Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 42)

hội trên địa bàn thành phố Hà tĩnh

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Hà tĩnh và nằm ở trung độ so với hai cụm kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 360km và Vinh 50km về phía Bắc, cách thành phố Huế 314km về phía nam và cách biển Đông 12,5km. Hiện nay, thành phố Hà Tĩnh gồm 16 đơn vị hành chính (10 phƣờng, 6 xã) với tổng diện tích tự nhiên 5.662,92ha.

Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng và thấp dần theo hƣớng từ Tây sang Đông, với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nƣớc biển do đó khả năng thoát nƣớc của thành phố tƣơng đối tốt. Tuy nhiên về mùa lũ thì vùng rìa phía Đông thƣờng phải chịu ảnh hƣởng của thủy triều nên hay bị ngập lụt.

Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà tĩnh

Từ một thị xã nhỏ bé, đến nay thành phố Hà Tĩnh đã phát triển, mang diện mạo, dáng vóc của một thành phố trẻ, hiện đại. Giai đoạn 2008-2012, kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm 16%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng phát triển kinh tế đô thị, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 62,3%, thƣơng mại - dịch vụ 33%, nông nghiệp -

thủy sản 4,56%. Nếu nhƣ năm 2000, tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 10,2%, thu ngân sách 7,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 4,5 triệu đồng, thì năm 2012, tăng trƣởng kinh tế đạt 16,5%, thu ngân sách gần 418 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 25 triệu đồng.

Nhiều công trình trọng điểm nhƣ: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải; các tuyến phố mới nhƣ: Hàm Nghi, Hải Thƣợng Lãn Ông kéo dài, đại lộ Xô-viết Nghệ Tĩnh… đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, đến nay đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng. Ngoài ra, thành phố đã quy hoạch 7 khu đô thị với diện tích gần 1.000 ha, cơ bản hoàn thành 5 khu hạ tầng với hơn 1.200 lô đất ở Đồng Trọt (phƣờng Thạch Quý), Đội Thao (Thạch Trung), khu dân cƣ phía Đông đƣờng Nguyễn Huy Tự, đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đƣờng. Nhờ đó, nhiều khu phố mới đƣợc chỉnh trang, những khu dân cƣ, dãy nhà cao tầng kiến trúc hiện đại bên những đƣờng phố hình ô cờ đƣợc hình thành, góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới.

Bên cạnh công tác đầu tƣ, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thành phố Hà Tĩnh luôn coi trọng ý thức, chất lƣợng của những cƣ dân đô thị, với việc ban hành, bƣớc đầu triển khai có hiệu quả 4 đề án văn hóa, xã hội, góp phần hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong mỗi cƣ dân thành phố.

Ngoài ra, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tiếp tục đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện tại, thành phố có 2 xã đạt 13-16 tiêu chí (Thạch Hạ, Thạch Môn), 1 xã từ 10-12 tiêu chí (Thạch Trung), 1 xã đạt trên 5 tiêu chí và 2 xã còn lại đạt dƣới 5 tiêu chí. Thông qua phong trào, thành phố đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

2.2. Tình hình thực hiện đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012

2.2.1 Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Trong giai đoạn 2008-2012, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Thành phố đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN so với tổng vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn TP Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN Tỷ lệ % 2008 553 136 25% 2009 805 167 21% 2010 1.777 232 13% 2011 1.390 468 34% 2012 1.491 524 35%

Nguồn: Chi cục thống kê TP Hà tĩnh; KBNN Hà Tĩnh

Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN ngày càng tăng về quy mô, tuy nhiên tỷ lệ so với tổng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn có nhiều biến động. Năm 2008-2010 tỷ trọng nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN giảm từ 25% xuống còn 13% so với tổng vốn đầu tƣ XDCB. Từ năm 2010 tổng nguồn vốn đầu tƣ XDCB bắt đầu có sự biến động tăng đột biến là do một số doanh nghiệp lớn đã tham gia đầu tƣ phát triển hạ tầng các khu đô thị mới trên địa bàn nhƣ Tổng công ty Sông Đà đầu tƣ phát triển khu đô thị Hàm Nghi, Tổng công ty HUD đầu tƣ hạ tầng khu đô thị Bắc thành phố…Tuy nhiên từ năm 2011, thị trƣờng bất động sản trầm lắng, vì vậy nguồn vốn đầu tƣ xã hội cho lĩnh vực này cũng giảm xuống. Mặc dù vậy

nguồn vốn đầu tƣ XDCB của NSNN trên địa bàn vẫn tăng qua các năm dẫn đến các năm 2011, 2012 tỷ trọng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đã tăng lên chiếm từ 32-35% so với tổng vốn đầu tƣ xã hội. Tình hình trên cho thấy Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng tiếp tục tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động đầu tƣ XDCB, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình công cộng, công trình thủy lợi, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội…

