2.4. Xác định các giá trị và thịtrƣờng mục tiêu Dulịch Thành phố Đà Nẵng của
2.4.2. Về thị trường mục tiêu
Đối với thị trƣờng trong nƣớc, tập trung quảng bá mạnh tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài, chú trọng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Nga và Úc... Lựa chọn các doanh nghiệp mạnh về thƣơng hiệu, có tiềm lực về kinh tế nhƣ Bà Nà Hills, Silvershore, Vitours, Intercontinental... kết hợp với các đơn vị lữ hành, khách sạn trên địa bàn tổ chức phát động điểm đến tại các thị trƣờng trọng điểm, tạo sức mạnh tổng hợp.
Thị trường khách du lịch tàu biển: Hầu nhƣ chuyến tàu biển nào, Saigontourist cũng lên chƣơng trình cho khách đến Đà Nẵng vì nơi đây đƣợc nhiều du khách đánh giá môi trƣờng du lịch an toàn và uy tín. Đặc biệt, việc nằm trên con đƣờng di sản miền Trung, kết nối các điểm tham quan nổi tiếng nhƣ thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế khiến Đà Nẵng trở thành nơi dừng chân không thể thiếu của các chuyến tàu 5 sao.Những cái tên quen thuộc nhƣ Henna, SuperStar Gemini, Costa Victoria… hầu nhƣ tuần nào cũng trở lại Đà Nẵng góp phần làm cho thị trƣờng du lịch tàu biển ngày càng trở nên sôi động. Nhất là vào những tháng cao điểm, từ tháng 1 đến tháng 3, hầu nhƣ mỗi tuần Saigontourist đều đón từ 4-5 chuyến tàu với số lƣợng khách trung bình từ 1.000-1.500 khách/chuyến [13].Điểm đặc biệt của khách tàu biển là khách “nhà giàu” và hiếm khi lƣu trú qua đêm, vì vậy trong khoảng thời gian từ 8-12 tiếng du khách lƣu lại thành phố đƣợc xem là “giờ vàng”, TP phải quan tâm nhiều đến việc phát triển sản phẩm du lịch để khai thác chi tiêu đối với nguồn khách này.
Thị trường khách du lịch đường không: Sân bay quốc tế Đà Nẵnglà một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất) và là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.Tính đến cuối năm 2012, 8 đƣờng bay quốc tế trực tiếp, trong đó có 3 đƣờng bay thƣờng kỳ và 5 thuê chuyến đã giúp tăng trƣởng mạnh lƣợng du khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đƣờng bay, với 160.000 lƣợt.Thành phố tiếp tục duy trì các đƣờng bay quốc tế hiện có là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nga và sẽ chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trƣờng du lịch nƣớc ngoàibằng cách xúc tiến mở thêm các đƣờng bay quốc tế mới đến Đà Nẵng từ các thị trƣờng quan trọng nhƣ Thái Lan, Lào,
Hong Kong, Nhật Bản, Úc để thu hút nguồn khách du lịch.Đồng thời sẽ tăng chuyến đối với các đƣờng bay nội địa góp phần đƣa Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn và uy tín.
