Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đánh giá ứng viên trong tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới đánh giá ứng viên trong tuyển dụng tại công ty TNHH lương thực hà việt (Trang 68)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đánh giá ứng viên trong tuyển dụng

dụng nhân lực tại công ty TNHH lƣơng thực Hà Việt

3.6.1. Kết quả tuyển chọn nhân lực

Bảng 3.1: Kết quả tuyển dụng nhân lực

(Đơn vị: lao động) Năm Đơn vị 2014 2015 2016 2017 Phòng giám đốc 0 0 0 0 Phòng tổ chức hành chính 1 0 1 0 Phòng kế toán 1 0 2 0 Phòng kinh doanh 6 8 8 10 Bộ phận bán hàng 48 55 68 72 Đội xe bán hàng 6 8 7 1 Phòng xuất khẩu 0 1 1 0 Phòng kỹ thuật 0 0 2 1 Xƣởng sản xuất 60 48 85 97 Tổng 122 120 174 181

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH Lương thực Hà Việt)

Theo như kết quả của bảng tuyển dụng nhân lực của công ty trong 4 năm ta thấy, nguồn nhân lực của công ty tăng chủ yếu tại bộ phận bán hàng, và tại các xưởng sản xuất. Tổng số lượng lao động tăng trong hai đối tượng này hàng năm chiếm trên 90% lao động tăng thêm của toàn công ty. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhân viên bán hàng là lực lượng chính, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường, duy trì các thị trường cũ và tìm kiếm thêm các thị trường mới, là nhân tố quan trọng trong chuỗi mắt xích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Còn lao động sản xuất là đối tượng trực tiếp gia tăng thêm các sản phẩm sản xuất của công ty. Tại công ty TNHH Lương thực Hà Việt, một công ty đang đi vào giai đoạn ổn định sản xuất và mở rộng thị trường, với mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn tới, là tăng thị phần của mình trên thị trường thực phẩm trong nước, cũng như nước ngoài, thì việc lao động sản xuất và nhân viên bán hàng chiếm số lượng lớn trong nhân lực gia tăng thêm, là rất phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.

Hình 3.9: Tổng hợp tỷ lệ tuyển chọn qua các năm

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH Lương thực Hà Việt)

Theo như bảng phân tích trên ta có thể thấy tỉ lệ tuyển chọn của công ty là thấp. Một lý do ta có thể dễ dàng nhận thấy, do số lượng lao động được tuyển thêm có tỉ trọng là nhân viên sản xuất cao, mà những đối tượng này có tỉ lệ tuyển chọn hàng năm rất nhỏ 1/ 1.2 nên đã kéo tỉ lệ tuyển chọn chung của công ty xuống mức 1/2 năm cao hơn là 1/ 2.5. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì tỉ lệ tuyển chọn đối với các vị trí nhân viên hỗ trợ của công ty vẫn ở mức thấp so với các công ty trong ngành. Nguyên nhân một phần do công tác tuyển mộ nhân lực của công ty hoạt động chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Việc tỉ lệ tuyển chọn thấp như trên sẽ gây lên một khó khăn lớn cho công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty, tỉ lệ thấp dẫn tới hiện tượng người xuất sắc nhất trong số các ứng cử viên dự tuyển có thể vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng mong đợi của công ty, như vậy năng suất làm việc của nhân viên mới đó sẽ không đạt yêu cầu và gây lên ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của công ty. 231 233 446 51 122 120 174 21 0.53 0.52 0.39 0.41 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2014 2015 2016 Quí IV 2017

Số lao động dự tuyển (người) Số lao động được tuyển (người) Tỉ lệ tuyển chọn ((%)

Bảng 3.2: Kết quả sàng lọc ứng viên qua các vòng của nhân viên sản xuất.

(Đơn vị: nhân viên)

Năm Nội dung 2015 2016 2017 Ứng viên dự tuyển Ứng viên đƣợc chọn Tỷ lệ sàng lọc Ứng viên dự tuyển Ứng viên đƣợc chọn Tỷ lệ sàng lọc Ứng viên dự tuyển Ứng viên đƣợc chọn Tỷ lệ sàng lọc Tiếp nhận ban đầu và phỏng vấn sơ bộ 75 66 1.1/1 61 52 1.2/1 102 95 1.04/1 Sàng lọc qua

đơn xin việc 66 60 1.1/1 52 48 1.08/1 95 85 1.03/1 Thi tuyển 60 60 1/1 48 48 1/1 85 85 1/1 Ra quyết

định tuyển chọn

60 60 1/1 48 48 1/1 85 85 1/1

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH lương thực Hà Việt)

Tại Công ty TNHH lương thực Hà Việt, bộ phận tuyển dụng không tiến hành xác định tỉ lệ sàng lọc qua các bước, quá trình sàng lọc được tiến hành phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của chuyên viên tuyển dụng. Điều này dẫn tới tỉ lệ sàng lọc qua các bước không thống nhất giữa các năm. Bên cạnh đó ta có thể thấy, tỉ lệ sàng lọc qua các vòng của công ty rất thấp và chưa có sự cân đối hợp lý. Tại mỗi bước sàng lọc bộ phận tuyển dụng cần có sự lựa chọn so sánh, không nên để tồn tại hiện tượng tới các bước sàng lọc cuối bộ phận tuyển dụng không có sự lựa chọn khác như trên. Tuy là nhân viên sản xuất, yêu cầu không cao, nhưng với tỉ lệ sàng lọc thấp sẽ tạo ra nhiều hạn chế cho công tác tuyển dụng nhân lực của công ty. Bộ phận tuyển dụng nên xem xét lại về chương trình tuyển mộ của mình tìm kiếm các giải pháp nhằm thu hút nhiều ứng viên tới công ty hơn. Và cần điều chỉnh lại số

lượng ứng viên tuyển chọn qua các bước sàng lọc để kết quả tuyển dụng đạt hiệu quả hơn

Bảng 3.3: Lao động nghỉ việc sau thời gian thử việc

(Đơn vị: lao động)

Năm 2014 2015 2016 2017

Nhân viên sản xuất 0 0 0 0 Nhân viên hỗ trợ 7 5 8 7

Tổng 7 5 8 7

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH Lương thực Hà Việt)

Kết thúc thời gian thử việc tại công ty, căn cứ vào kết quả công việc được giao, và sự đánh giá của người lãnh đạo trực tiếp, người lao động sẽ được ký hợp đồng chính thức hoặc ngừng ký hợp đồng với công ty. Theo như kết quả ta thấy, 100% lao động bị ngừng hợp đồng với công ty thuộc nhân viên hỗ trợ, tuy số lượng mỗi năm không nhiều, xong nó cũng là một căn cứ để công ty đánh giá về chất lượng lao động được tuyển cũng như kết quả của việc đánh giá ứng viên, việc lựa chọn những ứng viên không phù hợp với yêu cầu công việc. Việc tồn tại lao động nghỉ việc sau thời gian thử việc sẽ giúp công ty đưa ra sự lựa chọn tốt hơn cho vị trí cần tuyển trong công ty, tuy nhiên nên hạn chế tối đa số lượng này do nó ảnh hưởng tới chi phí cũng như tiến độ công việc cần hoàn thành tại công ty.

Bảng 3.4: Báo cáo tăng giảm nhân lực

(Đơn vị: Lao động)

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Số lao động đầu năm 1005 1115 1198 1327

Số lao động nghỉ việc 12 37 45 92

Số lao động tuyển thêm 122 120 174 84

Số lao động cuối năm 1115 1198 1327 1335

Theo như các kết quả phân tích ta có thể thấy, tại công ty TNHH Lương thực Hà Việt, hàng năm có số lượng lao động mới được tuyển thêm cao hơn nhu cầu tuyển dụng dự kiến của công ty. Bên cạnh một số các lý do như, kết quả dự kiến nhân lực chưa chính xác, lao động bị thôi việc do vi phạm kỷ luật cần phải bổ xung. Nhưng lý do chính dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch cao này là do lao động chuyển công việc mới, sang các công ty khác trong ngành hoặc ngoài ngành. Số lượng lao động nghỉ việc tại công ty đang tăng dần qua các năm, trong khi công ty chưa có lượng lao động viên nghỉ việc, do hết độ tuổi lao động, mà sự nghỉ việc này theo thống kê phòng tổ chức hành chính, hầu hết là các nhân viên thuộc phòng kinh doanh và bộ phận bán hàng. Đó một phần lớn cũng do công tác đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với yêu cầu công việc chưa thực sự được thực hiện tốt. Nhân viên sau một thời gian làm việc đã không còn cảm thấy phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc.

3.6.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và nhân viên về công tác đánh giá ứng viên trong tuyển dụng trong tuyển dụng

3.6.2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý

Tại công ty TNHH lương thực Hà Việt, cán bộ quản lý bao gồm trưởng các phòng/ban/phân xưởng là những người trực tiếp tham gia đánh giá ứng viên trong tuyển dụng, nhưng lại chỉ tham gia ở vòng phỏng vấn trực tiếp (đơn vị/ phân xưởng) cần tuyển nhân sự thì cán bộ quản lý của đơn vị/phân xưởng đó sẽ tham gia vào hội đồng phỏng vấn.

