Nhóm giải pháp hoàn thiện kết thúc dự án đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 96 - 103)

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng công tác vận hành, khai thác, sử dụng công trình

Khi công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng, CĐT phải tiếp nhận công trình, xây dựng các quy định sử dụng, quy trình vận hành các trang thiết bị cho hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, ổn định của công trình, bảo đảm an toàn và hiệu quả cho các trang thiết bị.

Các công trình XDCB của cơ quan BHXH Việt Nam đều đƣợc các nhà thầu bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày chủ đầu tƣ ký

biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đã hoàn thành đƣa vào sử dụng. Nhà thầu cùng với chủ quản lý sử dụng công trình phải phối hợp tốt và thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình bảo hành công trình.

Khi công trình đƣa vào sử dụng, đơn vị quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về chất lƣợng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

Hiện nay, hệ thống trụ sở cơ quan BHXH Việt Nam đều đƣợc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, truyền dẫn và hệ thống mạng vi tính, trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ, thông gió chống nóng, thang máy… Vì vậy bắt buộc đơn vị sử dụng phải xây dựng các quy định vận hành khai thác các trang thiết bị đảm bảo hợp lý, khoa học, đúng kỹ thuật. Cần giao trách nhiệm cho các bộ phận chuyên trách quản lý, vận hành các trang thiết bị với các trách nhiệm cụ thể, rõ ràng để phát huy tối đa hiệu quả của các trang thiết bị; giảm thiểu những hỏng hóc do lỗi vận hành.

3.2.5.2. Tăng cường chất lượng công tác lập báo cáo quyết toán, thẩm định và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư

Lập báo cáo quyết toán, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ các công trình đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng là khâu rất quan trọng, vừa đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc về quản lý ĐTXDCB, vừa trực tiếp giúp quản lý vốn đầu tƣ, ngăn ngừa và loại trừ tiêu cực , thất thoát vốn đầu tƣ cho công trình.

Do phần lớn các công trình của cơ quan BHXH Việt Nam có quy mô xây dựng vừa phải, thời gian xây dựng không quá dài nên không yêu cầu các chủ đầu tƣ lập báo cáo quyết toán theo quý, theo năm mà chỉ phải lập báo cáo quyết toán khi công trình đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng.

Cơ quan BHXH Việt Nam phải tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán nhƣ quy định tại Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính. Nếu phải thuê kiểm toán độc lập thì thời hạn kiểm toán không quá 4 tháng kể từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực với các dự án nhóm B. Trong quá trình thẩm tra quyết toán, các Ban QLDA, CĐT phải có trách nhiệm tích cực chủ động phối hợp, cung cấp các hồ sơ tài liệu và đối chiếu số liệu để sớm đi đến thống nhất trƣớc khi trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt quyết toán.

Các nội dung cần thiết và bắt buộc phải thẩm tra quyết toán đối với công trình hoàn thành theo Điều 15 và Điều 16 của Thông tƣ số 19/2011/TT- BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính.

Do khối lƣợng công việc, khối lƣợng hồ sơ phải giải quyết quá nhiều và sự phối hợp không tốt của các Ban QLDA nên thời hạn thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ thƣờng bị kéo dài. Phần tập hợp hồ sơ quyết toán của chủ đầu tƣ và thẩm định của bộ phận chuyên môn mới chỉ chú ý đến các chi phí đầu tƣ mà coi nhẹ các phần khác, nhất là các cơ sở pháp lý trong quá trình đầu tƣ; các số liệu đối chiếu số vốn đã cấp phát, sử dụng qua các năm. Chính vì vậy yêu cầu các chủ đầu tƣ phải coi trọng những quy định mang tính pháp lý trong suốt quá trình đầu tƣ, kịp thời đối chiếu số liệu về chi phí đầu tƣ và cung cấp kịp thời các yêu cầu bổ sung hồ sơ của bộ phận thẩm định.