Thị trường khách du lịch MICE:MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thƣởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.Gần đây, du lịch MICE đang có những bƣớc phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam, nƣớc đƣợc đánh giá là một điểm đến an toàn, là thị trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Khách du lịch MICE đƣợc xem là khách cao cấp, chủ yếu là các thƣơng nhân, chính khách... sẵn sàng chi để thƣởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền khác. Loại hình du lịch MICE mang lại giá trị kinh tế gấp 6 lần so các hình thức du lịch thông thƣờng. Mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700-1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày, con số này thực tế có thể còn cao hơn [24]. Đây là chƣơng trình du lịch luôn có sức thu hút mạnh mẽ với du khách quốc tế. Đặc biệt, Đà Nẵng với lợi thế là trung độ của cả nƣớc có hạ tầng giao thông phát triển, hạ tầng du lịch ngày một hoàn thiện, TP hoàn toàn đủ sức tổ chức mô hình du lịch MICE. Nhiều hội thảo quan trọng đã đƣợc tổ chức chu đáo, thành công tại Đà Nẵng, tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho phía đối tác, có ảnh hƣởng lớn đến các nhà đầu tƣ, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nƣớc, đáng chú ý là cuộc họp liên chính phủ Việt Nam - Thái Lan (2004), các hội nghị Bộ trƣởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây (2007), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2009), Kỳ họp lần 3 Hội đồng Tƣ vấn Kinh doanh APEC (ABAC) (2009), Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN và một số hội nghị quan trọng khác trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN (2010), Hội thảo lý luận Việt - Trung lần 6 (2010), Hội thảo lý luận Việt - Nhật (2011), Hội nghị tài chính quốc tế do Ngân hàng Standard Chartered tổ chức tại Đà Nẵng năm 2013.Và trong tƣơng lai gần, khi các đƣờng bay trực tiếp đến Đà Nẵng ngày càng nhiều, TP hoàn toàn có quyền nghĩ đến việc thu hút du khách quốc tế đến Đà Nẵng du lịch MICE, hội chợ du lịch MICE, phát triển thƣơng mại điện tử dành cho du lịch MICE…
Thị trường khách du lịch Nga: Tổng số du khách Nga đến Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đạt 189.317 lƣợt khách, tăng 63,1% so với cùng kỳ năm trƣớc. Hiện nhu cầu du lịch nƣớc ngoài của ngƣời dân Nga ngày càng cao,họ rất hiếu kỳ với cái mới và họ thƣờng thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của nƣớc sở tại [14]. Nếu thu hút đƣợc 2% du khách Nga đi du lịch nƣớc ngoài hàng năm tới Việt Nam, thì thị trƣờng Nga cũng sẽ chiếm vị trí thứ 4 trong nhóm 10 nƣớc hàng đầu gửi khách tới Việt Nam nhƣ hiện nay. Năm 2012, số khách du lịch Nga đến Việt Nam đạt 174 nghìn lƣợt ngƣời, tăng 71% so với năm 2011.Mặc dù đứng thứ 8 trong danh sách 10 quốc gia có mức chi tiêu quốc tế nhiều nhất vào Việt Nam, nhƣng khách du lịch đến từ liên bang Nga có mức tăng trƣởng ấn tƣợng nhất. Trong năm vừa qua, chi tiêu của chủ thẻ visa từ Nga tăng 67%, từ mức 17,7 triệu USD (374,2 tỷ đồng) lên mức 29,5 triệu USD (623,7 tỷ đồng). Hiện nay, thị trƣờng khách du lịch Nga đến Đà Nẵng chiếm khá cao và đƣợc đánh giá là rất tiềm năng. Thời gian lƣu trú của khách Nga cũng dài hơn, ít nhất là 15 ngày [16]. Họ rất phóng khoáng trong chi tiêu, mua sắm và ăn uống miễn sao đƣợc phục vụ tốt nhất. Họ là những con ngƣời khá dễ tính, thân thiện, thích tiêu xài trong ăn uống và mua sắm. Họ thích mua quà lƣu niệm nhƣ hàng mỹ nghệ, tranh thêu, sơn mài, quần áo, giày dép, đồ trang sức, các loại rƣợu, hoa quả nhiệt đới, trà, cà phê...Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay mà TP đang gặp phải là số lƣợng hƣớng dẫn viên cũng nhƣ nhân viên phục vụ biết tiếng Nga rất thấp, thậm chi rất hiếm. Công tác xúc tiến, quảng bá cho thị trƣờng Nga chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng, từ việc xúc tiến du lịch tại chỗ, tới việc tận dụng thế mạnh của internet, quảng bá qua các website bằng tiếng Nga...