Qua khảo sát ý kiến của 20 chuyên viên tuyển dụng và cán bộ quản lý tại các đơn vị tham gia phỏng vấn về một số chỉ tiêu liên quan đến quá trình phỏng vấn, tác giả thu về được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.5: Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý Tiêu chí Phù hợp Không phù hợp Số lƣợng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (phiếu) Tỷ lệ (%)

Các bước của quá trình phỏng vấn 15 75 5 25 Nội dung của buổi phỏng vấn 16 80 4 20 Thời gian phỏng vấn trung bình 12 60 8 40 Phương pháp đánh giá ứng viên 17 85 3 15 Biểu mẫu đánh giá ứng viên 18 90 2 10

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, tháng 12/2017) Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 20 cán bộ quản lý của đơn vị tham gia phỏng vấn có ý kiến khác nhau về các tiêu chí của sự phù hợp trong phỏng vấn, tuy nhiên phần lớn đều thấy quy trình các bước của buổi phỏng vấn là hợp lý. Yếu tố thứ nhất: Các bước của quá trình phỏng vấn: 75% cán bộ tham gia phỏng vấn cho rằng các bước phỏng vấn mà công ty hiện đang áp dụng là phù hợp, 25% cán bộ khác cho rằng nên loại bỏ bớt một số khâu không cần thiết của buổi phỏng vấn.

Yếu tố thứ hai: Nội dung phỏng vấn: 80% các cán bộ cho rằng các nội dung được triển khai trong buổi phỏng vấn là hợp lý, tìm kiếm được nhiều thông tin từ ứng viên, tuy nhiên vẫn còn 20% cán bộ cho rằng một số câu hỏi không phù hợp, thừa thãi.

Yếu tố thứ ba: Thời gian phỏng vấn trung bình: Đây là yếu tố có thể nói là không phù hợp nhất theo ý kiến của cán bộ quản lý, 60% cán bộ cho rằng thời gian dành cho mỗi buổi phỏng vấn đối với các ứng viên như hiện nay là phù hợp, 40% ý kiến cho rằng thời gian dành cho mỗi ứng viên chưa cân đối, còn quá dài.

Về phương pháp và biểu mẫu đánh giá ứng viên, đa phần các cán bộ đều nhất trí rằng phù hợp, tỉ lệ này chiếm đến 85 và 90%. Một số khác cho rằng các biểu mẫu đánh giá cần chi tiết và cụ thể hơn nữa. Tuy nhiên các cán bộ đều cho rằng phương pháp đánh giá ứng viên còn chưa được thống nhất sau mỗi buổi phỏng vấn giữa các cán bộ tuyển dụng, việc họp để thảo luận về kết quả đánh giá ứng viên còn

sơ sài, các ứng viên có điểm số chênh lệch cao mà nguyên nhân chủ yếu do thái độ chủ quan của cán bộ tuyển dụng.

3.6.2.2. Đánh giá của nhân viên

Bảng 3.6: Đánh giá sự phù hợp của qui trình tuyển chọn Đối tƣợng

Nội dung

Nhân viên sản xuất Nhân viên hỗ trợ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Có phù hợp 27 90 5 25 Không phù hợp 3 10 15 85 Tổng 30 100.0 20 100.0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, tháng 12/2017) Nhân viên sản xuất làm việc tại công ty TNHH Lương Thực Hà Việt đều được tuyển từ nguồn lao động phổ thông trên thị trường. Với đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, ngành công nghiệp nhẹ, các công việc của lao động sản xuất mang tính chất đơn giản, không có yêu cầu cao về kỹ thật, chuyên môn. Do đó, việc công ty xây dựng qui trình tuyển chọn đánh giá ứng viên đối với nhân viên sản xuất bao gồm bước như trên là tương đối hợp lý, nó vẫn đảm bảo được nguồn lao động cần tuyển, và đơn giản dễ tiến hành, góp phần duy trì chi phí tuyển chọn một mức hợp lý cho công ty. Và qui trình tuyển chọn này của công ty, cũng đã được chính các nhân viên sản xuất đánh giá là phù hợp, thông qua việc 90% nhân viên được hỏi đều lựa chọn qui trình trên là phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên trên thực tế, khi tác giả nghiên cứu sự phù hợp của quy trình tuyển chọn, phần đông các nhân viên sản xuất có nhận xét rằng các câu hỏi trong bài thi viết đã được họ tìm hiểu trước thông qua mạng xã hội, internet và qua những người quen đã và đang làm việc tại công ty. Chỉ có 10% cho rằng quy trình đó còn chưa phù hợp. Và lý do các nhân viên đưa ra là bài kiểm tra viết còn khó, nhiều câu hỏi chưa rõ ràng. Với việc các nhân viên sản xuất đánh giá tốt chương trình tuyển chọn lao động của công ty, sẽ giúp cho người lao động bước đầu cảm nhận được sự phù hợp khi ra nhập vào công ty và tạo ra hiệu ứng giúp thu hút thêm người lao động ứng tuyển khi công ty có nhu cầu về nhân lực

Bảng 3.7 Khảo sát các bƣớc tuyển chọn ngƣời lao động đã trải qua Đối tƣợng

Nội dung

Nhân viên sản xuất Nhân viên hỗ trợ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)

Nộp đơn xin việc – Tham quan

công việc 10 33.33 0 0.0 Nộp đơn xin việc – Kiểm tra viết –

phỏng vấn 1- kiểm tra sức khỏe – phỏng vấn 2 – tham quan công việc.

0 0.0 3 15

Nộp đơn xin việc – Kiểm tra viết 20 66.67 0 0 Qui trình khác 0 0.0 17 85 Tổng 30 100.0 20 100.0

(Nguồn: Tác giả thực hiện điều tra tại Công ty, tháng 12 năm 2017)

Theo kết quả phiếu khảo sát, trong tổng số 20 nhân viên được khảo sát, có đến 17 lao động, chiếm 85% khi trả lời câu hỏi về các bước mà họ trải qua, khi ứng tuyển vào vị trí làm việc của công ty đều lựa chọn phương án theo một qui trình khác, chỉ có 3 lao động, chiếm 15% trải qua tất cả các bước của công tác tuyển chọn. Và theo bảng 3.6 trong 20 nhân viên đó có 15 lao động, chiếm 75% cho rằng qui trình tuyển chọn của công ty không phù hợp với vị trí ứng tuyển, chỉ có 5 nhân viên, chiếm 25% cho rằng qui trình đó là phù hợp trong đó có 3 lao động trải qua tất cả các bước. Lý do chính mà các nhân viên hỗ trợ đưa ra là thời gian phỏng vấn còn khá dài, có khá nhiều câu hỏi nội dung không liên quan đến vị trí công việc. Trong đó có đến 90% nhân viên sản xuất được điều tra đều lựa chọn phương án 1. Như vậy ta có thể thấy, nhân viên sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình công ty đã xây dựng, xong nhân viên hỗ trợ thì qui trình tuyển chọn không có sự thống nhất, và có sự khác nhau, theo như kết quả ta thấy, đa số lao động được tuyển theo các bước: nộp đơn xin việc - kiểm tra viết – phỏng vấn – tham quan công việc hay theo qui trình: nộp đơn xin việc – phỏng vấn – tham quan công việc.

Qui trình tuyển chọn đầy đủ của công ty có thể nhận thấy là khá chi tiết bài bản, tuy nhiên việc rất nhiều trường hợp, công ty tiến hành tuyển chọn đánh giá ứng viên không theo đầy đủ các bước, tuy góp phần tiết kiệm được chi phí, nhanh chóng tuyển được các ứng viên đáp ứng nhu cầu nhân lực của công ty, nhưng chất lượng lao động tuyển được tồn tại nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do chính sách tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng của công ty ở các giai đoạn sản xuất là khác nhau, tiêu chuẩn để đánh giá ứng viên cũng khác nhau. Nhiều khi để đảm bảo được nhân lực cho kế hoạch sản xuất, cán bộ tuyển dụng đã tự ý lược bỏ một số bước quan trọng để đánh giá ứng viên hoặc kết hợp các bước đánh giá ứng viên nhưng lại không theo trên tiêu chuẩn nào. Để đạt được hiệu quả cao của công tác tuyển dụng, yêu cầu bộ phận tuyển dụng phải xác định được một qui trình mới hợp lý, các bước cần thiết có thể lược bớt, xong những bước then chốt quan trọng cần phải được tiến hành, phải tuân thủ theo qui trình đã xây dựng và những người tham gia tuyển chọn phải thật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới đánh giá ứng viên trong tuyển dụng tại công ty TNHH lương thực hà việt (Trang 68)