5. Những đóng góp về học thuật của Luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực
1.2.1.1. Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia điển hình của sự thành công trong việc phát triển nguồn lực du lịch con ngƣời. Đất nƣớc Nhật Bản không có những ƣu đãi về mặt địa hình cũng nhƣ tài nguyên thiên nhiên, do đó con ngƣời chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của đất nƣớc.
“Hệ thống phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Nhật Bản được gọi là hệ thống phát triển nhân lực suốt đời. Việc phát triển nguồn nhân lực, được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản đến ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm người lao động. Các hoạt động này đảm
bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian, đồng thời làm cho người lao động có được các năng lực thích ứng với những biến đổi trong thị trường lao động.
Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch: Bộ Lao động Nhật Bản chuẩn bị kế hoạch cơ bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề và phát triển các năng lực nghề nghiệp khác phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao động du lịch, bảo đảm thỏa mãn những yêu cầu và nguyện vọng của người lao động trong một môi trường thường xuyên biến đổi.”(Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2013, trang 30).
Hệ thống tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Nhật Bản đƣợc tổ chức rộng khắp trên toàn thế giới ở cả hai cấp độ quốc gia và địa phƣơng. Cục phát triển nguồn nhân lực thuộc Bộ lao động Nhật Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế, trong đó có nguồn lực du lịch chất lƣợng. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tƣ nhân: Hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch đƣợc các công ty lớn tiến hành tƣơng đối độc lập. Các công ty du lịch thƣờng có cơ sở đào tạo và các chƣơng trình phát triển nhân lực du lịch một cách hệ thống. Tổ chức đào tạo tại các cơ sở công cộng: Chính sách đào tạo nghề nghiệp công cộng hiểu theo nghĩa bao hàm cả những hỗ trợ cho đào tạo lại doanh nghiệp và tự đào tạo của ngƣời lao động. Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực du lịch này bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và nguồn nhân lực, các trƣờng cao đẳng và trung học dạy nghề về du lịch.
“Quá trình phát triển nhân lực ngành du lịch được thực hiện trong một hệ
thống gồm ba hình thức đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch tại Nhật Bản rất được coi trọng. Đối với những nghề đơn giản, như phục vụ phòng, giặt là, phục vụ nhà hàng….khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đơì và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng, từ đó tạo được đội ngũ nguồn lực du lịch có tay nghề cao đôi khi không cần quá nhiều bằng cấp, chứng chỉ mang tính lý thuyết. Vai trò của chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo công cộng,
nhưng không chỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động trong ngành du lịch” (Trần Sơn Hải, 2010, trang 57-58).
Qua đây, tác giả thấy đƣợc nguyên nhân của phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc Nhật Bản bởi sự phát triển nguồn nhân lực đƣợc tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản đến ứng dụng, thực hiện liên tục và phù hợp với các nhóm ngƣời lao động, đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian. Hệ thống tổ chƣc quản lý đƣợc chia thành các cấp độ quốc gia và địa phƣơng, gồm nhiều hình thức đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đây là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
1.2.1.2. Thái Lan
Trong những năm gần đây, Thái Lan đã trở thành một trong những nƣớc đứng đầu về du lịch của khu vực Châu Á. Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là một trong các vấn đề ƣu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển du lịch tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành du lịch Thái Lan nâng cao trình độ, chất lƣợng nhân lực du lịch.
Chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đƣợc thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa ở Thái Lan, đƣợc thực hiện bằng những chƣơng trình chủ yếu sau: Tăng cƣờng giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghề nghiệp du lịch; nhấn việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du lịch); Các chƣơng trình trợ giúp của nƣớc ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
“Ở Thái Lan, các chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ
thống trường học và doanh nghiệp. Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch “(Trần Sơn Hải, 2010,
trang 54).