Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 98 - 104)

4.3. Một số giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

4.3.7. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ hoạt động trong nông nghiệp, phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của ngƣời lao động. Do đó, công tác giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi phân công lại lao động xã hội, có sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi ngƣời lao động có trình độ chuyên môn nhất định, phải có những nhận thức nhất định. Điều đó chỉ thực hiện đƣợc thông qua giáo dục và đào tạo.

Giáo dục đào tạo phải gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển con ngƣời

một cách toàn diện. Con ngƣời vốn là nhân tố quan trọng, tích cực nhất của lực lƣợng sản xuất. Nhìn chung, nguồn nhân lực ở nông thôn của tỉnh ở trình độ tƣơng đối cao, chủ yếu tập trung ở đồng bằng; ở vùng núi, sâu, xa và dân tộc ít ngƣời và nguồn lao động trong nông nghiệp còn ở trình độ thấp. Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc nâng cao trình độ ngƣời lao động là giải pháp cơ bản, cấp bách và lâu dài.

Cần củng cố và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc ở cơ sở, thực hiện tốt cơ chế dân chủ ở nông thôn để phát huy năng lực và trí tuệ của cán bộ, các chủ thể SXKD trong nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo cán bộ và kiện toàn bộ máy cơ sở đặc biệt là cấp xã, vì xã là cấp cơ sở gắn liền với sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản và các ngành công nghiệp - dịch vụ nông thôn. Do đó việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về quản lý nhà nƣớc, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn cho cán bộ cấp cơ sở, thích ứng với cơ chế mới, có đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn nông thôn là cực kỳ quan trọng. Ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy cán bộ xã, trong đó chú trọng cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ kỹ thuật, khuyến nông. Cần có chính sách ƣu đãi nhằm khuyến khích một bộ phận cán bộ quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia về nông thôn công tác.

KẾT LUẬN

Chuyển đổi có cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nói riêng là một đòi hỏi tất yếu của các nền kinh tế đang trong quá trình CNH-HĐH. Có thể xem quá trình chuyển đổi CCKT là giải pháp đảm bảo thành công các mục tiêu chiến lƣợc của quốc gia và từng địa phƣơng.

Chuyển đổi cơ cấu KTNN là quá trình phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Việc luận chứng để xác định đƣợc CCKTNN hợp lý là một quá trình khoa học công phu và phải đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau cả trong lịch sử phát triển, bối cảnh hiện tại và dự báo cho tƣơng lai.

Qua phân tích thực trạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình; Trong những năm vừa qua cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nƣớc và các tỉnh trong vùng, Quảng Bình đã có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt những thành tựu quan trọng, có sự chuyển đổi tỷ trọng trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản theo hƣớng khai thác các tiềm năng, trong đó phải kể đến sự phát triển có tính đột phá của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các vùng có điều kiện nhƣ vùng ven biển, góp phần tích cực cải thiện đời sống ngƣời nông dân. Quá trình chuyển đổi cũng bộc lộ những bất cập nhƣ sự chậm chạp trong phát triển của ngành chăn nuôi, sự chậm chuyển đổi giữa nuôi, trồng và khai thác của hai ngành lâm nghiệp và thủy sản. Đến nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quá trình chuyển đổi nhƣ vậy vẫn đang đứng trƣớc những thử thách lớn… Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả, đặc biệt đất đai và lao động.

Trên cơ sở lý luận và thực tiển chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, luận văn đƣa ra những

thảo luận, khuyến nghị giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tận dụng thế mạnh, tiềm năng Quảng Bình để khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững.

Trong khuôn khổ phạm vi thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo ngành. Để có những khuyến nghị một cách tổng hợp đầy đủ cần có nghiên cứu thêm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng và thành phần kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Thị Cần (1999), Cơ cấu kinh tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Giáo dục lý luận.

3. Nguyễn Sinh Cúc (1996), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân giai đoạn 1996-2000, Tạp chí Cộng sản.

4. Cục Thống kê Quảng Bình (1991-2013), Niên giám Thống kê Quảng Bình từ 1991 - 2013.

5. Nguyễn Điền (1997), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam.

6. Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong (1999), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Ngô Đình Giao (2002), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nền kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học quốc dân Hà Nội.

9. Trần Ngọc Hiên (2002), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

10.Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

11. Trần Anh Hùng (2003), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 12. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các

13.TS Nguyễn Đức Lý; KS Ngô Hải Dƣơng; KS Nguyễn Đại (2013), Khí hậu và thủy văn Quảng Bình, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

14.Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Hà Nội.

15.Thạc sĩ Lê Thế Quảng (2012), Bài Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Trị, Trƣờng Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị.

16.Nguyễn Đình Quế (2004), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

17. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình(2009), Báo cáo tổng kết công tác nông nghiệp và phát triển nông thôntừ năm 2009 đến năm 2013. 18. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn

và triễn vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 19.Lê Quốc Sử (2001), Chuyển đổi cơ cấu và xu hƣớng phát triển của kinh tế

nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng CNH-HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống Kê

20.Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

21.Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển đổi CCNKT ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

22.Bùi Tất Thắng (1996), Sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Đông Á và Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 23.Lê Đình Thắng (1998), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn

đề lý luận và thực tiễn, NXB nông nghiệp.

24.Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quy hoạch phát triển nông nghiệp cả nƣớc đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012.

25.Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg.

26. Tỉnh ủy Quảng Bình (2011), Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011-2015.

27. Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT (2000), Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á (Bản tin phục vụ lãnh đạo), Xuất bản tại Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội. 28.Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT (2001), Tổng quan về chiến

lược và chính sách phát triển nông nghiệp một số nước Châu Á trong thời gian gần đây (Bản tin phục vụ lãnh đạo), Xuất bản tại Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

29.Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT (2002), Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam (Bản tin phục vụ lãnh đạo), Xuất bản tại Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

30.UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020.

31.Ủy ban nhân dân thành phố HCM (2011), Chương trình “Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố

giai đoạn 2011 – 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-

UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011.

32. Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005), Báo cáo điều tra, bổ sung quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh quảng bình (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)