2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.2.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan BHXH Việt
Nam giai đoạn 2007 - 2013
2.2.2.1. Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư dự án
Công tác chuẩn bị đầu tƣ của cơ quan BHXH Việt Nam đến nay đã dần đi vào nề nếp và từng bƣớc đƣợc kiện toàn theo hƣớng chuyên nghiệp hóa.
Hàng năm, nếu cơ quan BHXH Việt Nam xem xét đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hay xây mới trụ sở nào thì đều có kế hoạch thực hiện dự án.
Kế hoạch đầu tƣ xây dựng hàng năm của cơ quan BHXH Việt Nam căn cứ vào việc theo dõi thực hiện kế hoạch, hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, thực hiện tổ chức các bƣớc đầu tƣ và các giai đoạn đầu tƣ, tổng hợp kế hoạch và tổ chức bảo vệ kế hoạch đó của cơ quan đối với các Bộ, ngành. Từ đó xây dựng các phƣơng án đầu tƣ và triển khai giao kế hoạch cho từng dự án của từng ban quản lý; đồng thời tạo chủ động cho cơ quan quản lý đầu tƣ trong việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời. Tuy nhiên do chất lƣợng của chuyên viên trong các đơn vị chƣa cao nên nhiều khi công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tƣ còn lúng túng, bị động và chủ quan khi xác định quy mô xây dựng, mức vốn đầu tƣ, kế hoạch và phân kỳ đầu tƣ…
Trong quá trình tổng hợp kế hoạch đầu tƣ các đơn vị cũng nhƣ trong hệ thống cơ quan chƣa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc nên đã hạn chế quy mô đầu tƣ.
Sau khi lập kế hoạch tổng thể cho dự án, cơ quan tiến hành xác định địa điểm xây dựng công trình và các bƣớc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, và lên phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng (nếu có). Khi có mặt bằng “ sạch” thì đơn vị thi công mới có thể toàn tâm toàn ý triển khai thực hiện dự án. Về cơ bản các dự án của cơ quan đều có địa điểm xây dựng phù hợp quy hoạch phát triển của địa phƣơng, của ngành, có mặt bằng sạch thuận tiện cho quá trình thi công. Tuy nhiên, hiện nay cũng có công trình của cơ quan đã và đang vƣớng mắc vào khâu bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng làm dự án khó triển khai các bƣớc tiếp theo.
Về công tác lập dự án đầu tƣ, lập báo cáo KTKT. Cơ quan BHXH Việt Nam chú trọng tổ chức lựa chọn, thuê các đơn vị tƣ vấn có năng lực, kinh
nghiệm trong quá trình lập dự án, lên phƣơng án kiến trúc nên những phƣơng án tƣ vấn đƣa ra đƣợc đánh giá cao, và có tính khả thi lớn. Tuy nhiên có dự án, do những nguyên nhân khác nhau mà chất lƣợng báo cáo KTKT chƣa đƣợc tốt, khiến báo cáo phải làm lại nhiều lần, cũng có trƣờng hợp dự án phải điều chỉnh, bổ sung ngay từ khi bắt đầu khởi công.
Nhìn chung công tác kế hoạch trong đầu tƣ dự án của cơ quan đã đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch và dân chủ.
2.2.2.2. Quản lý tổ chức thực hiện dự án
Công tác khảo sát xây dựng: Nội dung chính của công tác khảo sát xây dựng đối với các dự án của BHXH Việt Nam gồm những công việc nhƣ sau: xác định mốc giới, đo đạc mặt bằng, khảo sát địa chất. Khảo sát xây dựng là công tác rất quan trọng trong quá trình triển khai đầu tƣ. Những kết quả khảo sát địa chất mang tính quy phạm bắt buộc, giúp cho công tác thiết kế và cả công tác thi công, vận hành sử dụng công trình sau khi hoàn thành. Kết quả khảo sát là nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của dự án. Với những lí do trên, công tác khảo sát xây dựng luôn đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam chú trọng, kiểm tra, kiểm soát một cách nghiêm ngặt, bài bản và chuyên nghiệp nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả, chất lƣợng.
