5. Những đóng góp về học thuật của Luận văn
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬ N
1.1.4. Chính sách phát triển nhân lực du lịch ở trung ƣơng và địa phƣơng
Chính sách là chiến lƣợc và sách lƣợc cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Giữa chính sách ở trung ƣơng và địa phƣơng về vấn để phát triển nhân lực ngành du lịch có điểm khác nhau cơ bản ở phạm vi tác động của nó, giữa một bên là phạm vi toàn quốc mang tính định hƣớng chung cho các tỉnh, thành và một bên là cụ thể hóa
chính sách của trung ƣơng áp dụng tại địa phƣơng căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.
Chính sách du lịch ở trung ƣơng tập hợp các chủ trƣơng và hành động về ngành du lịch của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Trong Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 3066/QĐ- BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã xác định mục tiêu là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.” Để thực
hiện mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra chính sách về nhân lực để thực hiện mục tiêu quy định tại Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt “Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” nhƣ sau:
- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, cân đối về cơ câu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ƣng yêu cầu phát triể ndu lịch và hội nhập quốc tế.
- Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hoa chât lƣợng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp vơi nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nƣớc; từng bƣớc thực hiện chuẩn hóa du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.
- Đa dạng hóa phƣơng thức đào tạo; khuyến khich đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Để triển khai, cụ thể hóa chính sách du lịch từ Trung ƣơng, mỗi địa phƣơng câp tỉnh cần ban hành chính sách riêng cho địa phƣơng của mình thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tại Nghị quyêt số 12/2012/NQ-HĐND của thành phố Hà Nội đã đề ra mục tiêu chung là “Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực”. Để góp phần thực hiện mục tiêu
chung ấy không thể không kể đến sự quy hoạch để nhân lực du lịch của thành phố Hà Nội:
- Đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch. Nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về du lịch của đội ngũ cán bộ.
- Thu hút nguồn nhân lực trẻ và có năng lực thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Chọn cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo tại nƣớc ngoài.
- Đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và ngƣời lao độngtrong các doanh nghiệp du lịch.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN