Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 86)

- Các thị trường khác

3.1.2.2. Định hướng cụ thể

(1) Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Với mục tiêu “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam từ 19,1% năm 2006 xuống còn 13,7% năm 2010. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô

và than đá giảm mạnh từ 21,0% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010. Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng khá mạnh từ 45,9% năm 2006 lên 54,1% năm 2010.

- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản

+ Dầu thô: Lượng dầu thô xuất khẩu năm 2006 là 18,7 triệu tấn, năm 2007 là 19 triệu tấn, năm 2008 là 20 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 16 triệu tấn, năm 2010 còn 15,6 triệu tấn.

+ Than đá: Xuất khẩu than sẽ duy trì ở mức 11 triệu tấn trong năm 2006 - 2007 và năm 2008 giảm xuống còn 10 triệu tấn, năm 2009 còn 9 triệu tấn và năm 2010 còn 8 triệu tấn.

+ Quặng và các loại khoáng sản chế biến khác: Dự kiến xuất khẩu của nhóm khoáng sản này trong giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 28,1%/năm và đạt khoảng 500 triệu USD vào năm 2010.

- Nhóm nông, lâm, thuỷ sản

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 7,7%/năm; tỷ trọng có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể, từ 19,1% năm 2006 xuống 13,7% năm 2010.

- Nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

Giai đoạn 2006 - 2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 của cả nước. Tỷ trọng của nhóm hàng này sẽ có thể tăng khá mạnh qua các năm với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính đạt tốc độ tăng khá. Dự kiến, năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch đạt được trên 39 tỷ USD.

Dự kiến, khu vực thị trường châu Á giảm dần tỷ trọng từ 48,8% năm 2006 xuống 45,5% năm 2010 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu tăng nhẹ tỷ trọng từ 18,2% năm 2006 lên 20% vào năm 2010. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng dần tỷ trọng từ 21,5% năm 2006 lên 24% vào năm 2010. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Phi tăng khá từ 2,2% năm 2006 lên 2,8% năm 2010. Khu vực thị trường châu Đại Dương có tỷ trọng giảm không đáng kể từ 7,8% năm 2006 xuống 7,7% năm 2010.

- Đối với khu vực thị trường châu Á

Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu xuất khẩu vào khu vực châu Á tăng trưởng bình quân 14,1%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 33 tỷ USD, tỷ trọng giảm xuống còn khoảng 45,5%. Trong đó, định hướng một số thị trường - mặt hàng xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này như sau:

ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam do có gần gũi về mặt địa lý cũng như có nhiều thuận lợi về hợp tác thương mại nội khối.

Các mặt hàng trọng tâm xuất khẩu vào thị trường này vẫn tiếp tục là các loại hàng hoá tiêu dùng, gạo, thực phẩm, nông sản chế biến và một số loại sản phẩm điện, điện tử.

Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, đang có tốc độ tăng cao.

Đối với thị trường Nhật Bản cần chú trọng vào các mặt hàng xuất khẩu gồm: thuỷ sản, dệt may, dây điện và cáp điện, điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng nông sản như cà phê, rau quả, cao su.

Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, đặc biệt là sau các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian gần đây.

- Đối với khu vực thị trường châu Âu

Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực châu Âu tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%. Trong đó, định hướng một số thị trường - mặt hàng xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này như sau:

EU, với 25 quốc gia thành viên, sẽ là thị trường đầy tiềm năng để xuất khẩu các các mặt hàng nông - thuỷ sản chế biến, các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, yếu tố tiêu chuẩn chất lượng cần được đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị trường khó tính này.

Nga và các nước Đông Âu là những thị trường lớn và không quá khó tính. Việc mở rộng khai thác các thị trường này trong giai đoạn 2006-2010 cần được đẩy mạnh và cần được coi là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển thị trường. Các mặt hàng chủ yếu đưa vào thị trường này là cao su, chè, thực phẩm, rau quả, hoá mỹ phẩm, dệt may, giày dép.

- Đối với khu vực thị trường châu Mỹ

Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng trưởng bình quân 19,4%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 17,4 tỷ USD và tỷ trọng ở mức 24%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân khoảng 19%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 16,7 tỷ USD.

Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam xét tại thời điểm hiện nay lẫn tiềm năng trong tương lai, cần tích cực khai thác để có thể mở rộng qui mô xuất khẩu, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ và đồ mũ nón, vali, túi xách.

Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực thị trường này đạt mức 23,3%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%.

Tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và còn nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania. Trong đó, Nam Phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu vực này để từ đây xâm nhập sang các quốc gia khác.

Một số mặt hàng cần tập trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, thủ công mỹ nghệ hoá mỹ phẩm, nông sản, cà phê, hạt tiêu... Những khó khăn về vận chuyển và thanh toán vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường này.

- Đối với khu vực thị trường châu Đại Dương

Trọng tâm vẫn là thị trường Australia và New Zealand. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực thị trường này, ổn định tăng trưởng ở mức khoảng 15,7%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 7,7%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác ở khu vực thị trường này là dệt may, giày dép, thuỷ sản, xe đạp, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cà phê, hạt điều.

(3) Về chủ thể tham gia xuất khẩu

Cùng với định hướng chung là tiếp tục thu hút sự tham gia mạnh mẽ đầu tư của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục nâng dần tỷ trọng đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Dự kiến, đến năm 2010 khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đóng góp khoảng 67%, khu vực doanh nghiệp 100%

vốn đầu tư trong nước đóng góp 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 86)