Công tác thiết kế kỹ thuật - lập tổng dự toán: Đây là nhiệm vụ rất quan trọng khi xây dựng công trình, ảnh hƣởng đến sự tồn vong của dự án nên công tác này rất đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam quan tâm xem xét và nghiên cứu. Thiết kế trụ sở của cơ quan BHXH Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu chung của một dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đó là phải hiện đại; phù hợp với quy hoạch; tuân thủ quy chuẩn, quy phạm xây dựng, mặt bằng xây dựng và tiết kiệm. Cơ quan BHXH Việt Nam căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá xây dựng cơ bản để kiểm tra, kiểm soát tổng dự toán dự án. Đó là những chỉ tiêu luôn đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam quan tâm
đầy đủ và quản lý chặt chẽ theo các quy định để đảm bảo quản lý đúng và tiết kiệm kinh phí xây dựng, hạn chế thất thoát, tiêu cực trong đầu tƣ xây dựng; ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động đầu tƣ. Hệ thống định mức do các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định. Riêng với các đơn giá xây dựng cơ bản do các cơ quan quản lý chuyên ngành tại các địa phƣơng quản lý. Cơ quan BHXH Việt Nam đảm bảo các khối lƣợng công tác xây dựng đƣợc thực hiện ở địa phƣơng nào, tại thời điểm nào phải đúng với đơn giá xây dựng cơ bản của địa phƣơng đó, thời điểm đó.
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán:
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của các công trình tại BHXH Việt Nam đƣợc tổ chức khá chặt chẽ, khoa học. Trƣớc khi xem xét phê duyệt cơ quan BHXH Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thuê công ty tƣ vấn thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định kèm theo tờ trình của chủ đầu tƣ gửi về BHXH Việt Nam để xem xét trƣớc khi phê duyệt. Nội dung thẩm định dự án, phê duyệt dự án đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam xem xét, thẩm định theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, cụ thể về tên dự án, chủ đầu tƣ, tƣ vấn lập dự án, chủ nhiệm lập dự án, mục tiêu đầu tƣ xây dựng, nội dung và quy mô đầu tƣ xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, loại, cấp công trình, tổng mức đầu tƣ của dự án, nguồn vốn đầu tƣ, thời gian thực hiện dự án và các nội dung khác.
Tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu (công tác lựa chọn nhà thầu): Đây là công tác quan trọng, nó không chỉ giúp cho tất cả các bên liên quan tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc mà quan trọng hơn là đảm bảo thành công của cả dự án. Có thể nói đây là điểm mấu chốt của dự án, khi đã lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực, đủ kinh nghiệm thì công tác quản lý dự án rất thuận lợi, quá trình thực hiện dự án bảo đảm đƣợc suôn sẻ, thuận lợi. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của công tác này, cơ quan BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các ban quản lý tiến hành lựa chọn nhà thầu một cách nghiêm túc, công bằng và dân chủ theo đúng quy định của Pháp luật, tránh không để hiện tƣợng thông thầu xẩy ra. Tuy nhiên, tại một số dự án vẫn xảy ra tình trạng đấu thầu không minh bạch, công khai, hiện tƣợng quân xanh quân đỏ vẫn xuất hiện, chính điều đó dẫn đến tình trạng nhà thầu đƣợc lựa chọn có năng lực yếu kém, không đảm bảo đƣợc tiến độ của dự án. Đơn cử nhƣ dự án do BQLDA đầu tƣ và xây dựng làm chủ đầu tƣ thì nhà thầu thi công có năng lực yếu về mọi mặt (tài chính, nhân lực, vật tƣ, thiết bị) nhƣng vẫn tham gia xây dựng các gói thầu xây lắp chính của dự án này. Trên hồ sơ dự thầu, năng lực của nhà thầu thi công xây lắp đƣợc vẽ rất đẹp, rất hoành tráng để trúng thầu nhƣng thực tế thì ngƣợc lại, thậm chí khá là bết bát. Ngoài ra, tại cơ quan BHXH Việt Nam các thủ tục hành chính trong đấu thầu còn rƣờm rà, tốn nhiều thời gian gây ảnh hƣởng đến công tác lựa chọn nhà thầu nói riêng cũng nhƣ ảnh hƣởng tiến độ toàn dự án nói chung.
