Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh thanh xuân (Trang 34)

1.2 Một số vấn đề cơ bản về cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Ngân

1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và

nhỏ và vừa

1.2.3.1 Hiệu quả trong cho vay:

Thực tế cho thấy, quá trình cấp tín dụng của ngân hàng và chủ yếu là cho vay với lãi suất nhất định để tạo ra lợi nhuận, tăng uy tín cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin, từ đó tăng theo kì vọng số lƣợng chất lƣợng hoạt động cho vay từ khách hàng, và đứng trên góc độ vĩ mô thì nó còn phải làm tăng thu ngân sách cho nhà nƣớc, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống của ngƣời lao động và tái phân phối lợi tức xã hội trong phạm vi toàn xã hội.

Tác giả cho rằng, ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì ngƣời ta vẫn chƣa có đƣợc một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì ngƣời ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả.

• Xét trên góc độ của ngân hàng: Hiệu quả cho vay tốt có nghĩa là việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động này phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng, phân bổ theo cơ cấu hợp lý, từ đó nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng.

• Xét trên góc độ của khách hàng: Hiệu quả cho vay là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ ngân hàng với nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng, thủ tục đơn giản, kỳ hạn và lãi suất phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, từ việc vay vốn này góp phần tối đa tạo lợi nhuận và năng lực của doanh nghiệp trong chu kì.

• Xét trên góc độ kinh tế - xã hội: Hiệu quả cho vay tốt phải là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng với phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo môi trƣờng phát triển kinh tế xã hội ổn định.

Từ sự tham khảo kết quả tổng quan các nghiên cứu, tác giả cho rằng:

“Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại phản ánh mối quan hệ vay-cho vay hợp lý giữa các bên tham gia để đạt được lợi ích tối đa có thể có được của ngân hàng thương mại từ hoạt động này”.

Hiệu quả cho vay của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đo bằng những chỉ tiêu định tính và định lƣợng. Nó là giá trị lợi ích kinh tế (lợi nhuận) thu đƣợc trong một thời gian nhất định (quý, năm hay một số năm) và lợi ích uy tín, thƣơng hiệu từ hoạt động cho vay của NHTM.

Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu lâu dài của ngân hàng thƣơng mại, có rất nhiều ngân hàng thƣơng mại hiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lƣợng của sản phẩm, nâng cao uy tín của ngân hàng thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng… Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận là không đặt nặng mà đề cao các chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu ngân hàng thƣơng mại đề ra thì chúng ta không thể kết luận là ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động không có hiệu quả. Nhƣ vậy, các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trƣớc mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhƣng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.

1.2.3.2 Bộ chỉ tiêu định lượng

Để xem xét hiệu quả hoạt động cho vay của một Ngân hàng, chúng ta sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau, sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất.

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc trong nền kinh tế, đánh giá mức độ tín nhiệm của ngƣời gửi với ngân hàng đến mức độ nào, đồng thời cũng đánh giá khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay đƣợc nhiều hay ít, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ra sao, chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng cho vay đƣợc nhiều, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng và phong phú.

Hiệu suất sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hay không của ngân hàng.

Tốc độ tăng dư nợ.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trƣởng hoạt động cho vay đối với DN của Ngân hàng. Tổng dƣ nợ cho vay cao và tăng trƣởng qua từng t\ƣ

hời kỳ cho thấy Ngân hàng đã tạo đƣợc uy tín với DN. Tuy nhiên, mức tăng trƣởng cho vay của Ngân hàng phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng nhƣ các nguồn lực về con ngƣời, công nghệ. Việc tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng vƣợt quá khả năng nguồn lực của Ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản và Ngân hàng không có đủ điều kiện về nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả tín dụng.

Hiệu suất sử dụng vốn vay =

Tổng dƣ nợ Tổng vốn huy động

Tốc độ tăng doanh số. Doanh số cho vay.

Doanh số cho vay là số tiền mà NHTM đã thực sự giải ngân cho DNNVV đƣợc tính trong một khoảng thời gian nhất định.Nếu một Ngân hàng có doanh số cho vay càng lớn cho thấy mối quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng càng nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn càng cao.Nhƣng chỉ dựa vào doanh số cho vay không thể đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng là cao hay thấp đƣợc, vì nếu doanh số cho vay tăng quá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của Ngân hàng.Chỉ tiêu này luôn phải xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ phản ánh số vốn mà DN hoàn trả cho Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó đƣợc tính bằng các cộng dồn các khoản thu nợ trong một niên độ kế toán. doanh số thu nợ cao mà doanh số thu nợ thấp chứng tỏ khả năng thu hồi vốn và lãi là thấp, có nghĩa hiệu quả tín dụng thấp.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Theo quy định từ thông tƣ Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong công tác xử lý rủi ro.

