3.1 Khái quát chung về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thanh
3.1.1 Quá Trình hình thành phát triển của Ngân hàng và chi nhánh
Tên giao dịch: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint - Stock Bank (Ngân hàng TMCP Quân Đội)
NHTMCP Quân đội đƣợc thành lập vào ngày 14/09/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP. Giấy phép hoạt động Ngân hàng do Ngân hàng nhà nƣớc Việt cấp và có thời hạn 50 năm kể từ ngày cấp dƣới hình thức là ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngân hàng TMCP Quân Đội có trụ sở chính tại số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quân Đội đã trở thành một trong 5 ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, phát triển theo hƣớng trở thành mô hình tập đoàn tài chính có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về tài chính trên thị trƣờng với các công ty thành viên hoạt động hiệu quả gồm: Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng TMCP Quân Đội), Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tƣ Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng TMCP Quân Đội Capital), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng TMCP Quân Đội AMC), Công ty cổ phần Địa ốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng TMCP Quân Đội Land), với gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, 2 chi nhánh tại Lào, Campuchia.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội- Chi nhánh Thanh Xuân (Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Xuân) đƣợc thành lập ngày 3/4/1997 có
trụ sở tại 475 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Tiền thân là phòng giao dịch Thanh Xuân. Đến tháng 11/ 2003 đƣợc chuyển thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ theo quyết định số 140/ 2003/ NHQĐ- HĐQT ngày 11/ 11/ 2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đến năm 2005, khi Sở giao dịch đƣợc thành lập thì Chi nhánh Thanh Xuân đƣợc chuyển về trực thuộc Sở giao dịch Hà Nội.
Ngày 25/11/2008, theo quyết định số 613/ QĐ-Ngân hàng TMCP Quân Đội-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội thì Chi nhánh Thanh Xuân đƣợc tách ra khỏi Sở giao dịch và trở thành một đơn vị trực thuộc Hội sở.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Xuân, cũng như các chi nhánh khách của NHTM Cổ phần quân đội khác, bên cạnh các bộ phận vận hành , bộ phận kinh doanh hiện nay được quản lý theo các khối, khối CIB (doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính), và khối DNNVV, khách hàng cá nhân.
Ban lãnh đạo Chi nhánh:. Giám đốc chi nhánh là ngƣời đại diện cho ngân hàng trong mọi hoạt động với ngân hàng cấp trên cũng nhƣ hoạt động đối ngoại. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt của chi nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả. Các Phó Giám đốc giúp giám đốc điều phối công việc hằng ngày của chi nhánh. Ban lãnh đạo CN sẽ quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra chiến lƣợc phát triển kinh doanh, xét duyệt mọi hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Phòng Kế toán Dịch vụ khách hàng: thực hiện nghiệp vụ kế toán Ngân hàng tại chi nhánh, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ lên hệ thống, thực hiện giao dịch, cung cấp, tƣ vấn cho khách hàng về các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, các giao dịch chuyển tiền, thanh toán quốc tế … thực hiện các công tác giải ngân, kho quỹ.
Phòng Hành chính – Tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, văn thƣ, về tổ chức nhân sự đào tạo cũng nhƣ quản lý thƣơng hiệu quảng cáo, quản lý tài sản chung tại chi nhánh.
Phòng Quan hệ khách hàng (Phòng kinh doanh): Đƣợc chia thành các bộ phận quản lý khách hàng Doanh nghiệp lớn và các Định chế tài chính. Và Quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Khách hàng cá nhân. Nắm bắt định hƣớng phát triển kinh doanh chung của chi nhánh, phƣơng hƣớng phát triển khách hàng trên địa bàn. Có trách nhiệm gặp trực tiếp khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hƣớng dẫn lập hồ sơ vay vốn, trình Ban giám đốc đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng, Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn…
Phòng Quản lý tín dụng: Là bộ phận kiểm soát song song với các khối kinh doanh . thực hiện tái thẩm định tín dụng, bảo lãnh của phòng kinh doanh, phân tích thị trƣờng trên địa bàn kinh doanh của chi nhánh, nghiên cứu đề xuất các chính sách chế độ tín dụng.
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Về hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn luôn có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và phát triển.
Từ nguồn vốn ban đầu do Hội Sở cấp làm vốn điều lệ, qua các năm hoạt động ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân đã mở rộng công tác huy động vốn từ các đối tƣợng khác nhau để bảo đảm cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh.
