3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công
3.2.4 Cắt giảm bớt nguồn nhân lực không cần thiết, nâng cao trình độ
nguồn nhân lực
Như phân tích ở trên bộ máy hoạt động của công ty khá cồng kềnh, Có những bộ phận không cần thiết phải nhiều nhân viên cùng xử lý một vấn đề. Lương chi trả công nhân viên khá tốn kém, cắt giảm bớt được một khoản lương công ty sẽ giảm các khoản chi, tăng thêm lợi nhuận. Ví dụ như phòng kinh doanh chuyên Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối. Mỗi một nhân viên có thể đảm nhận được tất cả các vấn đề trên, nhưng lại chia ra mỗi người phụ trách một mảng công việc. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Nên rằng, ai đảm nhận khách hàng nào sẽ trực tiếp liên hệ, triển khai thực hiện với khách hàng đó.
Con người là yếu tố chủ chốt, quyết định thành công trong mọi hoạt động. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, không thể không quan tâm tới yếu tố con người trong Công ty, mà giải pháp hiệu quả có ý nghĩa lâu dài là nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở đây không chỉ có tăng cường công tác đào tạo, chuyên sâu, đa dạng hoá các phương pháp đào tạo dạy nghề, đa dạng hoá các lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ban đầu cho người lao động; mà còn có ý nghĩa là Công ty luôn luôn phải chú trọng vào việc đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người lao động. Điều đó có thể thực hiện bằng cách Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, nhằm đảm bảo cho người lao động cập nhật được những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Có như vậy, chất lượng sản phẩm Công ty sẽ luôn luôn được cải tiến, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường, thị phần được bảo đảm.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mà còn có ý nghĩa nâng cao trình độ của cả các cán bộ quản lý. Để từ đó, công tác quản lý của Công ty sẽ diễn ra có hiệu quả hơn, chuyên trách hơn đối với từng bộ phận. Chức năng quản lý được nâng cao thì chức năng hoạt động cũng được cải thiện. Các cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên được đào tạo lại, nâng cấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời Công ty cần có kế hoạch ứng dụng những phần mềm quản lý, công nghệ quản lý mới, tiên tiến để có thể nâng cao được hiệu quả tổ chức quản lý trong Công ty.