Những bài học kinh nghiệm bƣớc đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 67)

- Các thị trường khác

2.3.4. Những bài học kinh nghiệm bƣớc đầu

- Thứ nhất, Việt Nam cần kiên trì chủ trương thực hiện CNH, HĐH theo định hướng xuất khẩu và tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh quốc tế nhằm phát triển xuất khẩu hàng hoá thời gian tới.

- Thứ hai, cần tập trung mọi nỗ lực của toàn xã hội vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ có như vậy mới giúp chúng ta tạo ra những cú đột phá trong xuất khẩu hàng hoá nhằm đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu thời gian tới.

- Thứ ba, việc đa dạng hoá và phát triển xuất khẩu mặt hàng mới, nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư, tham gia vào chuỗi hình thành giá trị toàn cầu và phát triển thương hiệu sản phẩm sẽ là chìa khoá quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá thời gian tới.

- Thứ tư, để phát triển xuất khẩu hàng hoá thời gian tới, bên cạnh việc duy trì và chiếm lĩnh thêm thị phần ở các thị trường trọng điểm và truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN…), cần có sự khai phá

mạnh mẽ các thị trường tiềm năng như Mỹ La tinh, Trung Đông và Châu Phi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Thứ năm, sự năng động, sáng tạo và nỗ lực tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp đã, đang và sẽ trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian tới. Việc tăng thêm số lượng và nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vẫn là yếu tố quyết định để phát triển xuất khẩu hàng hoá về lâu dài.

- Thứ sáu, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng thương mại, xây dựng mạng lưới thông tin thương mại hiệu quả hơn cùng với một môi trường thể chế được cải thiện sẽ tạo thuận lợi hoá hơn nữa cho phát triển xuất khẩu và giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

- Thứ bảy, diễn biến của môi trường kinh doanh quốc tế thời gian tới vẫn có nhiều rủi ro và bất trắc đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, vì vậy, việc nâng cao khả năng nhận biết, ứng phó với những rủi ro và bất trắc của môi trường kinh doanh quốc tế sẽ giúp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tránh được các cú sốc và duy trì xuất khẩu thành công.

Tóm lại, mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành công to lớn, đóng góp một phần khá lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá, các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và các cơ chế chính sách của Nhà nước trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá vẫn còn những vấn đề bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu, cơ chế chính sách của Nhà nước và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua, luận án đã đánh giá những thành tựu, những hạn chế cơ bản, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Chương ba

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)