3.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
3.2.2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp truyền thống
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống phản ánh mối quan hệ giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đây là mối quan hệ cơ bản, khăng khít và quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn và tình hình cụ thể để lựa chọn ngành nhằm đầu tƣ phát triển mạnh hơn.
Bảng 3.5: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy Quảng Bình (1991-2013)
(Theo giá cố định 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2013 2013/1991 (%) Tốc độ TT bình quân (%) 1. GO 386.414 635.750 1.009.206 1.127.937 291,9 5,23 - Trồng trọt 268.588 422.929 564.902 607.281 226,1 3,96 - Chăn nuôi 117.826 206.418 430.674 505.316 428,9 7,18 - Dịch vụ 0 6.403 13.629 15.340 299,7 7,10 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 69,51 66,52 54,52 53,84 - Chăn nuôi 30,49 32,47 44,44 44,80 - Dịch vụ 0 1,01 1,04 1,36 2. VA 277.166 340.305 734.786 812.115 263,5 5,25 - Trồng trọt 206.569 235.956 417.013 431.170 182,6 3,57 - Chăn nuôi 70.597 101.045 309.929 358.774 513,6 8,05 - Dịch vụ 0 3.304 7.844 22.171 996,0 15,45 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 74,53 69,34 56,75 53,09 - Chăn nuôi 25,47 29,69 42,18 44,18 - Dịch vụ 0 0,97 1,07 2,73
Qua bảng số liệu 3.5, ta thấy rằng sự biến động về tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu của ngành khối nông nghiệp là phù hợp quy luật. Tỷ trọng chăn nuôi tăng (trồng trọt giảm) chậm thời kỳ 1991-2000 chỉ gần 2% từ 30,49% lên 32,47% vì giai đoạn này vấn đề an ninh lƣơng thực là quan trọng của quốc gia. Giai đoạn 2000 đến 2013 vấn đề an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo nên định hƣớng phát triển nông nghiệp sang những ngành có hiệu quả phù hợp với quy luật thị trƣờng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhanh từ 32,47% năm 2000 lên 44,80% năm 2013.
Nhƣ vậy, trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên so với chăn nuôi ngành này không có nhiều lợi thế hơn, cụ thể giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 so với năm 1991 tăng 291,9%, nhƣng tốc độ phát triển giá trị sản xuất hàng năm của ngành trồng trọt chỉ 3,96%, trong lúc ngành chăn nuôi là 7,29%.
Trong thời kỳ 1991 - 2013, ngành chăn nuôi đã có bƣớc chuyển đổi đáng kể, tuy nhiên vẫn chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình - một tỉnh có diện tích vùng gò đồi rộng lớn, số lƣợng trang trại nhiều, vấn đề thức ăn và công nghệ chăn nuôi đã có những bƣớc tiến khá, bên cạnh đó chủ trƣơng của tỉnh là phát triển và đƣa ngành chăn nuôi trở thành một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn tăng dần hàng năm, năm 1991 giá trị sản xuất là 117.826 triệu đồng, năm 2005 là 284.808 triệu đồng, đến năm 2013 lên 505.316 triệu đồng, tăng 428,9% so với năm 1991, với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 7,18%, gấp gần 2 lần tốc độ phát triển ngành trồng trọt, nhƣng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành nông nghiệp vẫn chƣa cao so với lợi thế của một tỉnh có điều kiện phát triển về chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
Đối với cơ cấu giá trị gia tăng cũng có xu hƣớng tƣơng tự cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 1991 cơ cấu ngành trồng trọt 74,53% và ngành chăn nuôi 25,47%, năm 2000 là 63,34% và 29,69%, năm 2005 là 63,76% và 35,31%, năm 2010 là 56,75% và 42,18%; năm 2013 là 53,09% và 44,18%. Nhƣng tốc độ phát triển bình quân hàng năm của giá trị gia tăng có chênh lệch chút ít; tốc độ phát triển ngành trồng trọt là 3,57%, ngành chăn nuôi là 8,05%. Điều đó chứng tỏ ngành chăn nuôi đang dần chuyển đổi cả mặt lƣợng và chất.
