1.3.1 .Khái niệm quản lý tài chính
1.3.5. Công cụ quản lý tài chính tại đơnvị sự nghiệp công lập
1.3.5.1. Chính sách quản lý tài chính của Nhà nước
Chính sách quản lý tài chính của Nhà nƣớc là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Nhà nƣớc đối với các ĐVSNCL, đây là công cụ pháp lý rất quan trọng để các ĐVSNCL xây dựng đƣợc cơ chế chính sách quản lý tài chính nội bộ, đảm bảo sự tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động tài chính. Khi cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về ĐVSNCL thay đổi nhƣ: đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính, đổi mới cơ chế về tiền lƣơng, các định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tƣ công, cắt giảm nguồn ngân sách; thì tất cả những thay đổi đó đã tác động trực tiếp đến công tác QLTC tại ĐVSNCL về cơ chế quản lý sử dụng nguồn kinh phí, nguồn thu và chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai của đơn vị.
1.3.5.2. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập
Quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSNCL là hệ thống các văn bản quy phạm mang tính bắt buộc về hoạt động tài chính trong đơn vị, bao gồm hệ thống các quy định về nội dung thu, mức thu; nội dung chi, mức chi và các quy định về quy trình thủ tục thu- chi; các quy định về quản lý tài chính trong hoạt động của đơn vị.
Đây là những quy định các mang tính bắt buộc mọi ngƣời trong đơn vị phải tuân thủ thực hiện. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xem là công cụ pháp lý chính trong đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo đầy đủ nguyên tắc công khai, dân chủ và minh bạch; lấy ý kiến rộng rãi của tất cả cán bộ tham gia xây dựng quy chế và tuân thủ thực hiện quy chế.
1.3.5.3. Lập dự toán tài chính
Lập dự toán là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý tài chính là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Dự toán tài chính là công cụ quản lý rất quan trọng đối với mỗi đơn vị bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn hƣớng đi, mục tiêu và chƣơng trình hành động trong tƣơng lai của đơn vị, giúp lãnh đạo đơn vị xác định đƣợc các mục tiêu tài chính đề ra; đồng thời là căn cứ để đánh giá, kiểm tra hoạt động tài chính của đơn vị. Vai trò quan trọng của công tác lập dự toán tài chínhđƣợc thể hiện:
- Dự toán tài chính là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch và mục tiêu phát triển trong tƣơng lai của đơn vị
- Lập dự toán tài chính giúp đơn vị tăng khả năng dự tính đƣợc những thay đổi về tài chính, cũng nhƣ dự báo đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong tƣơng lai để lãnh đạo đơn vị có thể đƣa ra những cân nhắc trong công tác quản lý tài chínhphù hợp.
- Lập dự toán tài chính làm giảm sự chồng chéo và các hoạt động làm lãng phí nguồn lực tài chính của đơn vị.
- Lập dự toán tài chính sẽ lên kế hoạch đƣợc những tiêu chuẩn cho công tác kiểm soát nội bộ từ đó đƣa ra đánh giá kết quả và những điều chỉnh phù hợp cho đơn vị.
Tóm lại, chức năng lập dự toán là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý trong đơn vị. Bất kể là cấp quản lý nào, lập dự
toáncũng là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện hiệu quả những mục tiêu, kế hoạch phát triển trong tƣơng lai của đơn vị.
1.3.5.4. Kiểm tra, kiểm soát và giám sát
Kiểm tra, kiểm soát và giám sát giúp đơn vị phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan; chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi của đơn vị. Đồng thời phát hiện ngăn chặn các hình vi sai trái, tiêu cục trong quản lý. Công cụ sử dụng để kiểm tra, giám sát đó là các quy chế, quy định của Nhà nƣớc và của đơn vị, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch, các tiêu chuẩn định mức. Đây là công cụ để đảm bảo các quyết định đƣợc thực thi theo đúng kế hoạch phát triển của đơn vị để đạt hiệu quả cao. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát cần phải đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên nhằm giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao nhất.