Biểu đồ 3.1 :Tổng huy động vốn qua các năm tại Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân
Đơn vị : Tỷ đồng
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân
Đơn vị : Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân)
Trong đó, cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Quân Đội CN Thanh Xuân, tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp thƣờng chiếm tới 81%, tiền gửi khách hàng cá nhân thấp hơn so với một vài chi nhánh của các Ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn nhƣ TPBank, Techcombank, ACB (các NH chú trọng khối bán lẻ trong thời gian gần đây). NH Ngân hàng TMCP Quân Đội có nhiều khách hàng truyền thống lâu năm là các DN thuộc khối Quân đội-Quốc phòng , ví dụ nhƣ Tổng công ty Xây Dựng Trƣờng Sơn.
Trong cơ cấu của nguồn tiền gửi không kỳ hạn thì chủ yếu là tiền gửi của các khách hàng tổ chức kinh tế, chiếm hơn 90%. Nguồn tiền gửi cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng từ 7- 8%. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm 37%, trung và dài hạn chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn. Huy động, tăng ổn định qua các năm.
Về hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân có điểm thuận lợi là hoạt động trên một địa bàn rất đông dân cƣ, nhiều tổ chức kinh tế
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 2017
Tổng vốn huy động 1412,9 1608,7 1823,3
1.Theo thời gian
Ngắn hạn 601,3 657.4 761.1
Trung dài hạn 811,6 951,3 1062.2
2.Theo Khách hàng
Doanh nghiệp 1093,2 1225.6 1405,7
hoạt động. Nhƣng đồng thời trên địa bàn này cũng tồn tại nhiều hệ thống ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao. Hoạt động sử dụng vốn là nguồn thu chủ yếu duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là công tác tín dụng-cho vay. Có thể thấy các số liệu về sử dụng vốn tại chi nhánh tăng khá ổn định qua các năm.
Bảng 3.2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động - Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Xuân)
Dƣ nợ của các khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 40% tổng dƣ nợ., trong đó có 01 khách hàng lớn là Tổng công ty Xây dựng Trƣờng Sơn. Khoảng 34% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn lại là khách hàng cá nhân. Phần lớn dƣ nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh là các doanh nghiệp Quân đội, hoạt động trong lĩnh vực cơ bản ( chiếm khoảng 70% tổng dƣ nợ ).
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 2017
Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng dƣ nợ 1087 1293 1574 1.Theo thời hạn - Ngắn hạn 612 633 758 -Trung dài hạn 475 660 816 2.Theo TPKT - DNNVV 441 448 523 -Doanh nghiệp lớn 439 518 684 -Cá nhân 207 327 367
Bảng 3.3: Doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Doanh số cho vay 1488,01 1828,8 2391.6
Doanh số thu nợ 1102,545 1622,85 2110,5
Dƣ nợ 1087,3 1293,2 1574,3
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động - Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân)
Cũng nhƣ các chi nhánh khác của Ngân hàng TMCP Quân Đội, hoạt động đem lại lợi nhuận chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội CN Thanh Xuân là hoạt động tín dụng-cho vay.
Ngân hàng chủ động khai thác cho vay đối với những khách hàng có mức độ an toàn cao. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn đƣợc giữ ở mức dƣới 2% .
Một số nghiệp vụ khác
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ tƣơng đối phát triển ở Hà Nội. Với các dịch vụ cung cấp nhƣ: L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu.
Cũng nhƣ toàn hệ thống, thanh toán quốc tế ngày càng phát triển và đóng góp to lớn vào sự phát triển của toàn chi nhánh.
Về kinh doanh ngoại tệ: Gần đây, chi nhánh đã luôn chủ động khai thác và tìm kiếm nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ phục vụ cho khách hàng nhập khẩu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng, đồng thời có điều chỉnh phù hợp với chính sách nhà nƣớc theo từng thời kì kinh tế khác nhau.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ internetbanking, homebanking, mobilebanking cung cấp các tiện ích cho khách hàng ngày càng đƣợc đa dạng hoá và phổ biến tới khách hàng tại chi nhánh.
Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
Bảng3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- CN Thanh Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân Đội CN Thanh Xuân)
Các chỉ tiêu Tổng tài sản và các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2017, Tổng tài sản đạt 3634 tỷ đồng. Năm 2017, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 59% lên tới 156 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 63 tỷ đồng.
