Tạo hành lang pháp lý và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 85 - 89)

25 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010.

3.2.3.Tạo hành lang pháp lý và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân.

với kinh tế tư nhân.

Khi khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thực thi pháp luật nghiêm minh, tính công khai minh bạch được bảo đảm, có hệ thống toà án hữu hiệu để giải quyết tranh chấp... thì doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển, đặc biệt là khu vực tư nhân, cần phải xét lại từ luật pháp, yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế. Luật pháp phải được thiết kế sao cho thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo lập môi trường cạnh tranh bình đằng cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Muốn vậy, chúng ta cần chú ý những vấn đề sau:

- Khi soạn thảo luật phải chú trọng đến vấn đề hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hơn là mang nặng về tính quản lý; mặt khác, trong quá trình dự thảo luật cần có sự tham vấn đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật là cộng đồng doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành.

- Nhà nước phải thống nhất giữa văn bản luật và văn bản dưới luật, đảm bảo một môi trường pháp lý ổn định, tạo điều kiện cho doanh nhân yên tâm sản xuất, kinh doanh.

- Chính phủ phải ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật ngay sau khi luật được ban hành để có thể thực hiện được ngay khi luật có hiệu lực, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực rồi nhưng vẫn chưa có nghị định hướng dẫn nên không thể thực hiện được (Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 nhưng đến ngày 05/9/2007 mới có Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp). Trong nghị định hướng dẫn luật cần phải cụ thể hoá để thi hành được ngay mà không cần thông tư hướng dẫn nhằm hạn chế việc một số bộ, ngành hướng dẫn sai luật.

- Chính phủ phải quy định rõ ràng, cụ thể các ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép, điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề. Ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản hướng dẫn luật như hướng dẫn về cấp chứng

chỉ hành nghề tư vấn pháp lý, quy định về vốn pháp định, cơ quan chứng nhận vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định,...

- Chính phủ cần khẩn trương ban hành những văn bản quy định về những ngành, nghề mới nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia như: kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đánh giá tài sản, dịch vụ điều tra dân sự.v.v...

- Bãi bỏ những giấp phép “con” không phù hợp với Luật doanh nghiệp và những luật liên quan; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc ban hành văn bản của bộ, ngành, địa phương để kịp thời bãi bỏ những văn bản không phù hợp hoặc trái luật; xây dựng một phương pháp luận thống nhất về giấy phép. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ giấy phép “con”. Các bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh phải chủ động tập hợp, rà soát, đánh giá các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước, kiên quyết bãi bỏ những quy định không còn cần thiết; đồng thời bổ sung, sửa đổi lại các quy định khác; tạo bước tiến đột phá trong đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chính phủ cần sớm ban hành văn bản quy định cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh từ Trung ương xuống địa phương theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Song song với việc tạo hành lang pháp lý để kinh tế tư nhân phát triển thì cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân.

Trước tiên là về tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh được Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức và có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, nhưng hiện nay do chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng, mặt khác cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh Đăk Lăk chính là phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư với cơ cấu đơn giản, từ trước tới nay mới chỉ thực hiện được

nhiệm vụ giải quyết đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, thu hồi một số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn những nhiệm vụ, quyền hạn khác thì chưa thực hiện được. Cơ quan đăng ký kinh doanh ở cấp huyện cũng chưa rõ ràng, tuỳ theo từng huyện giao nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ cá thể. Chính vì vậy nên thông tin về các doanh nghiệp, hộ cá thể trên địa bàn toàn tỉnh không được cập nhật và thông suốt, cơ quan đăng ký kinh doanh chưa xây dựng được hệ thống thông tin doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, chưa cung cấp được thông tin doanh nghiệp khi có yêu cầu, chưa thực hiện được việc kiểm tra doanh nghiệp về những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, chưa tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm về đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần sớm hoàn thiện chế định về tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương (cấp huyện), sớm đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương (máy móc, thiết bị, phần mềm quản lý...) để quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu.

Tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ cơ quan đăng ký kinh doanh về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện của các ngành, nghề này để có thể giải thích, hướng dẫn cho các doanh nghiệp đến đăng ký kinh doanh.

Tiến hành rà soát và kiểm tra năng lực, trách nhiệm của cán bộ đăng ký kinh doanh; cần loại bỏ ngay những cán bộ thiếu năng lực, không có trách nhiệm.

Địa phương (tỉnh và cấp huyện) cần lập đường dây nóng và hộp thư tố cáo những cán bộ, công chức nhận hối lộ và đòi hối lộ, đưa ra những điều kiện để ưu đãi họ về thuế, vốn đầu tư, đất đai, công trình,.v.v. nhằm tạo sự công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp. Các cán bộ, công chức vi phạm

quyền kinh doanh của người dân phải được nghiêm khắc xử lý theo pháp luật. Song song với xử lý kỷ luật thì cần có chế độ lương hợp lý đối với cán bộ, công chức.

Tại địa phương định kỳ hàng năm cần thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để phối hợp kiểm tra các doanh nghiệp về nội dung đăng ký kinh doanh, về điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

Tăng cường sự hoạt động của hệ thống toà án như toà kinh tế, toà hành chính...; nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán để có thể xử những vụ án kinh tế, hành chính... một cách công bằng và nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 85 - 89)