Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 31 - 43)

b. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, kinh tế tư nhân

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lý: Đăk Lăk là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế; là trung tâm Cao nguyên trung phần của nước Việt Nam.

Đăk Lăk có diện tích tự nhiên là 13.085km2; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía Tây giáp tỉnh Modulkiri (Cămpuchia) với đường biên giới dài khoảng 70km, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mực nước biển.

Tỉnh Đăk Lăk có thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối với các

tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đã Nẵng, Bình Phước, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh; có quốc lộ 26 nối liền với tỉnh Khánh Hoà, QL27 nối với tỉnh Lâm Đồng, QL14C nối với Cămpuchia.

Địa hình tỉnh Đăk Lăk rất đa dạng và phong phú, nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với đồng bằng thấp ven theo các sông chính.

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu, vùng phía Tây Bắc nắng nóng và khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240c, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau khoảng 50c. Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, bông vải...

Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú và phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính là sông Sêrepok với sông chính dài khoảng 315km và sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh với hai thuỷ lưu chính là Ea Krông Hil và Ea Krông Năng. Bên cạnh đó còn có các hồ tự nhiên, và nhân tạo lớn là hồ Lăk, hồ Ea Kao và Buôn Triết...

Theo Nghị quyết Quốc hội số 22/2002/QH11, ngày 26/11/2003 “về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Tỉnh Đăk Lăk có diện tích là 1.308.500ha; diện tích đất nông nghiệp: 422.735ha (chiếm 32,4%); diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 608.887ha (chiếm 46,6%); đất chuyên dùng: 34.410ha (2,9%); đất ở: 9.145ha (0,7%); đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 229.024ha (17,4%).

Toàn tỉnh có 8 nhóm đất; có 2 nhóm chiếm ưu thế cả về diện tích và ý nghĩa sử dụng, đó là:

- Nhóm đất xám (Acrisols): chiếm 412.510ha bằng 31,6% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất đỏ (Ferasols): chiếm 513.760ha bằng 39,1% diện tích tự nhiên.

Chất lượng của một số loại đất đều thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, bông vải... cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Với lượng mưa bình quân là 1.900mm, thì Đăk Lăk có 28,6 tỷ m3 nước, trong đó lượng nước mưa chảy vào dòng chảy khoảng 14,5tỷ m3; nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn.

Đăk Lăk có hai hệ thống sông chính là sông Sêrepôk và sông Ba với tổng diện tích lưu vực khoảng 13.000km2, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, ngoài việc tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú phục vụ du lịch, đây còn là tiềm năng thuỷ điện lớn và phong phú của Đăk Lăk. Tổng trữ năng thuỷ điện được dự tính trên địa bàn khoảng 820MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 3.700 triệu Kwh; hiện tại đã có 10 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14,99MW đang hoạt động. Các công trình thuỷ điện lớn là Buôn Kuốp 280MW và Buôn Tua Sáp 86MW đang được khởi công xây dựng, công trình Sêrêpôk III 220MW và Sêrêpôk IV 28MW đang chuẩn bị khởi công. Các điểm tiềm năng thuỷ điện vừa và nhỏ còn lại khoảng 101 điểm, với tổng công suất khoảng 190MW. Trong đó 12 điểm đã được điều tra khảo sát và kêu gọi đầu tư đợt đầu với tổng công suất khoảng 31,3MW; 79 điểm tiềm năng thuỷ điện với tổng công suất khoảng 144,47MW còn lại cũng sẽ được nghiên cứu kêu gọi đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Rừng là thế mạnh của Tỉnh, được phân bố đồng đều trên các huyện, đặc biệt là hành lang biên giới giáp Cămpuchia. Rừng Đăk Lăk phong phú và đa dạng về chủng loại động, thực vật, thường có kết cấu 3 tầng nên có tác dụng

phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học cao. Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 608.920 ha với tỷ lệ độ che phủ là 46,6%, trữ lượng gỗ 52.580.460m3.