Số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể là:

DP nhóm 2= (Dƣ nợ DNNVV nhóm 2- Giá trị TSBĐ đƣợc khấu trừ) x 5% DP nhóm 3= (Dƣ nợ DNNVV nhóm 3- Giá trị TSBĐ đƣợc khấu trừ) x 20% DP nhóm 4= (Dƣ nợ DNNVV nhóm 4- Giá trị TSBĐ đƣợc khấu trừ) x 50% DP nhóm 5= (Dƣ nợ DNNVV nhóm 5- Giá trị TSBĐ đƣợc khấu trừ) x 100% Số tiền dự phòng chung phải trích = (Tổng dƣ nợ DNNVV - Dƣ nợ nhóm 5 DNNVV)x 0,75%

Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng càng thấp, khả năng sinh lời của Ngân hàng cũng giảm sút.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

Khi DN không trả đƣợc nợ đúng hạn thì Ngân hàng sẽ thực hiện phân loại lại nợ của DN, điều chuyển nhóm nợ, từ nhóm 1 xuống các nhóm 2,3,4,5, lúc này Ngân hàng sẽ phải trích lập thêm dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời Ngân hàng cũng sẽ phải gia tăng chi phí đòi nợ, giám sát và xử lý tài sản bảo đảm làm cho chi phí HĐTD sẽ tăng lên. Tỷ lệ Nợ quá hạn của các DNNVV cao, Ngân hàng phải tăng chi phí, hiệu quả tín dụng với các DNNVV thấp. Nhƣng tỷ lệ Nợ quá hạn thấp cũng chƣa chắc là hiệu quả tín dụng đã cao, có thể là do doanh số cho vay DNNVV quá thấp, hoặc tổng dƣ nợ của Ngân hàng quá lớn.

Nợ xấu là nợ đƣợc phân theo luật định thuộc nhóm 3,4,5. Những nhóm nợ này có tỷ lệ trích lập dự phòng là 20%, 50% và 100%. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, số tiền Ngân hàng phải trích lập dự phòng cũng tăng, gia tăng chi phí. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giảm sút.Vì vậy, các Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ mất vốn.

Tỷ lệ mất vốn = Nợ mất vốn/Tổng dƣ nợx100(%)

Các khoản nợ nhóm 5( nợ có khả năng mất vốn ) sau khi đƣợc xóa nợ đƣa ra khỏi bảng cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi thì đƣợc xem nhƣ nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn/ nợ xấu nợ xấu

trên tổng dƣ nợ =

Dƣ nợ quá hạn

không có khả năng thu hồi. Nếu các khoản nợ đƣợc xóa nhiều tức là tỷ lệ mất vốn cao, chứng tỏ hiệu quả cho vay của NHTM bị đe dọa cả về mức độ an toàn và khả năng sinh lời.

Tiền vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ lệ tiền vay sử dụng đúng mục đích =Tiền vay sử dụng đúng mục đích/ x100(%)

Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐTD của Ngân hàng. Hơn nữa, tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích nhƣng nó phải tạo ra lợi nhuận bù đắp những chi phí của DN và tạo ra lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao, thì khoản vay đó mới thực sự có hiệu quả. Vì vậy kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của DNNVV có đúng mục đích vay vốn không và có tạo lợi nhuận không là điều rất cần thiết, giúp Ngân hàng giảm những rủi ro từ HĐTD, tăng hiệu quả cho vay và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thu được nợ đầy đủ cả gốc và lãi từ nguồn thu thứ nhất.

Nói đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng chỉ có ý nghĩa khi khoản vay phải thu đƣợc cả gốc và lãi, tạo ra thu nhập cho Ngân hàng từ nguồn thu thứ nhất. Điều này chứng tỏ khách hàng đã sử dụng mục đích và có hiệu quả. Nếu DN vay vốn để mua sắm thiết bị tài sản cố định thì nguồn trả nợ sẽ đƣợc trích từ khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận, nếu DN vay để tăng vốn lƣu động thì nguồn trả nợ sẽ đƣợc trích từ doanh thu .

Vòng quay vốn tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng Ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đƣa vốn vào sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Chỉ tiêu này cho biết, trong một thời gian nhất định vốn tín dụng quay đƣợc bao nhiêu vòng.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh.

