Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Việt Trì, Phú Thọ (Trang 73 - 77)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Hạn chế

Ngoài một số kết quả đạt đƣợc ban đầu, việc triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, tồn tại.

Thứ nhất, về bộ máy quản lý tài chính. Việc kiểm tra, kiểm soát của ban Kế

hoạch tài chính còn hạn chế, các nghiệp vụ phát sinh không đƣợc quản lý một các đầy đủ. Hàng năm, quyết toán ngân sách có thực hiện công khai đối với cán bộ, giảng viên trong trƣờng nhƣng khi xây dựng dự toán lại chƣa công khai trong quá trình xây dựng và việc phối hợp giữa các phòng, ban trong trƣờng để xây dựng chƣa thật sự chặt chẽ. Vì vậy kế toán tại đơn vị chƣa phát huy hết vai trò kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị. Đơn vị trực thuộc trƣờng quản lý tài chính mới chỉ có bộ sổ phục vụ công tác quản lý tài chính, còn bộ sổ phục vụ công tác quản trị là chƣa có và cán bộ kế toán lại kiêm nhiệm thêm công tác thủ quỹ. Chính vì vậy khi lãnh đạo trƣờng cần các thông tin liên quan đến vấn đề tài chính thì các bộ phận quản lý xử lý đôi lúc khá chậm và lúng túng.

Thứ hai, phương thức quản lý tài chính tại trường. Chƣa thực sự thông

nhất giữa việc lập dự toán, thực hiện dự toán và quá trình quyết toán còn thực hiện sơ sài, chƣa chi tiết đối với các mục chi, khoản chi, nhất là đối với khoản chi khác chiếm tỷ trọng khá lớn hàng năm nhƣng không chi tiết khoản chi này. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của trƣờng chƣa phát huy hết vai trò. Khi trƣờng mới giao quyền tự chủ cho Trung tâm liên kết đạo tạo, chƣa thúc đẩy các đơn vị khác trực thuộc nhƣ Phòng, Khoa, Tổ bộ môn tự chủ tài chính.Mặc dù, có sự chủ động trong việc đƣa ra các định mức chi tiêu nội bộ trong việc tự chủ tài

chính của mình nhƣng trƣờng chƣa đƣa ra định mức giới hạn lớn nhất, nhỏ nhất cho thực sự phù hợp với nguồn tài chính của trƣờng mà chủ yếu dựa vào các định mức của Nhà nƣớc quy định và tiến hành áp dụng đó.

Thứ ba, về quản lý thu. Ban Kế hoạch – Tài chính mới chỉ quản lý thống

nhất và tập trung khai thác nguồn thu từ hoạt động đào tạo, chƣa có biện pháp quản lý chặt chẽ và thống nhất tất cả các nguồn thu của đơn vị dự toán: giữa trung tâm và phòng Tài chính – Kế toán trƣờng vẫn có sự tách biệt. Chƣa khai thác đƣợc các nguồn thu nhằm phục vụ quá trình đào tạo, tăng thu cho hoạt động sự nghiệp của trƣờng. Trƣờng mới chỉ xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng nhƣng chƣa xây dựng quy chế quản lý các nguồn thu và phân bổ nguồn thu một cách chi tiết trong dự toán.

Thứ tư, về quản lý chi. Công tác lập và giao dự toán còn chậm so với thời

gian quy định. Khi xây dựng dự toán chƣa chú trọng đến phân tích, đánh giá cơ cấu các khoản thu để làm căn cứ lập dự toán thu. Chất lƣợng công tác lập dự toán chƣa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì vậy trong quá trình thực hiện do yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của trƣờng có phát sinh thêm các khoản chi phí so với dự toán đƣợc giao. Cuối năm đơn vị quản lý tài chính thƣờng phải đề nghị bổ sung và điều chỉnh dự toán.

