4.3. Một số giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
4.3.1. Xem xét điều chỉnh bổ sung quy hoạch
Đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và một số quy hoạch khác đảm bảo phát triển ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
- Đối với nông nghiệp:
+ Cần rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới để bố trí điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trên từng địa bàn nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng, nâng cao khả năng của các loại nông sản hàng hoá.
+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý để tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch một số vùng lúa hàng hoá phẩm cấp, chất lƣợng cao, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh rau đậu, tạo thành vành đai quanh thành phố Đồng Hới và một số thị trấn, phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ đô thị và du lịch.
+ Về trồng trọt, tiếp tục xây dựng vùng thâm canh lúa, tập trung mở rộng các vùng lúa chất lƣợng cao ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Đồng Hới và Quảng Trạch nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Khuyến khích các thành phần kinh tế nhất là hộ gia đình trồng cây công nghiệp dài ngày và ngắn
ngày, cây nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Hình thành các tiểu vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ở ven các sông, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở phía Tây các huyện. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu nhƣ cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả. Đẩy mạnh phát triển cây rau đậu, tập trung đƣa vào sản xuất các loại giống rau đậu có giá trị cao thay thế cho những giống có năng suất, chất lƣợng thấp, đầu tƣ theo hƣớng trang trại, nhà lƣới; từng bƣớc hình thành các vùng rau an toàn phục vụ cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và phục vụ đời sống nhân dân.
+ Về chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc gia cầm, thực hiện tốt chƣơng trình cải tạo đàn gia súc theo hƣớng sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn. Nhân rộng mô hình trồng cỏ năng suất cao phục vụ chăn nuôi trâu bò thịt. Tích cực tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu để phát triển nhanh đàn bò, đàn lợn. Tập trung nghiên cứu quy hoạch để hình thành vùng nuôi bò, trâu ở vùng phía Tây của tỉnh; quy hoạch phát triển mô hình: lợn - bò - trâu - gia cầm theo mô hình trang trại tập trung. Chuyển một số diện tích đất canh tác nông nghiệp sang trồng cỏ nuôi gia súc. Phát triển mạnh đàn gia cầm lấy thịt, trứng dƣới hình thức hộ gia đình. Phát triển thêm một số đối tƣợng nuôi khác có giá trị cao nhƣ đàn ong, đàn dê, đà điểu.
- Đối với Lâm nghiệp:
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm xác định rõ các loại rừng và đất trống đồi trọc còn khả năng trồng rừng để có kế hoạch phát triển, nhất là phải nâng cao độ che phủ rừng để giảm tác động bất lợi của thiên tai, cải thiện môi trƣờng sống. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, khô hạn, xa vùng nguyên liệu, chi phí vận chuyển cao cần gấp rút chuyển sang trồng rừng kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Đối với thủy sản : Tỉnh Quảng Bình nuôi trồng thủy sản đang đƣợc phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế tƣơng đối cao, là nguồn thu ngoại tệ lớn,
nên cần phải đƣợc quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các khu nuôi với quy mô lớn phù hợp để đầu tƣ thủy lợi và quản lý về môi trƣờng, không để tình trạng nuôi trồng tự phát, vừa làm giảm hiệu quả của ngành, vừa ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái, vì vậy cần chú ý:
+ Triển khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, tiếp tục điều tra khảo sát tiềm năng diện tích vùng đất cát trên địa bàn các huyện để quy hoạch nuôi các đối tƣợng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Huy động các nguồn vốn, nhất là trong dân, các doanh nghiệp để đầu tƣ cho các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, khuyến khích hình thức tổ hợp tác, củng cố HTX đánh bắt xa bờ, phát triển hình thức HTX nuôi trồng và nghề cá trong nhân dân.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách giao hay thuê lâu dài đất mặt nƣớc, ao đầm, hồ chứa đã đƣợc quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thuỷ sản, kỹ thuật đánh bắt hải sản xa bờ và tự vệ trên biển cho ngƣ dân, chính sách hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trƣờng. Có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, ngƣời nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để tham gia nuôi trồng và chế biến hải sản trên các loại mặt nƣớc.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và ngành nghề nông thôn:
+ Đối với công nghiệp chế biến, phải chú trọng vừa nâng cấp mở rộng một số cơ sở hiện đại, với công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng thị trƣờng đối với các sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản. Các cơ sở chế biến sản phẩm gắn liền với vùng nguyên liệu, công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và tập quán của ngƣởi dân.
+ Ngành nghề nông thôn: khai thác mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Trƣớc hết là phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng lợi thế nhằm thu hút nhanh và nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển nhanh các ngành nghề mới theo xu hƣớng phát huy thế mạnh của tỉnh, tạo sản phẩm có nội dung văn hóa cao, gắn với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… ở các khu du lịch, làng nghề truyền thống.