Công tác quản lý chất lượng tại các dự án đều đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam quan tâm thực hiện từ công tác khảo sát, công tác thiết kế cho đến công tác thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. BHXH Việt Nam yêu cầu tất cả các khâu công tác đều phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật. Với yêu cầu này thì mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng các dự án của cơ quan BHXH Việt Nam phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lƣợng và chịu trách nhiệm về chất lƣợng các công việc xây dựng do mình thực hiện trƣớc chủ đầu tƣ và trƣớc pháp luật. Tất cả công trình, hạng mục công trình chỉ đƣợc nghiệm thu để đƣa vào sử dụng khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp
dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tƣ theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan BHXH Việt Nam ngoài việc thuê đơn vị tƣ vấn giám sát trực tiếp quá trình thi công trên công trƣờng cũng đã bố trí một số cán bộ chuyên trách bám sát từng dự án, từng gói thầu. Bất cứ vấn đề nào phát sinh trên công trƣờng đều đƣợc giám sát của Chủ đầu tƣ nắm bắt nhanh chóng, kịp thời để phản hổi tới cấp trên và giải quyết vƣớng mắc một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, do đa số cán bộ giám sát của chủ đầu tƣ đều còn trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm va vấp dự án nên trong cách hành xử còn cứng nhắc, chƣa linh hoạt dẫn đến tình trạng bức xức, bằng mặt mà không bằng lòng của nhà thầu, có thể gây ảnh hƣởng cho các gói thầu cũng nhƣ toàn dự án. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây lắp cung cấp cũng chƣa chặt chẽ, còn lỏng lẻo làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hạng mục công trình.
Công tác quản lý tiến độ của dự án: Đối với cơ quan BHXH Việt Nam thì quản lý tiến độ giúp bảo đảm thực hiện dự án đúng hạn trong mọi trƣờng hợp nhất là trong trƣờng hợp có yêu cầu khắt khe về thời gian hoàn thành bàn giao đƣa vào khai thác. Nhận thức đƣợc điều này cơ quan đã chỉ đạo các chủ đầu tƣ phải lập kế hoạch, lên tiến độ chi tiết cho từng gói thầu, từng dự án. Cơ quan BHXH Việt Nam bắt buộc tất cả các gói thầu đều có kế hoạch triển khai thực hiện và những kế hoạch cho các công việc phải đƣợc sắp xếp theo trình tự hợp lý. Kế hoạch đã định hình đƣợc yếu tố thời gian trên cơ sở quy định của pháp luật về trình, duyệt các thủ tục pháp lý cũng nhƣ các điều kiện thực tế của cơ quan BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các dự án triển khai từ năm 2007 đến năm 2013 của cơ quan, số dự án hoàn thành đúng kế hoạch (đã đƣợc nghiệm thu bàn giao) chỉ là 1 dự án về nâng cấp cải tạo có quy mô và tính chất không quá phức tạp (chiếm 25%) [nguồn: Bảo hiểm xã
hội Việt Nam]. Các dự án còn lại đều là những dự án có tính chất và quy mô lớn nên tình trạng chậm tiến độ diễn ra khá phổ biến. Chính vì sự chậm trễ của gói thầu xây lắp chính đã kéo theo tiến độ của các gói thầu phụ bị ảnh hƣởng và gây chậm tiến độ cho cả dự án. Thực tế cho thấy tuy các chủ đầu tƣ có lập kế hoạch cho từng gói thầu, từng dự án nhƣng kế hoạch thực hiện này chƣa đủ chi tiết, mới chỉ có kế hoạch thời gian cho những đầu việc lớn, những công việc nhỏ hơn chƣa đƣợc xác định nên thời gian và nguồn lực dành cho nó chƣa đƣợc phản ánh dẫn đến khó khăn khi muốn xác định thời gian để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Mặt khác, các CĐT mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm để quản lý chi phí, dự toán mà chƣa có những công cụ, phần mềm chuyên nghiệp để quản lý tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, chƣa thể có đƣợc một kế hoạch hoàn hảo để kết nối chặt chẽ các công việc cũng nhƣ phân bổ nguồn lực hợp lý. Đồng thời, với những hiện trạng trên là những hạn chế về năng lực, nhân lực trong quá trình quản lý tiến độ dự án. Nhiều khi kế hoạch đƣa ra chƣa tính hết đƣợc khả năng liệu ngƣời QLDA có đảm nhận đƣợc cùng một lúc hai công việc không và hai công việc đó về hạn định thời gian có liên quan gì với nhau không. Ngoài ra, tình trạng các dự án phải phê duyệt lại, phê duyệt bổ sung nhiều lần gây chậm trễ cho cả dự án, do đó thời gian ấn định phải hoàn thành của một số dự án bị thay đổi theo.