Thẩm định phê duyệt quyết toán là khâu cuối nhƣng rất quan trọng của quá trình đầu tƣ, nếu thực hiện không chính xác để xảy ra sai sót thì những ngƣời thụ lý hồ sơ phải chịu trách nhiệm pháp lý, nhƣng quan trọng hơn là sẽ để xảy ra việc thất thoát, tiêu cực trong đầu tƣ. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ, yêu cầu tất cả các chủ đầu tƣ, các cán bộ thẩm định phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực chuyên môn để công tác lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt quyết toán đƣợc thực hiện chặt chẽ, đúng quy định.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý dự án ĐTXD nói chung cũng nhƣ dự án ĐTXDCB nói riêng rất quan trọng, cấp thiết và luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng nhƣ của toàn xã hội. Việc nghiên cứu công tác quản lý dự án ĐTXDCB của cơ quan BHXH Việt Nam là vấn đề có phạm vi rộng và phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và thu hút đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, của mọi ngƣời trong xã hội, những ngƣời đã, đang và sẽ là "khách hàng" của cơ quan BHXH Việt Nam. Muốn vậy cần hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXDCB của cơ quan, tránh tiêu cực, thất thoát lãng phí xảy ra; đây là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tƣơng lai. Hiện nay, cơ quan BHXH Việt Nam đã rất chú trọng đầu tƣ cho công tác xây dựng hệ thống trụ sở, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu công tác của ngành. Các trụ sở đều có chất lƣợng, mỹ thuật tốt và trong quá trình triển khai chƣa phát hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác ĐTXDCB của cơ quan vẫn còn một số hạn chế nhƣ công trình không đáp ứng yêu cầu sử dụng, hay công trình nhanh chóng bị xuống cấp,tiến độ thi công chậm, công tác kiểm tra giám sát cũng nhƣ công tác khai thác vận hành chƣa đƣợc quan tâm đúng mức,...

Với thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXDCB của cơ quan nhƣ vậy thì để hƣớng đến hiệu quả cho hoạt động này thì giải pháp đƣợc cơ quan BHXH Việt Nam coi trọng đó là: Một mặt phải hoàn thiện cơ chế chính sách cũng nhƣ cơ cấu tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tƣ XDCB, mặt khác phải thực hiện các giải pháp hoàn thiện từng giai đoạn của dự án từ chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến kết thúc dự án.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc của luận văn. Tác giả rất mong muốn nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS, TS. Phạm Thị Túy, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luận văn, tới các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011, Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 33/2007/TT-BXD ngày 09/4/2007, Hướng dẫn quyết toán vốn hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013, Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng,

Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009, Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

6. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007, Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.

7. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định 05/NĐ-CP ngày 17/01/2014, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

8. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 15/NĐ-CP ngày 06/02/2013, Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2011), Quyết định 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011,Quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

10. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010, Hợp đồng trong hoạt động xây dựng,

Nội.

11. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/ 12/2009, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

12. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009, Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội.

13. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

14. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

15.Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

16. Phạm Trƣờng Giang (2003), Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Phòng Kế hoạch Tài chính - Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

17. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà Nội- Đại học Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa, Hà Nội.

18. Lê Công Hoa (2007), Quản trị dự án xây dựng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. First news và Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh (2008), Quản lý dự án lớn và nhỏ, Tp Hồ Chí Minh.

20. S. Keoki Sears Glenn, A. Sears Richard H.Cloug (2011), Quản Lý Dự Án Xây Dựng - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành Quản Lý Thi Công Tại Công Trường, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

21. Ngô Lê Minh (2008), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, Khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2002), Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu, Hà Nội. 24. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội. 25. Vũ Đức Thuật (2006), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện đầu tư trụ sở làm việc của Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Phòng quản lý tài chính - Ban Chi - Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

26. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

27. Trịnh Quốc Thắng ( 2007), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Edward R.Fisk (1992), Construction Project Administration. Fourth Edition, PRENTICE HALL publisher, Englewood Cliffs, New Jersey, USA.

29. Project Management Life Cycle (2008), Project Management Methodology magazine , Standard Edition, USA.

Website 30. http://www.xaydung.gov.vn/ 31. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn 32. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 33. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt 34. http://vietnamnet.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 96 - 103)