Dịch vụ nông nghiệp là hình thái mới trong nông nghiệp với tỷ trọng khiêm tốn là 2,73% năm 2013, nhƣng đã có sự tăng dần về giá trị sản lƣợng. Đáng chú ý hơn là những năm trƣớc đây các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chƣa hình thành rõ nét, nhƣng những năm gần đây đã có sự phát triển tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tạo ra sự phân công lao động mới hợp lý hơn, là một cơ sở quan trọng cho sự chuyển đổi cơ cấu trong nông thôn.
Để tìm hiểu cụ thể hơn ta đi sâu vào nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi chúng ta đi sâu phân tích:
a. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt tỉnh Quảng Bình bao gồm 2 nhóm cây trồng chính là cây hàng năm và cây lâu năm. Quan sát bảng số liệu 3.6 ta thấy năm 1991 tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm cây hàng năm chiếm 90,22%; còn cây lâu năm chỉ chiếm 9,78% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt; tỷ trọng cây hàng năm giảm dần xuống còn 86,25% và cây lâu năm tăng dần lên 17,8% năm 2013.
Trồng trọt là ngành sản xuất có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chuyển đổi cơ cấu của ngành trồng trọt có ý nghĩa quyết định tới sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp. Giai đoạn 1991 -2000 sản xuất trồng trọt chủ yếu là sản xuất lƣơng thực. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt theo hƣớng sản xuất hàng hóa và khai thác các tiềm
năng sản xuất của ngành thực sự bắt đầu từ năm 2001 đến nay, nhất là đất đai thực sự đi vào phát huy những lợi thế của từng vùng, từng loại. Tỷ trọng giữa cơ cấu giá trị sản xuất của cây hàng năm và cây lâu năm có sự chuyển đổi qua các năm không đáng kể. Năm 1991 cây lâu năm chiếm 10,09% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhƣng đến năm 2013 tăng lên 17,8%; cây hàng năm chiếm 89,91% năm 1991, đến năm 2013 chiếm 82,20%.
Bảng 3.6. Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển nội bộ ngành trồng trọt (1991-2013) (Theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2013/1991 (%) Tốc độ TT BQ (%) 1. GO 268.588 514.205 564.902 607.281 226,1 3,96 - Cây hàng năm 241.478 441.855 488.283 499.182 206,7 3,52 - Cây lâu năm 27.110 72.350 76.619 108.099 398,7 6,81
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
- Cây hàng năm 89,91 85,93 86,44 82,20 - Cây lâu năm 10,09 14,07 13,56 17,80
2. VA 205.841 375.837 388.221 394.733 191,8 3,15
- Cây hàng năm 185.718 322.956 333.891 340.442 183,3 2,93 - Cây lâu năm 20.123 52.881 54.330 54.291 269,8 4,84
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
- Cây hàng năm 90,22 85,93 86,01 86,25 - Cây lâu năm 9,78 14,07 13,99 13,75
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình)
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Bình thời kỳ 1991 - 2013 có sự thay đổi không lớn, giá trị sản xuất của cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu ngành nhƣng có xu hƣớng giảm. Nhƣng xét về góc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất hàng năm thì nhóm cây lâu năm tăng gần gấp 2 lần cây hàng năm. Cụ thể là giá trị sản xuất của cây hàng năm năm 2013 so với năm 1991 tăng 206,7%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 3,52%; tƣơng ứng cây lâu năm là 398,7%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 6,81%. Điều đó thể hiện ngành trồng trọt Quảng Bình đang chuyển đổi theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Với lợi thế vùng trung du, gò đồi nhiều, nhất là các xã phía Tây của tỉnh, trong thời kỳ từ năm 2001 đến nay, tỉnh Quảng Bình rất chú trọng phát triển kinh tế trang trại, tập trung khai thác ngày càng có hiệu quả một số cây trồng, nhƣ: cây ăn quả, cây hồ tiêu và cây cao su...Diện tích cây lâu năm tăng, đặc biệt cây cao su từ 2.077ha năm 1991 lên 6.150ha năm 2001 và 16.893ha năm 2012.
b. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi
Từ năm 1991 đến nay, tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hƣớng tăng dần trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 7,65%. Xu hƣớng biến động trên chủ yếu do sự chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ của ngành chăn nuôi và mối tƣơng quan của ngành trồng trọt. Cũng nhƣ trồng trọt, chăn nuôi giai đoạn trƣớc năm 2000 chủ yếu là phục vụ sức kéo và cung cấp thực phẩm thiết yếu. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa và khai thác các tiềm năng thế mạnh thực sự bắt đầu từ năm 2001 đến nay; chăn nuôi theo mô hình trang trại, công nghiệp bắt đầu phát triển khá.
Quan sát bảng 3.7 ta thấy ngành chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn…) và gia cầm, ngoài ra có các sản phẩm chăn nuôi khác, nhƣ: ong, dê, thỏ, chim cút, đà điểu… và sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt (trứng). Tỷ trọng giữa cơ cấu GO của chăn nuôi gia súc và gia cầm, chăn nuôi khác có sự chuyển đổi qua các năm không đáng kể. Năm 1991 chăn nuôi gia súc chiếm 77,32% trong cơ cấu GO ngành chăn nuôi, nhƣng đến năm 2010
tăng lên 79,38%; chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác chiếm 22,68% năm 1991, đến năm 2010 vẫn chỉ chiếm 20,62%. Từ năm 2011, tình hình dịch bệnh trên gia súc diễn biến khá phức tạp, do vậy tỷ trọng ngành này có xu hƣớng giảm. Năm 2013 tỷ trọng ngành gia súc chỉ còn 69,72%, ngành gia cầm chiếm 23,41%.
Bảng 3.7: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển nội bộ ngành chăn nuôi
(Theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2013/1991 (%) Tốc độ TTBQ (%) 1. GO 107.397 285.208 430.677 505.316 470,5 7,65 - Gia súc 83.039 222.867 322.970 352.331 424,3 7,12 - Gia cầm 11.788 22.548 77.574 118.295 1.003,5 11,61 - Chăn nuôi khác 12.570 39.793 30.133 34.690 276,0 4,95 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Gia súc 77,32 78,14 79,38 69,72 - Gia cầm 10,98 7,91 12,89 23,41 - Chăn nuôi khác 11,70 13,95 7,73 6,86 2. VA 64.342 170.867 267.365 303.189 471,2 7,66 - Gia súc 49.749 133.519 212.233 221.969 446,2 7,38 - Gia cầm 7.062 13.508 34.455 50.867 720,3 9,86 - Chăn nuôi khác 7.531 23.840 20.677 30.353 403,1 6,86 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Gia súc 77,32 78,14 79,38 73,21 - Gia cầm 10,98 7,91 12,89 16,78 - Chăn nuôi khác 11,70 13,95 7,73 10,01
Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi Quảng Bình thời kỳ 1991 - 2013 có sự thay đổi không đáng kể, GO chăn nuôi gia súc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành. Xét về góc độ tăng trƣởng GO chăn nuôi gia súc và gia cầm thì mức chênh lệch không đáng kể; nhƣng về mặt giá trị kể cả GO và VA chăn nuôi gia súc và gia cầm có mức tăng trƣởng nhanh. Cụ thể, GO và VA của chăn nuôi gia súc năm 2013 so với năm 1991 tăng 424,3%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 7,12%; tƣơng ứng chăn nuôi gia cầm là 1003,5%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 11,61%. Điều đó thể hiện ngành chăn nuôi Quảng Bình đang chuyển đổi theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi Quảng Bình trong thời gian qua đƣợc quan tâm, chất lƣợng và tổng đàn ngày càng đƣợc nâng lên; nhiều giống ngoại nhập theo hƣớng siêu thịt, siêu trứng… đƣợc đƣa vào chăn nuôi; chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp phát triển mạnh đã nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của tỉnh.