- Các thị trường khác
3.2.1.3. Giải pháp phát triển và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
a. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ động hội nhập kinh tế gắn liền với việc xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm “thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các cam kết trong các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước đối tác, đặc biệt là việc chúng ta đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11 năm 2006...", "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương".
b. Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu và xúc tiến thương mại
- Đẩy mạnh các hoạt động marketing xuất khẩu theo hướng chuyên nghiệp hoá và mang tính hệ thống như xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu cho từng ngành hàng cụ thể. Đồng thời, cải tiến các phương thức hỗ trợ chiến lược marketing xuất khẩu cho các mặt hàng thực sự có tiềm năng.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động của chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, không nên dàn trải, nên có trọng tâm, trọng điểm cho từng ngành hàng, thị trường trong từng thời kỳ nhất định.
- Nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn về việc xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu và tổ chức các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu để trang bị những kiến thức nền tảng và cập nhật các thông tin liên quan đến cơ hội triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
c. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội doanh nghiệp
Bên cạnh việc liên kết, điều tiết cung cầu của một mặt hàng cụ thể, hiệp hội nên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hệ thống và có quy mô nhằm quảng bá cho sản phẩm của hiệp hội; tổ chức các hoạt động giới thiệu về sản phẩm như hội chợ, triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,…
Để có thể tham gia vào các hiệp hội ngành hàng/doanh nghiệp của khu vực và thế giới, các hiệp hội ngành hàng của ta cần có chủ trương rõ ràng, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tham gia thông qua các diễn đàn doanh nghiệp vốn có trong các tổ chức khu vực và quốc tế.
Các hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng cần tổ chức các hoạt động để cập nhật thông tin định kỳ cho doanh nghiệp.
d. Các giải pháp cụ thể đối với các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng
* Hoa Kỳ
(i) Duy trì thị phần các mặt hàng đã có chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ và (ii) tăng kim ngạch và thị phần cho các mặt hàng có tiềm năng (iii) tìm kiếm những mặt hàng mới chưa có mặt tại thị trường này.
- Thiết lập hệ thống cơ sở pháp lý cho các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản: bên cạnh việc thúc đẩy đàm phán song phương và đa phương để mở cửa thị trường nông sản của Nhật cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích phía Nhật hợp tác, đầu tư với ta trong lĩnh vực này. Mặt khác, Chính phủ cần hỗ trợ các cơ quan chức năng của ta sớm xây dựng hiệp định song phương về chất lượng với Nhật Bản cùng với việc nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có thể nắm bắt sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, nhu cầu đối với các mặt hàng nhập khẩu.
- Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực hiện hiệp định một cách đồng bộ và phù hợp luật pháp hiện hành.
* EU
- Xúc tiến việc xây dựng các Trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm của EU như Đức, Pháp để quảng bá cho các sản phẩm của ta như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ…Đồng thời, nghiên cứu cách thức để thâm nhập sâu vào thị trường EU.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về thị trường EU, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới.
- Nâng cao chất lượng các mặt hàng thuỷ sản và nông sản; cải tiến bao bì nhãn mác và duy trì các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham gia tích cực các chương trình hợp tác giữa Việt Nam - EU, khai thác các cơ hội kinh doanh trong khuôn khổ hợp tác ASEM, qua đó quảng bá cho hình ảnh sản phẩm Việt Nam cho các doanh nghiệp của EU.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm tại các địa phương lớn của Trung Quốc, xúc tiến thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Trung Quốc, đặc biệt quan tâm tới các trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc như Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh.
- Tập trung tận dụng EHP để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, hải sản được hưởng ưu đãi về thuế trong ”Chương trình thu hoạch sớm” vì cho đến nay Việt Nam chưa thực hiện có hiệu quả sự ưu đãi này; Tăng cường tuyên truyền, quảng bá chương trình EHP đến các doanh nghiệp và tạo thuận lợi các thủ tục cho mặt hàng xuất khẩu trong EHP.
- Đẩy nhanh việc đàm phán thống nhất danh mục cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TQ để tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để kiểm soát thương mại Việt - Trung tiểu ngạch.