Thị trường khách du lịch Nhật Bản:Các điểm đến đƣợc du khách Nhật ƣa thích là những nơi có phong cảnh đẹp, các điểm di tích lịch sử, những điểm đến thân thiện với môi trƣờng, có ẩm thực đặc biệt, có giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Nhật Bản là an ninh, sự sạch sẽ, cơ sở lƣu trú tiện nghi với dịch vụ chu đáo, chất lƣợng của hƣớng dẫn viên du lịch thì Đà Nẵng có tài nguyên du lịch đa dạng,
môi trƣờng an ninh an toàn, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản.Điểm hấp dẫn nhất từ thị trƣờng khách Nhật Bản là có thời gian lƣu trú dài (từ 5-7 ngày) và khả năng chi trả cao (khoảng 1.861 USD/khách) cao hơn hẳn khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc [21]. Riêng tại Đà Nẵng, thống kê của Sở VH-TT- DL thành phố cho thấy, năm 2013, lƣợng khách Nhật Bản đến với TP này đã tăng lên nhanh chóng với hơn 41.000 lƣợt, tăng 53% so với năm 2012. Hiện Nhật Bản đã trở thành thị trƣờng khách quốc tế trọng điểm, đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) về tổng lƣợng khách quốc tế đến Đà Nẵng.Vietnam Airlines dự kiến mở đƣờng bay trực tiếp Đà Nẵng - Narita (Nhật Bản) với tần suất 04 chuyến/tuần sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho thêm nhiều nhà đầu tƣ và du khách Nhật Bản đến Đà Nẵng.
Thị trường khách du lịch Hàn Quốc:Nhiều năm trở lại đây, ngƣời dân Hàn Quốc có xu hƣớng đi du lịch "hai nƣớc một điểm đến". Những du khách có thu nhập cao thƣờng đi theo tour với các dịch vụ chất lƣợng cao, chi phí cao. Trong khi đó, một bộ phận du khách lại thích kết hợp du lịch Việt Nam rồi sang Lào hoặc Campuchia bằng đƣờng bộ với mục đích tham quan danh lam thắng cảnh kết hợp nghỉ ngơi với chi phí trung bình. Riêng lớp trẻ Hàn Quốc lại có xu hƣớng đi du lịch tự do để thƣởng thức sự đa dạng của văn hóa, không phụ thuộc vào hãng lữ hành.Mức chi tiêu bình quân ngày của khách Hàn Quốc đi theo tour là 527,9 USD; theo tour tự sắp xếp là 259,5 USD [21].Đà Nẵng là điểm đến đƣợc khách Hàn ƣa chuộng bởi chi phí không cao và có các điểm du lịch hấp dẫn.Nếu nhƣ năm 2012, lƣợng khách du lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng đạt gần 30.500 lƣợt khách thì năm 2013 đã tăng lên hơn 55.500 lƣợt khách, tăng 82% so với năm 2012 [15]. Lƣợng khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng chủ yếu qua các đƣờng bay quốc tế trực tiếp thƣờng kỳ từ Seoul (Hàn Quốc) đến Đà Nẵng. Hai năm trở lại đây, thị trƣờng khách Hàn Quốc luôn đứng Top 5 thị trƣờng khách quốc tế đến Đà Nẵng.
Thị trường Khách du lịch Trung Quốc:Trung Quốc đƣợc xem là một trong những thị trƣờng khách du lịch trọng điểm của Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, việc Đà Nẵng tập trung khai thác nguồn khách tiềm năng này đã đem lại nguồn
khách Trung Quốc đến Đà Nẵng trong những năm gần đây tăng cao hơn so với những thị trƣờng khách quốc tế tiềm năng khác nhƣ Nga, Hàn Quốc, Thái Lan... Dù khách TQ thƣờng đi du lịch ngắn ngày và không kéo dài thời gian lƣu trú bằng khách châu Âu nhƣng cũng mạnh tay chi tiêu vào các hoạt động mua sắm, ăn uống. Theo thống kê của Sở VHTTDL thành phố, trung bình khách TQ lƣu trú tại thành phố khoảng 5 ngày với mức chi tiêu trên dƣới 500 USD, trong khi khách châu Âu lƣu trú ở thành phố dài ngày hơn (từ 10-12 ngày) nhƣng cũng chỉ chi tiêu khoảng 1.000 USD.Đà Nẵng có sức hấp dẫn lớn với nhiều du khách Trung Quốc vì ẩm thực phong phú, chất lƣợng dịch vụ chu đáo, ngƣời dân thân thiện
Thị trường khách du lịch ASEAN:Những năm qua, lƣợng khách từ thị trƣờng ASEAN vào Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng khá cao, luôn là một trong ba thị trƣờng gửi khách lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, khách du lịch ASEAN chiếm hơn 12% tổng lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam. Mức độ ngƣời dân thuộc các nƣớc ASEAN đi du lịch trong khối ngày càng tăng, nhất là Singapore với hơn 14 triệu lƣợt khách đi du lịch các nƣớc trong khối, tiếp đến là Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Chi tiêu cho du lịch outbound bình quân mỗi khách trong một vài năm gần đây khá cao: Singapore là 2.271$, Malaysia là 1.090$.