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp (thủy lợi, đê,

kè…) 25,2 40,1 71,7 29,8 45,6

Giao thông 42,2 27,4 62,1 247,1 184,3

Văn hóa du lịch 2,8 3,5 9,8 9,9 6,8

Giáo dục 22,4 43,1 40,9 21,6 19,4

Y tế 6,8 31,5 14,7 15,8 58,6

Hạ tầng khu đô thị, khu

dân cƣ 0,0 2,0 8,1 113,4 160,9

Quản lý nhà nƣớc, an ninh

quốc phòng 27,9 11,2 17,0 14,3 19,4

Khác 7,0 8,2 7,8 16,4 28,7

Tổng 134,3 167,0 232,1 468,4 523,7

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính TP

Về cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực của NSNN, từ bảng số liệu 2.2 ta thấy, thời gian qua Thành phố đã tập trung nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị nhƣ tăng mạnh đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông (bình quân 30-35% tổng vốn đầu tƣ) để chỉnh trang, mở rộng không gian đô thị nhƣ các công trình đƣờng Nam cầu cày – Thạch Đồng, đƣờng Nguyễn Công Trứ đi xuống cầu Hộ Độ, đƣờng Hải thƣợng lãn ông kéo dài, đƣờng Nguyễn Du kéo dài, đƣờng Xuân Diệu kéo dài…; đầu tƣ xây dựng mới

hạ tầng các khu đô thị, khu dân cƣ nhƣ Hạ tầng khu dân cƣ Đồng Ngọ Vinh phƣờng Nguyễn Du, hạ tầng khu dân cƣ Đồng Vƣờng, Đội Giới xã Thạch Trung, hạ tầng khu dân cƣ phƣờng Thạch Quý, phƣờng Tân Giang…; Đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp nông thôn bằng các hệ thống kênh mƣơng, đê, kè… tỉnh đã đầu tƣ hệ thống đê kè dọc các hệ thống sông cầu Cày và sông cầu Phủ bao quanh thành phố khắc phục sự xâm thực, lũ lụt, ổn định dòng chảy các con sông, tạo điều kiện tƣới tiêu thủy lợi phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản … Bên cạnh đó Thành phố cũng quan tâm đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục, y tế bình quân hàng năm dành từ 10-20% vốn đầu tƣ XDCB để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ NSNN trên địa bàn theo phân cấp ngân sách, nhìn chung các cấp ngân sách đầu tƣ tƣơng đối cân bằng trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN phân theo nguồn cấp ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Năm NS tỉnh NS thành phố NS phƣờng, xã Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % 2008 48 35.3% 30 22.1% 58 42.6% 2009 70 41.9% 37 22.2% 60 35.9% 2010 90 38.8% 46 19.8% 96 41.4% 2011 155 33.1% 225 48.1% 88 18.8% 2012 180 34.4% 204 38.9% 140 26.7%

Nguồn: Kho bạc nhà nước Hà tĩnh

Qua phân tích bảng số liệu 2.3, giai đoạn 2008-2010 nguồn ngân sách phƣờng, xã chiếm tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên với 16 đơn vị xã phƣờng thì tổng mức đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN bình quân mỗi đơn vị là rất thấp chỉ từ 3- 6 tỷ đồng, điều này phản ánh mức độ khó khăn về kinh tế của các đơn vị xã phƣờng trên địa bàn, nguồn thu NSNN rất là thấp và chủ yếu dựa vào hỗ trợ của cấp trên. Giai 2011-2012 nguồn đầu tƣ của ngân sách tỉnh, thành phố có

mức gia tăng cao hơn là do UBND tỉnh đã ƣu tiên nguồn vốn TPCP để đầu tƣ một số công trình giao thông, y tế lớn trên địa bàn nhƣ Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện thành phố…bên cạnh đó UBND tỉnh cũng đồng ý chủ trƣơng cho thành phố vay từ nguồn của bộ tài chính 200 tỷ để đầu tƣ phát triển hạ tầng và tạo nguồn phát triển quỹ đất để trả nợ.

