4.2 Giải pháp hoàn thiện cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thƣơng
4.2.1 Hoàn thiện quy trình cho vay
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3, quy trình cho vay của chi nhánh tuy khá đầy đủ, chặt chẽ, nhƣng với nhiều trƣờng hợp Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hay khoản vay không quá lớn, lại trở nên cồng kềnh, mất thời gian.
Thu gọn quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các khoản vốn vay nhỏ, thực hiện nhanh chóng khâu thẩm định và phê duyệt, giúp các DNNVV kịp thời trong đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, vì thƣờng các doanh nghiệp nhỏ luôn tìm đến Ngân hàng trong thời gian cần giải ngân rất gấp gáp.
Đơn giản hồ sơ vay vốn theo từng DN, từng thời kì, đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay:
Các NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng hiện nay khi xem xét giải quyết cho vay đối với DNNVV thƣờng yêu cầu họ phải có tài sản đảm bảo
mới đƣợc vay vốn. Nhƣng đa số các DNNVV có năng lực tài chính thấp nên không đủ tài sản để thế chấp nên rất khó có thể tiếp cận đƣợc khoản vay cho dù thực tế có thể họ làm ăn hiệu quả và có khả năng trả đƣợc nợ. Đây quả thực là khó khăn lớn cho các DNNVV. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho DNNVV, ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách bảo đảm tiền vay. Trong đó, trọng tâm là thay đổi hình thức bảo đảm, bên cạnh hình thức cho vay thế chấp phổ biến hiện nay còn chấp nhận cả tín chấp. Việc linh hoạt hơn trong các hình thức đảm bảo tiền vay, giúp các DN dễ dàng đáp ứng đƣợc điều kiện cho vay, đồng thời phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh, kịp thời với các cơ hội đầu tƣ, sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở pháp lý vừa thiếu, vừa chƣa đồng bộ, cùng với nền kinh tế vẫn còn một số rủi ro nhƣ hiện nay thì việc áp dụng hình thức cho vay tín chấp là không đơn giản. Ngân hàng cần triển khai thận trọng để tránh rủi ro cho cả Ngân hàng lẫn DN.