Xâydựng mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 002 (Trang 52 - 55)

2.2. Đánh giá các nguồn lực phát triển dulịch Đà Nẵng

2.2.5. Xâydựng mô hình SWOT

Mô hình SWOT là công cụ hữu hiệu để tổng hợp các nguồn lực nêu trên, đồng thời tạo sự liên kết các yếu tố liên quan, giúp cho sự nhìn nhận đƣợc đầy đủ, đề xuất các giải pháp Marketing cho du lịch TPvà có thể đƣa ra các nhận định về các giá trị và TTMT của du lịch Đà Nẵng:

Bảng 2.4. Mô hình SWOT

Strengths (Điểm mạnh):

- Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch

- Tiềm năng du lịch của Đà Nẵng rất đa dạng.

- An ninh chính trị ổn định; - Môi trƣờng du lịch tốt

- Chính sách ngoại giao cởi mở

- Thành phố quan tâm đến sự phát triển du lịch

- Tiềm năng con ngƣời, cơ sở vật chất và đƣờng lối.

Weaknesses (Điểm yếu):

- Sản phẩm truyền thống chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế - Có chính sách tốt nhƣng quản lý nhà nƣớc thiếu tính chặt chẽ nên ảnh hƣởng đến hình ảnh du lịch TP (chèo kéo khách, hàng rong…)

- Nhiều dự án vẫn còn treo, triển khai chậm (Bảo tàng Mỹ thuật, thƣ viện..) - Ít địa điểm vui chơi giải trí, mua sắm cho du khách

Opportunities (Cơ hội):

- Xu thế hội nhập quốc tế và gia nhập vào tổ chức WTOđem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nƣớc nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.

- Với tốc độ phát triển du lịch nhƣ vậy thì sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời dân TP.

- Các dự án đầu tƣ xây dựng là những cơ hội to lớn của Đà Nẵng trong phát triển du lịch.

- Các chƣơng trình đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của TP

- Nhu cầu du lịch ngày càng cao

Threats (Thách thức):

- Hội nhập tạo nguy cơ phá hoại môi trƣờng và cảnh quan.

- Do nằm ở vị trí đặc biệt nên Miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng thƣờng gánh chịu nhiều thiên tai làm ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành.

Từ đó tác giả xin rút ra nhận định về giá trị và thị trƣờng mục tiêu cho du lịch TP Đà Nẵng nhƣ sau:

Về các giá trị:

- Hƣớng Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch biển và nghỉ dưỡng biển, xanh, hiện đại, hấp dẫn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế(Tờ Sunday Herald Sun của Australia nhận xét Mỹ Khê là một trong số 10 bãi biển ở châu Á đƣợc yêu thích nhất thế giới). Trong đó ngoài việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng thì TP Đà Nẵng cũng ban hành chính sách, tạo môi trƣờng du lịch tốt để du khách có cảm giác thoải mái khi tham quan hoặc đi nghỉ dƣỡng tại biển vàđồng thời cũng phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng cảnh

quan sống xung quanh, ứng phó tốt với việc biến đổi khí hậu.

- Du lịch núi và du lịch sinh thái. Đà Nẵng phát triển du lịch núi theo hƣớng khám phá, mạo hiểm với chính sách bảo hiểm tốt (Bà Nà), đồng thời phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch công vụ theo hƣớng xây dựng sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao ở trong nƣớc và khu vực.

- Du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trƣờng và xã hội là loại hình không còn xa lạ với các nƣớc phƣơng Tây, song tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, loại hình du lịch này vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu. Du lịch có trách nhiệm giúp du khách ý thức hơn trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn môi trƣờng sống hoang dã trên đất liền cũng nhƣ dƣới nƣớc. Và đó cũng chính là những hành động có trách nhiệm.

- Một điểm đến cho nhiều sự trải nghiệm: Biển (Mỹ Khê) – Núi (Bà Nà) – Sông(Sông Hàn)nằm trong lòng TP.

- Sự tử tế, thân thiện và tốt bụng của con ngƣời Đà Thành và Thành phố của những cây cầu cũng đã trở thành thƣơng hiệu nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.

Giá trị du lịch mà Đà Nẵng đang hướng đến là một thành phố đáng sống,hiện đại, đẹp ở Châu Á thì việc phát triển du lịch theo chiều sâu, đi vào chất lượng và hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và chính họ trực tiếp hưởng lợi từ những hoạt động du lịch đó, chính là mục tiêu mà thành phố Đà Nẵng đang hướng đến.

Về thị trường mục tiêu:

- Đà Nẵng nằm trên con đƣờng di sản miền Trung, kết nối các điểm tham quan nổi tiếng nhƣ thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế khiến Đà Nẵng trở thành nơi dừng chân không thể thiếu của khách du lịch;thêm vào đó Đà Nẵng lại nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông tây, thành viên của ASEAN nên TTMT đối với khách quốc tế sẽ là các nƣớc Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật, Nga, Hàn Quốc) và các nƣớc Đông Nam Á(Thái Lan, Campuchia, Lào). Đối với thị trƣờng trong nƣớc thì thị trƣờng mục tiêu là khách đi du lịch ở 2 đầu đất nƣớc: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

có mức chi trả cao. Đặc biệt khách tàu biển đƣợc xem là nguồn khách “nhà giàu” hƣớng đến dịch vụ du lịch cao cấp thì TP cũng phải tập trung làm sao khai thác chi tiêuđối với nguồn khách này.

- Với sự quan tâm của lãnh đạo TP về việc phát triển du lịch thì Đà Nẵng có đầy đủ cơ sở để kéo dài thời gian lƣu trú và nâng cao mức chi tiêu của du khách. Việc thay đổi lựa chọn TTMT không tác động đến kết cấu sản phẩm du lịch của địa phƣơng mà ngƣợc lại, sự đòi hỏi cao của thị trƣờng giúp ngành du lịch cũng nhƣ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch không ngừng cải thiện tính chuyên nghiệp trong phục vụ và chất lƣợng sản phẩm luôn đƣợc đảm bảo tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 002 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)