Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính củađơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đài tiếng nói việt nam (Trang 37 - 42)

1.3.1 .Khái niệm quản lý tài chính

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính củađơn vị sự

sự nghiệp công lập

1.4.1. Chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Hệ thống chế độ, chính sách của Nhà nƣớc nói chung, Luật NSNN nói riêng quy định nội dung cũng nhƣ phƣơng thức quản lý tài chính ở các ĐVSNCL.

Trước hết, Luật NSNN quy định các khoản mục chi và chế độ chi mà theo đó các ĐVSNCL phải thực hiện đúng theo các định mức của Nhà nƣớc.

Thứ hai, chế độ lƣơng, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác liên quan đến ngƣời lao động trong các ĐVSNCL phải tuân thủ đúng các quy định chung trong chế độ, chính sách của Nhà nƣớc.

Thứ ba, quyền hạn, trách nhiệm của ĐVSNCL lập đƣợc quy định tại chế độ tổ chức của hệ thống chính trị quốc gia cũng nhƣ đƣợc quy định trong chế độ phân cấp đối với từng cấp cụ thể.

Có thể nói, chế độ chính sách của Nhà nƣớc tác động trực tiếp đến công tác quản lý tài chính của các ĐVSNCL. Nếu chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đầy đủ, đồng bộ, hợp lý thì công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL có thể thực hiện công khai mình bạch. Nếu chế độ, chính sách của Nhà nƣớc bất cập thì công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL sẽ chắp vá, rời rạc và khó thực hiện.

1.4.2. Đặc điểm của ngành

Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiến đến công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL. Do đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị là khác nhau dễn đến mô hình quản lý tài chính của đơn vị cũng sẽ khác nhau.

Các ĐVSNCL nằm trong từng ngành sẽ đƣợc đơn vị chủ quản ngành đó thiết lập cho những cơ chế quản lý tài chính nội bộ phù hợp với hệ thống định mức thu - chi áp dụng riêng trong ngành. Cơ chế quản lý này vừa phải cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, vừa phải đáp ứng các yêu cầu riêng của ngành, phù hợp với những yêu cầu quản lý đặc thù mà Nhà nƣớc đã quy định, sao cho công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL đƣợc chặt chẽ hơn.

Một số ngành có những chính sách quản lý tài chính đặc thù tăng tính tự chủ, năng động, sáng tạo về quản lý tài chính của ĐVSNCL trong ngành đó. Một số ngành lại có xu hƣớng hạn chế quyền tự chủ về tài chính cho các ĐVSNCL trực thuộc ngành mình.

Hơn nữa, môi trƣờng ngành chính là nơi diễn ra các hoạt động của ĐVSNCL, đó cũng là nơi tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ do ĐVSNCL cung cấp. Do vậy môi trƣờng ngành cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ĐVSNCL nói chung và việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nói riêng.

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền nhƣ các đài phát thanh - truyền hình, văn hóa, nghệ thuật, thể thao... thì quản lý tài chính theo chế độ

nhà nƣớc có thuận lợi hơn, tuy nhiên thƣờng vấp phải vấn đề lạc hậu của định mức, chính sách do các cơ quan ban hành chính sách.

Đối với các ĐVSNCL cung cấp dịch vụ và sản phẩm chịu sự cạnh tranh của cơ sở tƣ nhân nhƣ giáo dục, y tế.. thì quản lý tài chính buộc phải thay đổi nhanh hơn theo cơ chế thị trƣờng, nếu không ĐVSNCL sẽ không thể tồn tại đƣợc. Bởi vậy, các ĐVSNCL cung ứng sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh phải thực hiện cải cách, nâng cao công tác quản lý tài chính để có thể tồn tại và phát triển hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.

1.4.3. Năng lực quản lý tài chính của ĐVSNCL

1.4.3.1. Năng lực của bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCL

Năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong các ĐVSNCL đƣợc quyết định bởi sức mạnh tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vàkỹ năng quản lý của các cán bộ quản lý tài chính tại ĐVSNCL.

Bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCLcần đƣợc tổ chức đồng bộ, tinh gọn ở tất cả các khâu sao cho mức độ chuyên môn hóa đƣợc thực hiện hợp lý sẽ tạo điều kiện tiền đề cần thiết để thực hiện tự chủ tài chính hiệu quả. Ngƣợc lại, bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCL không chuyên môn hóa, thiếu sự phối hợp, thiếu đồng bộ sẽ cản trở quá trình thực hiện công tác QLTC ở các ĐVSNCL không hiệu quả.

Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất của bộ máy QLTC, là khâu trọng yếu trong việc xử lý thông tin và đề ra các quyết định QLTC. Trình độ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến tất cả các quyết định QLTC, qua đó quyết định đến sự thành, bại của công tác QLTCtại đơn vị.

Đối với cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ QLTC có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thì sẽ đƣa ra đƣợc những biện pháp QLTC phù hợp, kịp thời và chính xác, làm cho hoạt động QLTC đạt hiệu quả hơn. Ngƣợc lại, nếu cán bộ quản lý cấp trên trình độ yếu kém thì công tácQLTC sẽ kém hiệu quả.

Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính, nếu đội ngũ này có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thì công tácQLTC sẽ đƣợc tuân thủ nghiêm túc đúng với các quy địnhQLTC của Nhà nƣớc. Nếu các ĐVSNCL không có một đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính chuyên nghiệp, thì sẽ phải đối mặt với việc sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị kém hiệu quả, lãng phí.

1.4.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ của ĐVSNCL

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo công tác quản lý tài chính tuân thủ đúng các quy định pháp luật, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện sai sót nhằm thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của đơn vị.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

Môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của lãnh đạo đơn vị đối với hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trƣờng kiểm soát đƣợc đề cao sẽ giúp ĐVSNCL giảm thiểu những sai phạm trong công tác QLTC.

Hệ thống kế toán là những quy định về tài chính kế toán và các thủ tục liên quan mà đơn vị áp dụng để thực hiện công tác kế toán. Hệ thống kế toán là công nghệ mà hoạt động QLTC ở ĐVSNCL phải tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo đúng các chuẩn mực theo quy định của Nhà nƣớc.

Thủ tục kiểm soát là các quy định do lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu quản lý hiệu quả. Thủ tục kiểm soát đƣợc tuân thủ sẽ giúp cho cán bộ QLTC phát hiện kịp thời các sai lầm để khắc phục.

ĐVSNCL có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu thì công tác quản lý tài chính sẽ đƣợc thuận lợi. Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho

công tác quản lý tài chính đƣợc quan tâm thƣờng xuyên; các thủ tục kiểm tra, kiểm soát đƣợc thiết lập đầy đủ, đồng bộ, giúp đơn vị phát hiện sai sót kịp thời, ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đài tiếng nói việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)