Bảng 2.4: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: tỷ đồng Năm NS tỉnh NS thành phố NS phƣờng, xã Số dự án Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % Số dự án Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % Số dự án Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % 2008 12 50 48 96% 43 31 30 97% 195 60 58 97% 2009 11 73 70 96% 46 39 37 95% 200 62 60 97% 2010 27 95 90 95% 49 48 46 96% 236 98 96 98% 2011 27 163 155 95% 51 233 225 97% 237 90 88 98% 2012 27 208 180 87% 68 236 204 86% 248 158 140 89%

Nguồn: Kho bạc nhà nước Hà Tĩnh

Về giải ngân nguồn vốn đầu tƣ XDCB, nhìn chung tỷ lệ giải ngân trên địa bàn là tƣơng đối cao so với bình quân chung của cả tỉnh, cả nƣớc. Các năm từ 2008-2011 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB đều đạt gần 100% phản ánh sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc của cấp ủy chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp triển khai nhiệm vụ quyết liệt của các các cấp các ngành có liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn. Năm 2012 tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn gần 90%, điều này chủ yếu do cơ chế giải ngân có sự thay đổi, giai đoạn từ năm 2011 về trƣớc mức tạm ứng vốn theo quy định hợp đồng không phụ thuộc vào kế hoạch vốn bố trí cho dự án, do vậy kết quả quả giải ngân thƣờng có số dƣ tạm ứng rất lớn, có những dự án ký xong hợp đồng là có thể giải ngân xong vốn bố trí cho dự án đó chỉ bằng một đề xuất tạm ứng cho đơn vị

thi công. Từ năm 2012, thực hiện văn bản số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ mức tạm ứng vốn thực hiện theo quy định hợp đồng và không quá 30% kế hoạch vốn năm bố trí cho dự án, vì vậy điều kiện giải ngân chặt chẽ hơn và chất lƣợng giải ngân đƣợc tăng lên do vốn chủ yếu đƣợc thanh toán cho khối lƣợng hoàn thành của dự án.

Từ bảng số liệu 2.4, bên cạnh kết quả giải ngân trên địa bàn đạt tỷ lệ rất cao thì công tác phân bổ bố trí vốn đầu tƣ rất dàn trải, đặc biệt đối với ngân sách xã, phƣờng và thành phố. Giai đoạn 2008-2010 bình quân mỗi năm ngân sách thành phố chỉ bố trí cho mỗi dự án từ 700-900 triệu đồng, còn ngân sách xã phƣờng chỉ bố trí đƣợc 300-400 triệu đồng/dự án/năm so với tổng mức đầu tƣ các dự án trung bình từ 2-5 tỷ đồng, đã làm cho công tác thi công kéo dài, công trình chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, gây nợ đọng vốn xây dựng cơ bản làm ảnh hƣớng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Theo báo cáo của UBND thành phố, đến hết năm 2012, số nợ công trình đã hoàn thành do Thành phố và các xã phƣờng thực hiện là 126,4 tỷ đồng, trong đó: Các công trình đã hoàn thành quyết toán ngân sách thành phố nợ 11,4 tỷ đồng, ngân sách phƣờng xã và huy động đóng góp nợ 19,6 tỷ đồng; Các công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa quyết toán, ngân sách thành phố nợ 69,2 tỷ đồng, ngân sách xã phƣờng và huy động đóng góp nợ 26 tỷ đồng.

Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012 đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN huy động đƣợc ngày càng tăng, bình quân năm sau tăng so với năm trƣớc từ 20-30% tổng số vốn, cá biệt năm 2011 tăng hơn 100% so với năm 2010 đã góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn để phát triển quá lớn so với khả năng huy động của NSNN do

vậy nảy sinh nhiều bất cập làm cho hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

2.2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn

2.2.2.1 Khái quát về mô hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Trong những năm qua, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đƣợc thực hiện dựa trên các quy định của Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản và mô hình sẵn có về tổ chức bộ máy của các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn. Trong thực tiễn, hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn có thể đƣợc khái quát nhƣ sau (hình 2.1):

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 2.1: Mô hình quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ - UBND TỈNH, - UBND THÀNH PHỐ - UBND PHƢỜNG, XÃ CƠ QUAN KẾ HOẠCH CƠ QUAN TÀI CHÍNH KHO BẠC CHỦ ĐẦU TƢ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ THẦU XÂY DỰNG, TƢ VẤNDA Các cơ quan giám sát, kiểm tra, đánh giá

- UBND tỉnh là cơ quan quyết định lập quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản…); phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị loại 2, 3, 4, 5 và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tƣơng đƣơng với đô thị loại 4, 5. Quyết định điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch chung xây dựng đã phê duyệt thuộc thẩm quyền.

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tƣ các dự án nhóm A, B, C; Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tƣ các dự án nhóm B, C; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tƣ các dự án nhóm C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ. UBND thành phố quyết định đầu tƣ các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đến 2.000 triệu đồng sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ trên cơ sở đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn. UBND cấp xã quyết định đầu tƣ các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên đến 500 triệu đồng sau khi có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)