Việc đánh giá chất lƣợng cho vay thực chất là quá trình kiểm tra tính toán các chỉ tiêu trên để so sánh, đối chiếu với các định mức và chuẩn mực cho phép. Nếu vòng quay vốn tín dụng lớn; tỷ lệ và số tuyệt đối về nợ quá hạn thấp; cơ cấu đầu tƣ = 70% ngắn hạn + 30% trung hạn; hệ số an toàn tối thiểu…..thể hiện chất lƣợng cho vay của các ngân hàng thƣơng mại là tốt và ngƣợc lại. Nhƣng trong số các chỉ số và chỉ tiêu đó thì chỉ tiêu về nợ quá hạn (số nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ) là quan trọng hơn cả, nó cũng biểu hiện kết quả cuối cùng về chất lƣợng đầu tƣ vốn vay của NH.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay đối với DNNVV:

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của các khoản cho vay của Ngân hàng, cho biết cứ một đồng nợ cho DNNVV vay sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Ngân hàng.Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vay DNNVV, cho biết khả năng sinh lời của hoạt động này.Mức sinh lời khoản cho vay DNNVV càng lớn thì khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV càng cao, hiệu quả cho vay càng tăng. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng

Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV

Tổng dƣ nợ cho vay Tỷ suất sinh lời

có nhƣợc điểm, ngƣợc lại với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cho vay, tốc độ tăng nhanh của các khoản vay có thể làm giảm mức sinh lời cho vay, do đó chỉ tiêu này có thể chính xác hơn trong dài hạn.

1.2.3.3 Chỉ tiêu định tính

• Chất lƣợng dịch vụ ngân hàng

Chất lƣợng sản phẩm là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của ngƣời tiêu dùng. Có thể đánh giá chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông qua phiếu điều tra về chất lƣợng phục vụ của nhân viên và sự hài lòng khi sử dụng các sản phẩm ngân hàng của khách hàng. Do đặc thù sản phẩm ngân hàng gắn liền với công nghệ nên yếu tố chất lƣợng sản phẩm ở đây còn là sự đạt đƣợc và tuân thủ những tiêu chuẩn, yêu cầu cao nhất về kinh tế và trình độ công nghệ.

• Mức độ tin cậy, uy tín thƣơng hiệu

Thƣơng hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thƣơng hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Một thƣơng hiệu tốt tức là gắn với uy tín, chất lƣợng, đạt đƣợc sự tin cậy của khách hàng mục tiêu đối với ngân hàng. Tiêu chí này đƣợc đo bằng sự hài lòng, uy tín đối với khách hàng thông qua điều tra, trắc nghiệm.

Trong khuôn khổ luận văn của mình, tác giả chủ yếu tính toán trên bộ chỉ số định lƣợng. Các yếu tố định tính đƣợc phân tích dựa trên số liệu từ bảng phỏng vấn khách hàng và đƣa ra phân tích theo tìm hiểu và sự hiểu biết của tác giả

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

Để hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà lãnh đạo ngân hàng hiện nay đang rất quan tâm chính là chất lƣợng khoản vay cũng nhƣ hiệu quả của khoản vay đó. Cho vay

là phƣơng thức sinh lời chủ yếu trong hoạt động tín dụng của NH, song phần lớn rủi ro và mất an toàn đều phát sinh từ đây, do đó, điều kiện và biện pháp hàng đầu của ngân hàng là đảm bảo cho ngân hàng ổn định, phát triển hoạt động này lành mạnh, an toàn và có hiệu quả.

Để quản lý và đƣa ra đƣợc những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay, thì phải nắm bắt đƣợc và đánh giá chính xác những nhân tố ảnh hƣởng đến nó. Có rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay, nhƣng cơ bản thì có một số nhân tố sau:

Nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay ngân hàng phát triển, bởi vì khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc tiến hành bình thƣờng, không bị ảnh hƣởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính. Nhu cầu đầu tƣ phát triển cao dẫn đến khả năng mở rộng cho vay và thu nợ đến hạn của các ngân hàng đƣợc thuận lợi. Trong trƣờng hợp này, hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc vào việc quản lý tín dụng của các ngân hàng.

Hiện nay, với chủ trƣơng mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực đã đem lại cho nƣớc ta có nhiều thuận lợi, trong đó có sự phát triển về lĩnh vực kinh tế. Song việc đầu tƣ nƣớc ngoài vào trong nƣớc một cách ồ ạt sẽ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh thanh xuân (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)