Quản lý thanh toán và giải ngân vốn đầu tư XDCB: Một dự án có hoàn thành hay không, hoàn thành nhanh hay chậm, chất lƣợng dự án có đảm bảo không phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn cấp cho dự án. Tại cơ quan BHXH Việt Nam, nguồn kinh phí chi đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc lấy từ nguồn quỹ phúc lợi cơ quan, vốn từ hoạt động sinh lời do các quỹ BHXH, BHYT mang lại và phần lớn nguồn vốn là từ ngân sách Nhà nƣớc cấp. Cơ quan BHXH Việt Nam lập kế hoạch vốn hàng năm theo tiến độ của từng dự án và làm việc với Ngân hàng phát triển Việt Nam ( trƣớc là Quỹ Hỗ trợ phát
triển Việt Nam) về tình hình sử dụng vốn đầu tƣ XDCB và thông báo vốn các dự án cho ngân hàng nắm bắt đƣợc. Căn cứ vào thông báo vốn thì công tác giải ngân và thanh toán của các chủ đầu tƣ mới đƣợc thực hiện. Công tác thanh toán và giải ngân vốn đầu tƣ XDCB của cơ quan BHXH Việt Nam chỉ đƣợc làm tốt khi việc giải ngân theo kịp tiến độ thi công công trình. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải ngân. Có những lúc thời gian thanh toán kéo dài 2-3 tháng ( tính từ khi nhà thầu trình hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tƣ cho đến khi nhà thầu nhận đƣợc tiền thanh toán), đặc biệt có gói thầu do vƣớng mắc, phát sinh mà thời gian thanh toán kéo dài tới cả năm.
Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ giải ngân của các dự án từ năm 2007 đến năm 2013
Đơn vị: Triệu đồng
TT Năm Tên Dự án Vốn cấp Giải
ngân
Tỷ lệ giải ngân (%)
1 2007 Trung tâm lƣu trữ hồ sơ 150 phố Vọng
22.000
14.500 65,9 2 Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ BHXH 2.000 450 22,5 3 Khu nghỉ dƣỡng sức Mũi Né 5.411 5.411 100 4 2008 Trung tâm lƣu trữ hồ sơ 150 phố Vọng 13.500 9.800 72,6
5 Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ BHXH 11.550 11.000 95,2 6 Khu nghỉ dƣỡng sức Mũi Né 12.000 11.700 97,5 7 2009 Trung tâm lƣu trữ hồ sơ 150 phố Vọng 9.600 5.400 56,3
8 Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ BHXH 10.550 4.300 40,8 9 Khu nghỉ dƣỡng sức Mũi Né 20.000 3.100 15,5
10 2010 Trung tâm lƣu trữ hồ sơ 150 phố Vọng 4.200 2.900 69,0
11 Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ BHXH 6.250 5.400 86,4
12 Khu nghỉ dƣỡng sức Mũi Né 16.900 10.750 63,6 13 Trung tâm CNTT – 150 phố Vọng 500 250 50 14 2011 Trung tâm lƣu trữ hồ sơ 150 phố Vọng 1.500 1.500 100,0
15 Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ BHXH 25.605 2.400 9,4