Trong bối cảnh xu hƣớng du lịch thế giới trong thời gian sắp đến sẽ là sự lựa chọn của du lịch nội vùng đến các điểm đến gần, nghĩa là khách du lịch quốc tế sẽ ƣu tiên trải nghiệm du lịch tại những quốc gia gần nơi họ lƣu trú thay vì phải tốn nhiều chi phí tại các vùng xa xôi.Thêm vào đó, sự hợp tác, tạo điều kiện về hành lang pháp lý và thƣơng mại trong các nƣớc ASEAN với nhau thì việc lựa chọn thị trƣờng ASEAN là thị trƣờng mục tiêu của du lịch TP Đà Nẵng là rất khả thi.
2.4.2.2. Các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch:
Với sự quan tâm đầu tƣ và phát triển du lịch của TP, trong những năm qua, Đà Nẵng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc với hàng loạt các dự án du lịch triệu đô đã và đang triển khai xây dựng. Đối với các đầu tƣ, Đà Nẵng là mảnh đất “màu mỡ” không thể bỏ qua vì nơi đây thu hút bƣớc chân ghé thăm của nhiều du khách gần xa, hứa hẹn một mùa làm ăn bội thu của các dự án bất động sản
du lịch. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, nhanh gọn bậc nhất trong các tỉnh tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ “rót” tiền vào các dự án lớn. Hiện tại Đà Nẵng có 60 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tƣ 4.004,2 triệu USD (84.088 tỷ đồng).
NHẬN XÉT KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Với những thành tựu đạt đƣợc của ngành du lịch trong những năm qua, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tƣ, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, thực tiễn cho thấy chúng ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong việc Marketing của Trung tâm Xúc tiến Du lịchthành phố Đà Nẵng trên thị trƣờng quốc tế. Lƣợng khách du lịch tăng nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu do những điều kiện khách quan thuận lợi đem lại chứ không thực sự là kết quả của các hoạt động Marketing, xu hƣớng gia tăng lƣợng khách vẫn chƣa mang tính bền vững. Hình ảnh của du lịch TP vẫn chƣa thật sự rõ ràng và gây ấn tƣợng mạnh mẽ đối với khách du lịch. Nó chƣa thể hiện đƣợc thế mạnh của Đà Nẵng so với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù có tiến bộ, nhƣng chúng ta vẫn đang tụt hậu một cách tƣơng đối khi các đối thủ cạnh tranh tiến quá nhanh trong việc Marketing điểm đến.
Trên cơ sở lý luận ở chƣơng 1, luận văn tập trung đi vào đánh giá nguồn lực phát triển du lịch cũng nhƣ thực trạng hoạt động Marketing của du lịch Thành phố Đà Nẵng. Trong đó có lồng vào số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thành phố và những đánh giá của du khách từ cuộc khảo sát nhỏ của tác giả để từ đó đƣa ra các giá trị và thị trƣờng mục tiêu của du lịch TP. Chƣơng 2 là cơ sở để đề ra những giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Thành phố trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MARKETING VỀ DU LỊCH CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 Mục tiêu và Nội dung:
Dựa trên kết quả của Chương 2 trong việc xây dựng tầm nhìn, xác định các giá trị và thị trường mục tiêu của du lịch Đà Nẵng, Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp Marketingđến năm 2020 theo định hướng tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch chứa đựng các giá trị khác biệt và đáng giá của Đà Nẵng nhằm thỏa mãn cao nhất các nhóm khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, các đánh giá chi tiết về các nguồn lực phát triển và các giải pháp Marketinghiện tại của Đà Nẵng cũng là cơ sở cho việc thiết kế các giải pháp cụ thể ở Chương 3. Chương 3 là sự triển khai tiếp tục các bước trong Mô hình xây dựng các giải pháp Markting phát triển du lịchđã được thiết kế ở Chương 1:Cơ sở lý luận.