3.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
- Năm 2013, dân số toàn tỉnh là 857.924 ngƣời. Trong đó dân số thành thị là 130.404 ngƣời, chiếm 15,2%; dân số nông thôn là 727.520 ngƣời, chiếm 84,8%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 106 ngƣời/km2 Mật độ dân số thấp
nhất 34 ngƣời/km2 (huyện Minh Hoá), mật độ dân số cao nhất 730 ngƣời/km2 (thành phố Đồng Hới). Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hơn 11 dân tộc sinh sống: Kinh, Vân kiều, Sách, Mã liềng, Chứt, Rục, Khùa,... Trong đó ngƣời Kinh chiếm 94%, các dân tộc ít ngƣời chiếm 6%. Phần lớn dân cƣ phân bố tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn, dọc theo quốc lộ 1A, ven biển, vùng đồng bằng. Đồng bào dân tộc ít ngƣời phân bố chủ yếu ở vùng núi của các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Đồng bào sống theo cộng đồng thôn, bản và định cƣ rải rác theo các trục đƣờng giao thông.
- Về lao động và việc làm: Năm 2013 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 514.278 ngƣời. Trong đó lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp là 292.624 ngƣời, chiếm 56,9%. Quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động trong ngành diễn ra với tốc độ trung bình.
3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh - Giao thông
Quảng Bình có hệ thống giao thông phát triển tƣơng đối khá, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển lƣu thông trao đổi hàng hoá, mở rộng và phát triển kinh tế - văn hoá và giữa các vùng trong và ngoài tỉnh.
Trên bộ có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 1, đƣờng HCM nhánh Đông và nhánh Tây, tỉnh lộ 12 và 22 nối liền mạng lƣới giao thông trong tỉnh với cửa khẩu quốc tế Cha Lo và Cà Roòng - Hin Nậm Nô , tỉnh lộ 10, 11, 16 nối liền 2 tuyến đƣờng HCM nhánh Đông và nhánh Tây . Hệ thống giao thông nội tỉnh tƣơng đối hoàn chỉnh, hiện có 155/159 số phƣờng, xã có đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm, trong đó 83 phƣờng, xã có đƣờng nhựa và bê tông. Tổng chiều dài các tuyến đƣờng ô tô là 2.048 km. Ven biển, có các cảng nhƣ cảng Gianh, Nhật Lệ, Hòn La nối liền với các khu vực, cảng biển trong nƣớc và đƣờng hàng hải quốc tế, trong đó cảng biển Hòn La có khả năng tiếp nhận các phƣơng tiện thuỷ có tải trọng lớn vào ra khá dễ dàng. Sân bay Đồng Hới đã đƣợc đƣa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm.
- Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của Quảng Bình bao gồm các hồ chứa, đập dâng ngăn mặn giữ ngọt, hệ thống đê kè... nhƣng trọng điểm là các công trình hồ chứa phục vụ tƣới cho nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt. Toàn tỉnh có 148 hồ chứa lớn nhỏ, 98 đập, 226 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn. Trong đó, một số hồ chứa có dung tích lớn vừa phục vụ tƣới vƣà cấp nƣớc sinh hoạt.
3.1.2.3. Tình hình kinh tế của tỉnh
Năm 2013, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của Trung ƣơng cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, đã khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 có những chuyển biến tích cực. Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011-2013 là 7,6%.
Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất Quảng Bình (1991 - 2013)
(Theo giá so sánh năm 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2000 Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013
Tổng giá trị sản xuất 479.677 2.216.519 5.478.341 6.719.716 8.165.204
- Nông, lâm, thủy sản 248.622 819.259 1.228.077 1.465.078 1.722.253 - Công nghiệp, xây dựng 727.45 549.814 1.841.537 2.513.174 2.987.648 - Dịch vụ 158.310 847.366 2.108.727 2.741.464 3.455.303
Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100 100 100 100 100
- Nông, lâm, thủy sản 51.8 37 27,9 21,80 21,09 - Công nghiệp, xây dựng 15.2 24,8 33,6 37,40 36,59 - Dịch vụ 33,0 38,2 38,5 40,80 42,32
a. Sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp tăng trƣởng thời kỳ 2010-2013 tăng bình quân 5,5%/năm. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hƣớng nâng cao giá trị, chất lƣợng trên một đơn vị sản phẩm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi đáng kể, tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cây lâu năm có xu hƣớng phát triển khá, nhất là cây cao su, hồ tiêu, một số mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trang trại cao su, trang trại tổng hợp. Chăn nuôi phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đa dạng các loại hình, chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại gắn với phòng, chống, kiểm soát an toàn dịch bệnh. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp có xu thế tăng dần. Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục đƣợc chuyển đổi theo hƣớng lâm nghiệp xã hội. Công tác khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng từng bƣớc đƣợc xã hội hoá. Khai thác rừng tự nhiên giảm, tăng dần trồng và khai thác rừng trồng sản xuất và chế biên lâm sản. Tỷ lệ độ che phủ rừng tăng qua các năm, dự kiến 2015 đạt 70%, là một trong những tỉnh có tỷ lệ che phù rừng lớn nhất trong cả nƣớc.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Sản lƣợng thủy sản năm 2013 đạt 50.824 tấn, dự ƣớc năm 2015 đạt 56.800 tấn. Nhiều địa phƣơng, ngƣ dân tiếp tục đầu tƣ đóng mới tàu đánh bắt vùng biển xa để tập trung khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. Tiềm năng về nuôi trồng thủy sản bƣớc đầu đƣợc khai thác, chú trọng cả nƣớc ngọt, mặn, lợ. Các đơn vị, các hộ gia đình tiếp tục đầu tƣ phát triển nhanh nuôi tôm thẻ chân trắng và thả nuôi tôm, cá, nhất là nhân rộng mô hình nuôi cá - lúa cho hiệu quả cao. Các cơ sở sản xuất giống tôm bảo đảm chất lƣợng; công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch bệnh tôm giống có tiến bộ. Hoạt động chế biến thuỷ sản truyền thống phát triển khá. Mô hình các tổ, đội đoàn kết trong đánh bắt trên biển tiếp tục đƣợc phát huy, hỗ trợ nhau thiết thực.
b. Sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Những năm qua, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các chính sách, giải pháp điều hành của Trung ƣơng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 2010 - 2013 đạt 5,9%. Đây là một sự nỗ lực, cố gắng lớn của các cấp chính quyền địa phƣơng và cộng đồng doanh nghiệp. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng trƣởng ổn định, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng lên, một số sản phẩm công nghiệp đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và từng bƣớc có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh nhƣ: xi măng, bia, gạch Ceramic...
Chƣơng trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn đƣợc chú trọng; một số ngành nghề truyền thống ở các địa phƣơng đƣợc quan tâm khôi phục theo hƣớng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, đã phát triển một số sản phẩm, dịch vụ mới nhƣ: mộc dân dụng, mỹ nghệ, các loại rƣợu truyền thống, các dịch vụ cơ khí, sản xuất gia công phục vụ sản suất và đời sống...
c. Các ngành dịch vụ
Hoạt động thƣơng mại nội địa năm 2013 gặp nhiều khó khăn do kinh tế suy thoái, sức mua giảm nên thị trƣờng trầm lắng. Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 tăng thấp nhất trong các năm trở lại đây, ƣớc đạt 15.597,6 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ; nếu loại trừ yếu tố tăng giá tăng 8,6%.
Công tác quản lý thị trƣờng, chống gian lận thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”; khuyến khích ngƣời dân sử dụng các sản phẩm sản xuất trong tỉnh. Đã tổ chức thành công Hội chợ triển lãm thƣơng mại - du lịch Quảng Bình năm 2013, các phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn góp phần quảng bá sản phẩm du lịch Quảng Bình với du khách trong và ngoài nƣớc.
Xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu đạt 136,75 triê ̣u USD , tăng 1,3% kế hoạch, bằng 97,3% so cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, gỗ các loại, dăm gỗ, hàng thủy sản , thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc... Kim ngạch nhập khẩu đa ̣t triê ̣u 50,15 triệu USD, đạt 100% KH và giảm 40,2% so cùng kỳ, trong đó 100% là nhập khẩu trực tiếp, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại, nguyên liệu sản xuất tân dƣợc và một số hàng hóa khác.
Hoạt động du lịch năm 2013 tiếp tục sôi động. Du lịch Quảng Bình đã từng bƣớc khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nƣớc và quốc tế. Đã đƣa vào khai thác các tuyến, điểm du lịch mới, đặc biệt đã đƣa vào thí điểm tuyến du lịch khám phá động Sơn Đoòng, mở ra một hƣớng đi mới của du lịch Quảng Bình. Khách du lịch đến Quảng Bình năm 2013 đạt 1.139.335 lƣợt, tăng 9,1%, trong đó lƣợt khách lƣu trú đạt 975.925 lƣợt, tăng 9,6%; doanh thu du lịch đạt 1.311 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2012. ^ tháng đầu năm 2014 khách du lịch đến Quảng Bình đạt gần 2 triệu lƣợt.
Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải có nhiều tiến bộ, đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp tục phát huy hiệu quả. Sân bay Đồng Hới đã lắp đặt hệ thống cất hạ cánh tự động. Các loại hình dịch vụ khác nhƣ: bƣu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tƣ vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên, cơ cấu và chủng hoại hàng hoá xuất khẩu còn ít, chủ yếu là xuất thô, nguồn hàng từ trong tỉnh chiếm tỷ lệ thấp nên tính bền vững không cao. Quy mô, chất lƣợng các cơ sở lƣu trú còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lĩnh vực du lịch còn thấp; việc liên kết với các công ty lữ hành chƣa thật sự chặt chẽ. Hiện chỉ có 2/7 bến xe đạt chuẩn gây khó khăn cho hoạt động khai thác vận tải.
d. Đối với chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh
Qua bảng số liệu 3.3 có thể thấy trong giai đoạn 1991 - 2013, thì cơ cấu kinh tế Quảng Bình chuyển đổi theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong ngành kinh tế từ 51,8% năm 1991 giảm còn 21,09% năm 2013; Công nghiệp xây dựng từ 15,2%năm 1991 tăng lên 36,59% năm 2013; tƣơng tự dịch vụ từ 33,0% năm 1991 tăng lên 42,32% năm 2013. Giá trị gia tăng của ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm cao nhất 42,32%.
Mặc dù có xu hƣớng giảm về tỷ trọng, tuy nhiên ngành sản xuất nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, vai trò của ngành nông lâm thủy sản là đặc biệt quan trọng trong sự tăng trƣởng và phát triển của tỉnh.