2.1.2. Nhân tố văn hoá - xã hội.

Dân số Đăk Lăk khoảng 1,7 triệu người (tính đến đầu năm 2005), bao gồm 44 dân tộc anh em cùng định cư sinh sống. Trong đó:

- Dân tộc kinh chiếm: 70,65%. - Dân tộc Êđê chiếm: 13,69%. - Dân tộc Nùng: 3,9%.

- Dân tộc M’ Nông: 3,51%. - Dân tộc Tày: 3,03%. - Dân tộc Thái: 1,04%. - Dân tộc Dao: 0,86%...

Từng dân tộc tuy có truyền thống và bản sắc riêng, nhưng cũng đã cùng nhau xây dựng và hình thành một nền văn hoá phong phú, giàu bản sắc.

Về hành chính, tỉnh Đăk Lăk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 12 huyện; trong đó có 139 xã, 13 phường và 13 thị trấn.

Nói đến văn hoá truyền thống ở Đăk Lăk, thì trước hết phải nói đến nền văn hoá mang đậm nét đặc trưng của cư dân bản địa, từ bao đời nay đã tạo nên nền văn hoá phong phú và đa dạng, với những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo và đồ sộ. Có các di sản văn hoá dân tộc vật thể nổi tiếng như đàn đá, cồng chiêng, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng... cùng các văn hoá phi vật thể như luật tục, các hoạt động văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, cùng kho tàng văn học dân gian với những bản sử thi, thần thoại, truyền thuyết...

Ngành giáo dục đã được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000, Đăk Lăk đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành chương trình quốc gia

xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Hiện tại, toàn tỉnh có 580 trường phổ thông, 8.116 phòng học với 545.100 học sinh, trong đó con em dân tộc thiểu số là 132.430 học sinh.

Toàn tỉnh có 03 trường đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp, 01 trường cao đẳng và 01 đại học Tây Nguyên, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm ngoại ngữ - tin học tỉnh và một số cơ sở ngoại ngữ - tin học tư nhân.

Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là 144.000 người, chiếm 18,03%, trong đó số đã qua đào tạo nghề là 95.840 người, chiếm 12% lực lượng lao động. Trong đó, công nhân kỹ thuật là 29.000 người; lao động đã qua đào tạo nghề là 66.840 người.

2.1.3. Nhân tố kinh tế.

Tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây của Đăk Lăk tương đối cao, năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 10,43% (giá so sánh 1994), tăng gấp 1,37 lần so với năm 2000. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 8,16% (2001 – 2004), trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng khá cao (17,77%), ngành dịch vụ cũng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (15,21%); năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,33% và năm 2006 đạt 9,11%.

Cơ cấu kinh tế của Đăk Lăk đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Thực tế cho thấy Đăk Lăk đang hướng đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; đây là xu hướng tất yếu của tỉnh hiện tại và tương lai bởi lợi thế về tài nguyên đất đai đã được khai thác đưa vào sử dụng cho nông nghiệp tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất thâm canh, tăng vụ.

Thu ngân sách qua các năm đều có xu hướng tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây khi Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số sắc thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, do phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách và thực hiện mở rộng uỷ nhiệm

thu cho các cấp huyện, xã nên các cấp đã chủ động tích cực đẩy mạnh thu ngân sách. Năm 2004, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.146 tỷ, năm 2005 đạt 1.279 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1.649tỷ đồng.

Về hệ thống tài chính – ngân hàng: Hiện nay đã có nhiều chi nhánh ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần và nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng đã được triển khai và tiếp tục mở rộng. Có các đầu mối ngân hàng, tín dụng gồm:

- Hệ thống chi nhánh NHNo & PTNT: 50 đầu mối cơ sở. - Chi nhánh Ngân hàng đầu tư & PT: 05 đầu mối cơ sở. - Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương.

- Chi nhánh Ngân hàng công thương.

- Chi nhánh Ngân hàng cổ phần thương mại Đông Á. - Chi nhánh Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu. - Chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo.

- Chi nhánh Quỹ tín dụng trung ương. - 13 Quỹ tín dụng nhân dân.

- 01 tổ chức tín dụng của Ngân hàng TM Sài Gòn Thương Tín. - Công ty vàng bạc đá quý.

