Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 76 - 80)

3.3.1. Thành công

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Quảng Bình đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Về quy mô và tốc độ của chuyển đổi: Nhìn chung cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển đổi theo hƣớng tích cực, nhất là trong nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và thủy sản. Đặc biệt là giai đoạn 2000 đến nay, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã theo hƣớng khai thác hợp lý tiềm năng và lợi thế của từng ngành.

- Về tác động của sự chuyển đổi: Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã làm cho đóng góp của ngành nông nghiệp trong kinh tế của tỉnh tăng nhanh trong hơn 20 năm qua, góp phần quan trọng trong ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Cụ thể:

+ Sự chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã làm tăng nhanh diện tích các loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phá bỏ thế độc canh cây lƣơng thực mà sản xuất vẫn ổn định, an toàn lƣơng thực đƣợc đảm bảo.

+ Đất đai, nhất là bãi bồi ven sông, ven biển đƣợc khai thác hợp lý, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn nhƣ vùng nuôi tôm ven biển, vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.

+ Thành tựu nổi bật khác của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là góp phần quyết định cho công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao. Tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn đặc biệt là ngành thủy sản đã góp phần xóa đói giảm nghèo vƣớn lên làm giàu, nâng cao đời sống cho nhân dân các địa phƣơng vùng biển.

3.3.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu tích cực nhƣ đã nêu trên, song quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình vẫn còn những yếu kém. Từ nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cùa tỉnh có thể rút ra những vấn đề cơ bản sau:

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế tuy đã đƣợc xác định trong các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đã đƣợc xây dựng thành các đề án phát triển, trong những điều kiện của những năm trƣớc đây sự chuyển đổi và phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tập trung khai thác các ngành mũi nhọn, các vùng có tiềm năng là đúng hƣớng. Song trong điều kiện mới có một số nhân tố ảnh hƣởng đến quy hoạch

đã có sự biến động. Vì vậy, cần phải có sự bổ sung, điều chỉnh thƣờng xuyên và kịp thời, nhất là vấn đề về thị trƣờng.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình trong những năm qua chuyển đổi còn chậm. Đặc biệt giai đoạn 1991 đến năm 2000. Cơ cấu ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tƣơng đối thấp và ngành dịch vụ không đáng kể. Điều này cho thấy rằng nông nghiệp của tỉnh vẩn là ngành sản xuất sản phẩm thô là chính, chăn nuôi và dịch vụ chƣa phát triển làm cho phần đông ngƣời lao động bị kiềm hãm trong các hoạt động trồng trọt mang nặng tính thời vụ là một sự lãng phí lớn.

- Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều bất cập. Hiện nay, các vùng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang trong quá trình hình thành, ít về số lƣợng, nhỏ về quy mô và chƣa ổn định; chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống, chủ thể là các hộ nông dân vẫn chiếm đa số, thiếu sự tác động tích cực của khoa học và công nghệ, luôn gặp khó khăn về thị trƣờng. Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp của mổi hộ nông dân phân tán thành những thửa nhỏ và manh mún. Tình trạng này đã ràng buộc chặt hơn nông dân với ruộng đất, với trồng trọt, dẫn đến lao động nông thôn dƣ thừa, việc làm thiếu và hàng loạt vấn đề khác.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp kém phát triển, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

- Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, nên đầu tƣ cho phát triển còn hạn chế, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi và hấp dẫn để huy động vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài .

Điều đáng quan tâm là công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản chƣa phát triển, quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu. Vì vậy, tác động của công nghiệp đến nông nghiệp còn yếu và chƣa đồng bộ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp trên thị trƣờng.

- Tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nhƣng nhìn chung, trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp của tỉnh còn thấp. Mức độ cơ giới hóa và thủy lợi hóa chƣa cao. Công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông sản cũng lạc hậu. Hệ quả là năng suất, chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của đa số các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

- Về lao động nông nghiệp, phần lớn là có trình độ thấp và lệ thuộc nặng vào mùa vụ nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Do đó, mặc dù đã có những cải thiện, nhƣng đời sống của ngƣời nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng lảm giảm sức mua lớn của nền kinh tế vì phần đông dân cƣ sống ở nông thôn.

Có thể khẳng định những hạn chế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi nhƣ trên đã phần nào làm cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, không khai thác hết lợi thế và cơ hội của tỉnh, các khó khăn và thách thức còn nhiều; quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, chƣa tận dụng đƣợc cơ hội và thuận lợi, chƣa né tránh đƣợc các thách thức và khó khăn.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)