3.2 Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
3.2.1 Chính sách quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Chính sách cho vay
Chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội-CN Thanh Xuân nằm trong khuôn khổ pháp lý chung của Ngân hàng TMCP Quân Đội, hƣớng dẫn hoạt động cho vay tại các chi nhánh, dành cho các cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Nội dung của chính sách tín dụng đƣợc soạn thảo trên cơ sở: Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành, Quy chế cho vay do NHNN VN ban hành, Chiến lƣợc định hƣớng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Tổng tài sản 2697 3027 3634 Lãi thuần 85 98 156 Chi phí HĐKD 36,6 47,6 70,8 Tổng TNTT 45,5 46,2 78 Tổng LNST 36 38 63
Chính sách cho vay chung của Ngân hàng TMCP Quân Đội không giới hạn vào một loại đối tƣợng cụ thể và hạn chế đƣa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tƣợng khác nhau. Để bảo đảm tính bình đẳng, chính sách cho vay chung đƣợc áp dụng cho tất cả các đối tƣợng vay vốn. Chính sách cho vay của Ngân hàng vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, để Ngân hàng có khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tƣ tín dụng theo mục tiêu định hƣớng kinh doanh trong từng giai đoạn.
Về hồ sơ vay vốn chung (Với mỗi loại hình doanh nghiệp và từng loại khoản vay khác nhau sẽ có các loại hồ sơ cụ thể khác nhau)
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ tài chính: tùy theo loại hình khoản vay và loại hình doanh nghiệp, gồm các báo cáo tài chính gần nhất theo quý, 1 năm, 3 năm…, báo cáo đã đƣợc kiểm toán, báo cáo nội bộ, báo cáo chi tiết quỹ, chi tiết theo tài khoản…
- Hồ sơ phƣơng án vay vốn: Đề nghị vay vốn của khách hàng; Phƣơng án sản xuất kinh doanh;Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng; Các tài liệu, hồ sơ khác tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng phƣơng án kinh doanh cụ thể.
- Hồ sơ TSĐB: Với các loại TSĐB nhƣ Ký quỹ bằng tiền; Bảo đảm bằng Sổ tiết kiệm Ngân hàng TMCP Quân Đội; Ghi nợ tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội; Cầm cố/ thế chấp tài sản; Bảo lãnh của bên thứ ba; Tín chấp; và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn 2015-2017, Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện chính sách đẩy mạnh tăng trƣởng cho vay tập trung vào các sản phẩm Nhà đất, Tín chấp, Ô tô, SXKD…
Để bảo đảm tính khách quan trong thẩm định, Ngân hàng TMCP Quân Đội áp dụng cơ chế phân quyền trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định
cho vay. Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án phải đƣợc thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), nhằm đảm bảo khách quan.
Quy Trình cho vay đối với DNNVV
Trong thời gian qua, nhìn chung cán bộ QHKH đã tuân thủ tƣơng đối đầy đủ theo quy trình cho vay đối với DNNVV bao gồm những bƣớc sau:
Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Thẩm định các điều kiện vay vốn:
Xác định phƣơng thức cho vay.
Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay.
Lập tờ trình thẩm định cho vay. Tái thẩm định khoản vay. Trình duyệt khoản vay.
Kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB.
Giải ngân.
Kiểm tra giám sát khoản vay. Thu nợ lãi, gốc và xử lý phát sinh.
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Giải chấp TSĐB.
Lƣu giữ hợp đồng tín dung và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
.Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ngân hàng hiện có khối DNNVV riêng , bộ phận Quản lý khách hàng DNNVV chịu trách nhiệm chính trong thực hiện quy trình tín dụng dành cho các doanh nghiệp DNNVV. Cụ thể:
Tiếp xúc khách hàng, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ
Ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng DNNVV. Chuyên viên khách hàng tiếp thị và tiếp xúc khách hàng; tiếp nhận nhu
cầu vay vốn của khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng; thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trƣờng từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình cho vay.Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập đƣợc đầy đủ thông tin, có đƣợc những thông tin chính xác và trung thực để có đƣợc những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn mức khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.
Thẩm định các điều kiện vay vốn, phân tích hồ sơ
Ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng DNNVV Chuyên viên khách hàng thẩm định tƣ cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với khách hàng cá nhân. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng. Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách