2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và
2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
*Tình hình sử dụng tài sản của Công ty
Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu tỷ trọng từng tài sản của Công ty
ĐVT: %
TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 2 3 4
A-Tài sản ngắn hạn 94.14 79.43 89.57
I-Tiền 7.98 5.14 6.68
II-Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 0
III-Các khoản phải thu ngắn hạn 10.70 60.31 80.68
1-Phải thu khách hàng 7.81 60.305 80
2-Trả trước người bán 2.84 0.005 0.64
3-Phải thu nội bộ 0 0 0
4-Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 0 0 0
5- Các khoản phải thu khác 0.05 0 0.04
5-Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0 0
IV-Hàng tồn kho 68.93 11.96 1.54
V-Tài sản ngắn hạn khác 6.53 2.02 0.67
B. Tài sản dài hạn 5.86 20.57 10.43
I-Tài sản cố định 5.86 13.11 6.78
II-Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 0 0 0
III- Tài sản dài hạn khác 0 7.46 3.65
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100
Bảng số liệu trên cho thấy, trong cơ cấu tài sản của công ty, giá trị tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn khá chênh lệch nhau. Tài sản ngắn hạn năm 2010 chiếm 94.14% trên tổng tài sản, năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm xuống 79.43%, nhưng sang năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại tăng lên 89.57%. Tài sản dài hạn chiếm 5.86% trên tổng tài sản bình quân năm 2010, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 20.57%, nhưng đến năm 2012 thì tỷ trọng tài sản lại giảm xuống còn 10.43% so với tổng tài sản.
Như vậy, tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm ưu thế hơn trong cơ cấu tổng tài sản, tương đương với công ty tập trung tuyệt đối vào đầu tư tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ rằng lĩnh vực hoạt động của Công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại.
Qua các chỉ tiêu về tỷ trọng tài sản của công ty trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có sự tăng đột biến. Năm 2010 là 10.7% thì đến năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 60.31% và 80.68%. Mà khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn. Việc công ty để cho khoản phải thu của khách hàng tăng cao là một rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp. Quản lý khoản phải thu của khách hàng là rất quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty. Nhưng nếu thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hoạt động xản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2010 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản chiếm 68.93%, nhưng đến năm 2011 và 2012 lại giảm chỉ còn 11.96% và 1.54%. Việc công ty giảm bớt tỷ trọng hàng tồn kho càng chứng tỏ, công ty hoạt động chủ yếu là hoạt động thương mại.
Khi xem xét tỷ trọng các loại tài sản của Công ty, chúng ta nhận thấy qua các năm, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đang có sự thay đổi khá lớn. Có thể nói công ty đang có một cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tình hình thực tế của Công ty.
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch năm 2011-2010
Chênh lệch năm 2012 - 2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
A. Tài sản
ngắn hạn 56.969 94.14% 60.642 79.43% 136.043 89.57% 3.673 6.45% 75.401 124.34%
B. Tài sản
dài hạn 3.545 5.86% 15.707 20.57% 15.849 10.43% 12.161 342.96% 142 8.7%
Tổng tài sản 60.515 100% 76.349 100% 151.893 100% 15.834 26.17% 75.544 98.94%
Biểu 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu và biểu vẽ trên cho thấy được quy mô tổng tài sản của công ty có sự tăng khá nhanh và đột biến qua các năm. Biểu đồ trên cho thấy được biên độ tăng của tài sản là khá cao. Năm 2011 có sự tăng trưởng khá lớn. Năm 2012 quy mô tổng tài sản lại càng tăng mạnh hơn. Năm 2010, tổng tài sản ở mức 60.515 triệu đồng, sang năm 2011 tổng tài sản tăng lên 15.834 triệu đồng tương ứng 26.17%%. Tuy nhiên, năm 2012 tổng tài sản tăng vọt lên 98.94% tương ứng 75.544 triệu đồng so với năm 2011. Tình hình tăng tài sản nhanh và mạnh như vậy là do Công ty đăng ký kinh doanh thêm các nghề kinh doanh thương mại đa dạng hơn như là: mua bán xuất nhập khẩu các mặt hàng nhựa, đồ gia dụng, sản xuất mủ cao xu, buôn bán kinh doanh các vật liệu xây dựng, vật chịu lửa… Thời gian vừa qua công ty mở
rộng thêm mô hình sản xuất nữa là mở xưởng sản xuất các mặt hàng dùng trong bảo hộ lao động như găng tay, quần áo bảo hộ lao động. Bên cạnh đó công ty cũng đầu tư mua thêm ô tô để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá theo đơn đặt hàng của khách.
* Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Công ty Hà Tiên năm 2012
Doanh thu thuần Tr.đ 179.537 363.216 453.481 159.166 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.094 1.266 1.843 27.154 Tổng tài sản Tr.đ 60.515 76.349 151.893 296.723 Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản 2.97 4.76 2.98 0.54
Hệ số sinh lợi tổng tài sản 1.81% 1.66% 1.21% 9.15%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012)
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN được thành lập theo quyết định số 24/2000/QĐ/TG ngày 21/01/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển Xí Nghiệp Vận Tải thuộc Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 thành Công ty Cổ phần. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 410300047 ngày 24/02/2000 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Lĩnh vực hoạt động:
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- Bốc xếp hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải
Đây là một số đặc điểm cơ bản giới thiệu qua về công ty Hà tiên, một công ty có lĩnh vực hoạt động cùng ngành có thể qua đó ta có cách nhìn nhận khách quan về tình hình hoạt động của Công ty VEAM.
Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng từ 2.97 vào năm 2010 đến 4.76 vào năm 2011, nhưng lại giảm về mức 2.98 vào năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ở Công ty Hà Tiên chỉ tiêu này trong năm 2012 là 0.54. Từ nhận xét trên cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty đạt hiệu quả hơn so với công ty Hà Tiên.
Chỉ tiêu hệ số sinh lợi tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2012, chỉ tiêu này giảm từ 1.66% vào năm 2011 xuống 1.21% vào năm 2012. Nguyên nhân của sử giảm xuống này là do tổng tài sản năm 2012 tăng 98.94%%, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 45.61% so với năm 2011. Nhưng tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế chậm hơn so với tỷ lệ tăng tổng tài sản. Từ chỉ tiêu trên cho thấy các nhà quản trị trong công ty vẫn chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Ở công ty Hà Tiên chỉ số này đạt 9.15%, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu sinh lợi tổng tài sản của công ty VEAM. Mặc dù việc sử dụng tài sản của Công ty VEAM để tạo ra doanh thu tốt hơn so với công ty Hà Tiên nhưng việc sinh lợi của tài sản để tạo ra lợi nhuận lại thấp hơn. Công ty VEAM hoạt động chủ yếu là thương mại và vận tải. Mà công ty khá chú trọng đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại. Công ty chủ yếu được sự bảo lãnh của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam với các ngân hàng nên Công ty đã tập trung khai thác lợi thế này. Công ty mua các nguyên vật liệu với hình thức trả ngay 100% trị giá hợp
đồng cho khách hàng nhưng công ty lại bán cho khách theo hình thức trả chậm. Do đó mà Công ty phải vay ngân hàng để thanh toán các khoản nợ đó. Chi phí vay ngân hàng cũng khá cao do lãi suất trong những năm vừa qua biến động tăng. Một phần nữa là do Công ty chủ yếu giao dịch với các khách hàng truyền thống, phần lãi mà Công ty nhận được cũng không cao. Chủ yếu công ty lấy lợi nhuận giao động trong khoảng 2 – 3%.
Công tác vận tải vẫn hoạt động một cách tích cực, nhưng do đã là vận tải chuyển hàng từ các nhà máy đến các nơi trong và ngoài tỉnh nên cũng sẽ không tránh khỏi những rủi ro. Như lái xe có những va chạm trên đường gây thiệt hại cho khách hàng hoặc tai nạn giao thông. Mặc dù có bảo hiểm nhưng công ty vẫn phải chịu khoản chi phí phát sinh thêm. Vì vậy mà phần lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng.