Giải quyết vấn đề liên quan đến thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 93 - 94)

4.3. Một số giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

4.3.4. Giải quyết vấn đề liên quan đến thị trường

Giải quyết những vấn đề liên quan đến thị trƣờng đƣợc coi là một trong những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, cơ cấu kinh tế Quảng Bình nói chung trong giai đoạn mới.

- Thị trƣờng nội địa: có hai nguồn tiêu thụ chính là khu vực dân cƣ khách du lịch và các ngành công nghiệp chế biến. Cần tăng sức mua cho cả hai nguồn này. Công nghiệp chế biến phải đƣợc phát triển, gắn với các địa bàn sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng, sự gắn bó này đƣa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

- Thị trƣờng xuất khẩu: mở rộng và nâng cấp thị trƣờng nội địa là nền tảng, điểm tựa và là nơi tạo nguồn cho việc mở rộng nâng cấp thị trƣờng xuất khẩu. Trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với nƣớc ngoài, ƣu đãi các dự án nông - lâm - thủy sản và công nghiệp chế biến xuất khẩu, tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá, cần đánh giá lại đúng thực chất các lợi thế phát triển của vùng để có định hƣớng thị trƣờng và sản xuất phù hợp với nhu cầu xuất khẩu. Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế cho thấy Quảng Bình có lợi thế các sản phẩm xuất khẩu: thủy sản, cao su, nhựa thông, các loại sản phẩm gỗ.

Để góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình, cần lƣu ý giải quyết các vấn đề về thị trƣờng:

+ Hiện nay nông dân phải trao đổi hàng hóa trong điều kiện còn nhiều bất lợi: giá nông sản thấp, bấp bênh, giá hàng hóa phi nông nghiệp tăng cao. Nhà nƣớc cần có sự can thiệp bằng những công cụ chính sách giữa hai chiều giao lƣu hàng hóa. Đây là loại chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất mà nhiều nƣớc áp dụng từ lâu.

+ Tổ chức hợp lý hệ thống thƣơng mại cung ứng hàng hóa cho nông dân và tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân bằng nhiều hình thức tổ chức với phƣơng thức mua bán đa dạng.

+ Cùng với cung ứng vật tƣ hàng hóa cho nông dân, cần quan tâm hƣớng dẫn việc sử dụng chúng một cách hiệu quả; khoa học và an toàn; đặc biệt, đối với các máy móc, công cụ mới, các hóa chất độc hại.

+ Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trƣờng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ liên kết giữa các hộ nông dân, các hộ sản xuất phi nông nghiệp với nhau, giữa họ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ khác.

+ Coi trọng việc nghiên cứu và dự báo thị trƣờng hàng hóa nông - thủy sản và công nghiệp, nhất là dự báo dài hạn, trung hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của các cây, con, sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)