CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC
4.2. Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại khách sạn
4.2.1. Các giải pháp về đãi ngộ tài chính
4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống thang bảng lương
Thực tế, bảng lương của Grand Plaza Hà Nội xem xét đến yếu tố trình độ là hợp lý bởi những nhân viên được học hành bài bản, có trình độ ngoại ngữ thông thạo là rất phù hợp và đem lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Tuy nhiên để xem đó là yếu tố chính là chưa hợp lý. Đối với khách sạn 5 sao, việc nhân viên xác định được phong cách và xu hướng làm việc của Khách sạn, nắm bắt được đối tượng khách mục tiêu chỉ có thể có ở nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Kiến thức lúc này không thể nào đủ để có thể xử lý tình huống mà chỉ có kinh nghiệm và kỹ năng mới có thể giải quyết được.
Hơn nữa, đối với các khách sạn hạng thấp sao hơn, việc nhân viên nghỉ và nhân viên mới ra vào thường xuyên được xem là bình thường bởi lượng tiền, nguồn tài chính của các khách sạn thấp sao là hạn chế, họ chỉ yêu cầu nhân viên
ở mức đó là đủ đáp ứng các yêu cầu của khách đối với khách sạn về dịch vụ, chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, ở khách sạn 5 sao, yêu cầu trở nên cụ thể hơn, không thể để xảy ra sai sót trong quá trình phục vụ. Các khách sạn 5 sao lại có nguồn tài chính vững vàng nên chính sách không quan tâm nhiều đến thâm niên công tác của Grand Plaza Hà Nội là còn thiếu sót. Các nhà quản lý cần bổ sung thêm tiêu chí thâm niên công tác trong xác định lương thưởng cho nhân viên các bộ phận để họ cảm thấy được ghi nhận và gắn bó với công ty lâu hơn.
4.2.1.2. Hoàn thiện chính sách thưởng cho người lao động
- Cần phổ biến chính sách thưởng của công ty đến toàn bộ các nhân viên bởi đó chính là quyền lợi của người lao động . Có thể phổ biến qua địa chỉ thư điện tử đồng thời có văn bản thông báo đến từng bộ phận. Các nhà quản lý cần ý thức sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa của tiền thưởng vì trên thực tế, vẫn có những người quản lý nghĩ rằng việc thiếu một, hai người không được nhận thưởng là chuyện bình thường, việc tính nhầm tiền thưởng cho nhân viên cũng là chuyện đơn vị nào cũng có. Chỉ có vậy, nhân viên mới thực sự cảm thấy được động viên và quan tâm.
- Cần đa dạng hóa các hình thức và cách thức thưởng, hệ thống phúc lợi tự nguyện của Khách sạn để nhân viên có nhiều động lực kiên trì nỗ lực, gắn bó lâu dài với Khách sạn. Thay vì chỉ áp dụng hình thức thưởng bằng tiền mặt, cần mở rộng các hình thức thưởng khác như thưởng bằng hiện vật, thưởng bằng các chuyến nghỉ mát, giải thưởng khác khiến người lao động cảm thấy được khích lệ, hứng thú với công việc hơn. Việc áp dụng hình thức thưởng bằng hiện vật như máy xay sinh tố, máy giặt, tivi có thể áp dụng trong chương trình tổng kết cuối năm của khách sạn. Phương thức này có thể còn đem lại nhiều động lực cố gắng hơn cho nhân viên.
- Cần áp dụng thời hạn xem thưởng hợp lý. Đối với hình thức thưởng thường niên, khách sạn sẽ tiến hành thưởng một năm một lần. Tuy nhiên,
khoảng thời gian này là khá lâu, dễ gây giảm sút động lực của nhân viên. Vì vậy, khách sạn nên có thời gian xét thưởng ngắn hơn như theo tháng, theo quý, theo từng trường hợp cụ thể. Việc chia nhỏ thời gian khen thưởng như vậy sẽ khuyến khích được nhân viên phấn đấu đạt thành tích ngay cả khi năm mới vừa bắt đầu.
- Mức thưởng cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với thành tích của nhân viên đạt được vì mức tiền thưởng cũng tác động đến tinh thần, thái độ làm việc cho nhân viên. Mức thưởng phải đạt được kỳ vọng nhất định thì nhân viên mới cảm thấy muốn cống hiến, nỗ lực.
- Ngoài ra, việc xây dựng chính sách thưởng phải có các quy chế hợp lý, rõ ràng, các mục tiêu phải phù hợp, tránh xa rời thực tế, không quá sức với nhân viên để họ cố gắng, không nản lòng trong quá trình nỗ lực thực hiện.
4.2.1.3. Đảm bảo thực hiện chế độ phúc lợi theo quy định
Trên thực tế, Khách sạn chưa thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên theo như quy định. Do vậy, cần tiến hành công tác này theo đúng quy định.
Để tạo động lực cho người lao động, khách sạn cần thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội. Khách sạn cũng cần bổ sung, thực hiện theo kế hoạch các chế độ phúc lợi tự nguyện như: - Chính sách du lịch, nghỉ mát: Tổ chức đều đặn hàng năm các chương trình nghỉ mát cho nhân viên, các chương trình cắm trại, chơi trò chơi tập thể để họ có cơ hội nghỉ ngơi, nạp năng lượng, nâng cao năng suất làm việc.
- Tổ chức sinh nhật, tặng quà cho nhân viên hàng tháng. Mức tiền tặng là giống nhau nhưng các món quà hiện vật có thể tùy theo sở thích, tính cách của từng người mà công đoàn khách sạn lựa chọn quà tặng phù hợp. Cần tổ chức các buổi kỷ niệm nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam, quốc tế phụ nữ.
- Có chính sách quan tâm đến gia đình nhân viên như tổ chức ngày tết thiếu nhi, trung thu cho con của nhân viên trong Khách sạn. Hơn nữa, hiện
nay một số ngày lễ, tết theo quy định của Nhà nước như giỗ tổ 10/3 thậm chí là thưởng tết Trung thu cho các cháu nhỏ của nhân viên Khách sạn cũng bị cắt giảm. Dù tiền thưởng các dịp này cho mỗi nhân viên là không nhiều nhưng việc cắt giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhân viên. Bản thân các nhân viên trong khách sạn, dù có thâm niên cũng có mức lương gần như cố định, ít biến đổi do vậy động lực về tinh thần, môi trường làm việc chính là điều có thể giữ chân, làm họ muốn gắn bó với công việc này.
Giá trị vật chất của chính sách phúc lợi có thể không nhiều nhưng ý nghĩa mang lại cho nhân viên là vô cùng to lớn.