Thứ năm, về việc quản lý tài sản của trường. Mặc dù trƣờng đã có quy chế

về dự trữ mua sắm, tiêu chuẩn định mức trang thiết bị cho làm việc, cung ứng vật tƣ, sửa chữa lớn đối với tài sản của trƣờng. Nhƣng việc quản lý tài sản của trƣờng chƣa thực sự hiệu quả: chƣa có hệ thống sổ sách quản lý tài sản của trƣờng riêng về các vấn đề: trích khấu hao, hay thôi trích khấu hao cho các tài sản trong trƣờng. Điều đó dẫn đến tình trạng, có một số tài sản đã hết thời gian trích khấu hao chƣa đƣợc tách biệt trong việc trích khấu hao nếu trƣờng vẫn sử dụng và chƣa thấy công khai việc quản lý tài sản trƣờng.

Thứ sáu, về công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính. Ban Kế hoạch –

Tài chính tại trƣờng vẫn chƣa phát huy hết vai trò của mình trong việc kiểm tra, kiểm soát vấn đề tài chính tại trƣờng. Mới chỉ thực hiện công việc cuối cùng trong phƣơng thức quản lý tài chính là thực thiện kiểm tra, kiểm soát khi quyết toán các khoản thu,

chi. Còn trong các công đoạn lập dự toán, thực hiện theo dự toán thì chƣa thực sự sát nên dẫn tới việc thƣờng xuyên phải điều chỉnh dự toán khi thực hiện.

3.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật tài chính của Nhà nƣơc đối với các đơn vị sự nghiệp có thu luôn đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam nên việc theo dõi, vận dụng đúng chế độ tƣơng đối khó khăn. Hơn nữa, một số chính sách, định mức, chế độ chi tiêu đƣợc Nhà nƣớc quy định những tính khả thi không cao, chƣa phù hợp với thực tế, nhiều quy định chƣa kịp thích nghi lại có sự chỉnh sửa.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách còn thiếu, lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên. Chƣa thể hiện các khoản chi có tính chuyên môn nghiệp vụ khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy bản thân các đơn vị thiếu căn cứ để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ duyệt dự toán.

Hoạt động trong giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội, cho nền kinh tế nên việc đánh giá chất lƣợng của đào tạo gặp khó khăn. Các lĩnh vực chi cho con ngƣời về chất lƣợng đào tạo đạt đƣợc khó có thể lƣợng hóa đƣợc về tính hiệu quả nên việc tính toán, lên kế hoạch, quản lý chi hết sức khó khăn, phức tạp.

Với mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của trƣờng đƣợc cơ quan quản lý chủ quản là Bộ Công Thƣơng chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về thực hiện việc quản lý tài chính: hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, căn cứ lập và duyệt dự toán để trƣờng có thể nhất quán trƣớc sự thanh tra, giám sát của ban thanh tra, Kho bạc Nhà nƣớc, Bộ Công Thƣơng

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Trƣờng CĐCNTP chƣa mạnh dạn giao quyền tự chủ tài chính cho

các đơn vị dự toán trực thuộc, tính tự chủ tài chính chỉ giới hạn trong kinh phí đƣợc cấp phát và một phần thu từ hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị Khoa, Phòng, Trung

tâm liên kết chƣa có động lực phát triển hoạt động dịch vụ phát triển nguồn thu tại đơn vị mình.

Thứ hai, Trang thiết bị chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thực tế của công

việc. Hiện nay, đã có 100% các đơn vị sử dụng máy tính cho công tác kế toán tuy nhiên vẫn chƣa phát huy hết công suất của máy tính và công tác hạch toán kế toán. Công nghệ phần mềm kế toán hiện nay đơn vị áp dụng chƣa phát huy hết chức năng của nó.

Thứ ba, về cơ chế phân cấp quản lý tài chính hiện nay thì quản lý tài chính

gần nhƣ chỉ bó hẹp tại phòng Tài chính – Kế toán nên có khi còn mang tính chủ quan, chƣa phát huy đƣợc tính công khai, minh bạch rõ rệt trong quản lý tài chính. Việc tập huấn cho cán bộ tài chính thực hiện quản lý tài chính trên hệ thống máy tính chƣa đƣợc thƣờng xuyên.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT

TRÌ- PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Việt Trì, Phú Thọ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)