi hoạt động liên quan đến kinh tế đều do Nhà nước chỉ huy; sau khi đổi mới, nhân dân được tự do làm ăn kinh tế nên những nơi nào tập trung đông dân cư thì nơi đó dần hình thành những thị tứ, thị trấn phát triển mạnh về kinh tế. Điển hình là thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm kinh tế – văn hoá - chính trị của tỉnh Đăk Lăk trước đây chỉ là một thị xã miền núi heo hút thì nay đã là một thành phố khang trang nhà cửa san sát, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại; cùng với thành phố Buôn Ma Thuột là các huyện Krông Buk, huyện Krông Păk, huyện Krông Ana...với số lượng doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cũng đang dần hình thành các vùng kinh tế. Thực tế cho thấy ở những vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế tư nhân là những vùng kinh tế

phát triển hơn các vùng khác do sự năng động, nhanh nhạy trong mọi tình huống để thích nghi với kinh tế thị trường.

Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp tư nhân, tỉnh Đăk Lăk đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: Khu công nghiệp Tâm Thắng (181ha - đã chuyển cho tỉnh Đăk Nông), Khu công nghiệp Hoà Phú (200ha), Khu tiểu thủ công nghiệp TP. Buôn Ma Thuột (48,5ha) và một số cụm công nghiệp ở các huyện; những khu, cụm công nghiệp này sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành kinh tế vùng.

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Đăk Lăk đang là tâm điểm của khu vực Tây Nguyên trong phát triển kinh tế.

2.3.3. Hình thành thị trường nông thôn địa phương, từng bước tạo việc làm và tăng thu nhập.

Nếu chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể thì không thể hình thành thị trường chứ chưa nói tới thị trường nông thôn địa phương. Kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk cũng đã góp phần rất lớn vào việc hình thành thị trường nông thôn địa phương; Với hơn 2.200 doanh nghiệp các loại hình thuộc kinh tế tư nhân và khoảng 23.000 hộ kinh doanh cá thể ở khắp các huyện, thị trên toàn tỉnh đã hình thành nên mạng lưới thị trường nông thôn địa phương dày đặc.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2000 thì các hộ cá thể chiếm 67,7%, doanh nghiệp thuộc tư nhân chiếm 13,4%, khu vực nhà nước chỉ chiếm 18,9%; năm 2004 các hộ cá thể chiếm 66,5%, doanh nghiệp thuộc tư nhân chiếm 16,5%, kinh tế tập thể chiếm 0,43%, khu vực nhà nước chiếm 16,7%; năm 2006 các hộ cá thể chiếm 74,1%, doanh nghiệp thuộc tư nhân chiếm 15,6%, kinh tế tập thể chiếm 0,68% và kinh tế nhà nước chỉ chiếm 9,65% (nguồn: Niên giám thống kê Đăk Lăk 2004). Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân gần như làm chủ thị trường bán lẻ và dịch vụ trên địa bàn.

Đến năm 2006, với hơn 23.000 hộ kinh doanh cá thể và 2245 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã tạo việc làm cho khoảng 82.000 lao động tại địa phương với mức thu nhập tăng dần qua các năm; năm 2000 thu nhập bình quân đạt 690 ngàn đồng/người/tháng, năm 2004 bình quân đạt 1.008 ngàn đồng/người/tháng, năm 2006 bình quân đạt 1.669 ngàn đồng/người/tháng.

2.3.4 Những vấn đề phát sinh trong kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk.

* Về phía doanh nghiệp:

- Do các doanh nghiệp có ít vốn đầu tư, chưa mạnh dạn đầu tư, trình độ về khoa học kỹ thuật còn yếu kém và chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp nên tuy số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (vốn và lao động), ngành nghề kinh doanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại và xây dựng, ít đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất vật chất khác.

- Thiết bị, máy móc của đại bộ phận doanh nghiệp còn lạc hậu, cơ bản là mua đồ cũ, đã qua sử dụng; số doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm đầu ra chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới. Ví dụ, sản phẩm cà phê nhân của Đăk Lăk được đánh giá cao, nhưng giá bán ra thị trường thế giới luôn thấp hơn các nước khác từ 100 – 300USD/tấn, hoặc ngay trong địa bàn tỉnh nếu so sánh với sản phẩm của một số công ty được đầu tư máy móc công nghệ hiện đại thì sản phẩm đại trà cũng thấp hơn khoảng 100 – 150 USD/tấn.

- Thiếu vốn đầu tư là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp thuộc tư nhân tại Đăk Lăk; nguyên nhân do bản thân doanh nghiệp có ít vốn (chủ doanh nghiệp tư nhân ít vốn, hoặc ít thành viên (cổ đông) tham gia góp vốn đối với công ty hoặc góp ít vốn), các doanh nghiệp thuộc tư nhân luôn gặp khó khăn khi vay vốn tại ngân hàng do chưa đủ uy tín đối với trường hợp không cần thế chấp hoặc tài sản không đủ điều kiện thế chấp (không có GCN

quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu) hoặc tài sản không đủ thế chấp cho các khoản vay cần thiết để đầu tư; mặt khác, các ngân hàng thương mại còn đang e ngại khi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay tiền do không được “bảo trợ” như các doanh nghiệp nhà nước. Việc định giá tài sản để thế chấp cho vay của các ngân hàng cũng còn tuỳ tiện, chủ quan bởi cán bộ tín dụng và thường là đánh giá tài sản thấp để đảm bảo an toàn đối với khoản vay của doanh nghiệp.

- Trình độ của cán bộ quản lý và lực lượng lao động còn thấp; số lượng chủ doanh nghiệp tư nhân chưa có bằng đại học chiếm trên 90%, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, số lượng qua đào tạo rất thấp do đến nay toàn tỉnh chỉ có 4 trường trung học chuyên nghiệp (03 thuộc Nhà nước, 01 dân lập), 02 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 01 trường cao đẳng và 01 trường đại học; nếu muốn học nghề học sinh lại phải xuống tận thành phố Hồ Chí Minh, điều đó là khó thực hiện được do phần lớn gặp khó khăn về kinh tế.

- Sự hợp tác, liên doanh, liên kết trong đầu tư để sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn ở mức thấp, thể hiện ở chỗ số lượng các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh, trong khi đó số lượng công ty cổ phần phát triển rất chậm; các công ty TNHH và thậm chí là các công ty cổ phần có số lượng thành viên (hoặc cổ đông) tham gia góp vốn rất hạn chế, phổ biến ở mức 2 – 3 người và chủ yếu là trong một gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em...).

- Mặc dù đã được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng một số khu, cụm công nghiệp để cho các doanh nghiệp thuê, nhưng mặt bằng tại các khu, cụm này còn ít, giá thuê lại cao chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nên phần lớn các doanh nghiệp thuộc tư nhân phải thuê ngoài hoặc sử dụng nhà, đất của gia đình trong các khu dân cư để làm cơ sở sản xuất kinh doanh nên gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và khó đầu tư trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại.

- Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá đều gặp khó khăn trong việc xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài. Nguyên nhân do thiếu thông tin về thị trường và bạn hàng nước ngoài, ít có cơ hội trong việc xúc tiến thương mại (tham gia trưng bày, quảng cáo sản phẩm xuất khẩu, tham gia vào các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài tìm bạn hàng, thiếu cán bộ có năng lực và kiến thức, kinh nghiệm trong thương mại quốc tế). Vì vậy, sản phẩm sản xuất ra thường phải bán lại cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc một số ít doanh nghiệp thuộc tư nhân có quy mô lớn, hoặc phải uỷ thác xuất khẩu (phải tốn phí uỷ thác).

- Phần lớn doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân chưa thực hiện đúng các quy định về chính sách đối với người lao động, như: chưa thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc là chỉ mang tính chất hình thức, hợp đồng lao động ít được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động, thực hiện nội quy lao động, chế độ bảo hiểm xã hội cũng chưa được quan tâm đúng mức.

- Nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, như: Tiến hành hoạt động kinh doanh khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký, một số còn kinh doanh hàng cấm, hàng kém chất lượng; cơ bản là vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, không chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

* Về phía Nhà nước:

- Mặc dù Chính phủ đã bãi bỏ nhiều loại Giấy phép kinh doanh không cần thiết và trái với Luật doanh nghiệp (Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ, Nghị định 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ...), nhưng nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn cho “ra lò” những loại giấy phép mới hoặc biến tướng của giấy phép cũ gây khó khăn cho doanh

nghiệp. Từ 194 giấy phép con năm 2002 đẵ tăng lên 246 giấy phép năm 2003 và 298 giấy phép năm 2004 và đến nay theo thống kê của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thì vẫn còn khoảng 312 loại giấy phép.

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, nghị định của cơ quan có thẩm quyền còn chậm (luật, nghị định đã có hiệu lực thi hành nhưng văn bản hướng dẫn chi tiết vẫn chưa được ban hành), ví dụ như: Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã, thông tư hướng dẫn Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình... làm cho việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, phải chờ đợi làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các Bộ, ngành không thống nhất với nhau trong một số vấn đề gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Điển hình là việc Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn giải quyết ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước về địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư là tại nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, nhưng Tổng Cục thuế thì lại hướng dẫn giải quyết ưu đãi đầu tư theo địa bàn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược này làm cho cơ quan quản lý không biết đường nào mà thực hiện, còn doanh nghiệp thì khổ sở vì phải chờ đợi và tốn nhiều tiền bạc, giấy mực để đi tìm công lý.

- Cơ chế thực hiện thủ tục cho thuê đất, giao đất chưa được cải cách làm cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.

- Chính quyền địa phương chưa thực hiện được việc hỗ trợ các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 63 - 75)