Về thương mại: Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc hình thành và mở rộng mạng lưới kinh doanh theo các kênh phân phối và tiêu thụ hàng hoá; mở rộng mạng lưới đại lý mua bán trong tỉnh và các địa phương trong vùng.

Hàng hoá của tỉnh đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các mặt hàng chủ yếu là: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mật ong, tinh bột sắn, sản phẩm từ gỗ... Trong những năm qua, ngành xuất khẩu đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tác động tích cực vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tạo đà cho nhiều ngành kinh tế trong tỉnh phát triển, góp phần

quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dẫn các ngành chế biến và dịch vụ phục vụ xuất khẩu.

Về phát triển nông nghiệp, hiện nay Đăk Lăk đang thực hiện Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội đối với nông nghiệp. Trong đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đặt lên hàng đầu nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và yêu cầu thị trường. Trong những năm qua người trồng cà phê ở Đăk Lăk được tỉnh hỗ trợ các chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp, giãn nợ vay ngân hàng, cho vay mới ở vùng chuyên canh có hiệu quả... Từ năm 2003 Đăk Lăk đã có nhiều dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chăn nuôi và phát triển giống; nhìn chung các mô hình trình diễn đều được đánh giá có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.

Về công nghiệp, nhờ phát huy được sức mạnh nội lực cùng với sự nhanh nhạy chớp lấy thời cơ nên trong thời gian vừa qua ngành công nghiệp Đăk Lăk đã có nhiều biến chuyển sâu sắc. Đến nay, công nghiệp đã hình thành được một hệ thống khá đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khai thác mỏ và đặc biệt là công nghiệp chế biến; nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và tương đối hiện đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như chế biến cà phê, mía đường, tinh chế gỗ, cán bông, sản xuất vật liệu xây dựng...

Trong những năm qua do có sự nỗ lực kêu gọi cũng như tạo điều kiện khuyến khích, thu hút đầu tư nên các nhà đầu tư trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh đã đầu tư khá nhiều dự án công nghiệp vào tỉnh Đăk Lăk. Trong giai đoạn 2001 – 2005 đã có hơn 100 dự án có quy mỗ khác nhau được đầu tư. Riêng năm 2004 đã có thêm 9 dự án được khởi công xây dựng và 11 nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động (chưa kể các xưởng sản xuất có quy mô vừa và nhỏ), nhờ đó giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng lên đáng kể, nhất

là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; năm 2005 đầu tư 08 dự án chế biến nông lâm sản với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng; từ năm 2006 đến nay đã có 21 dự án được được khởi công xây dựng. Đặc biệt, đã có doanh nhân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam tại Đăk Lăk với công suất 5000kw đã đưa vào hoạt động.

Về cơ chế chính sách:

Sau kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, Đăk Lăk đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô nền kinh tế của tỉnh đã được mở rộng, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ, lĩnh vực văn hoá - xã hội được cải thiện, môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

Nhờ các chính sách vĩ mô, môi trường pháp lý trong kinh doanh và các yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường được cải thiện và phù hợp với thực tiễn, qua đó cho phép khai thác tốt hơn các nguồn lực của tỉnh. Năng lực sản xuất mới ở các ngành được nâng lên và định hình rõ nét theo hướng sản xuất hàng hoá.

Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch và phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến; khuyến khích bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh. Đây là những chính sách quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Việc nước ta gia nhập OPEC, WTO, thực hiện AFTA, ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, đang và sẽ tạo điều kiện cho việc hoà nhập, mở rộng thị trường và các chủng loại sản phẩm xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông lâm sản truyền thống của tỉnh.

2.1.4. Chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân của Nhà nước và của tỉnh Đăk Lăk.

Đảng và Nhà nước đã không ngừng đổi mới chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trực tiếp tác động thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 do Quốc hội khoá X ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2000, là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo ra bước đột phá về cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế dân doanh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua phát triển khá mạnh mẽ.

Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội khoá XI ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006 đã gộp chung Luật doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp nhà nước làm một. Có thể nói, Luật doanh nghiệp 2005 là một cải cách cơ bản trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta, dựa trên sự thành công đã được thừa nhận rộng rãi của Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Đăk Lăk (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)