Trƣớc hết chúng ta xem xét kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hƣớng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn theo bảng dƣới đây:
Bảng 2.10: Thống kê mô tả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
N Minimum Maximum Sum Mean
Std. Deviation
1. Luật và các quy định của Nhà nƣớc có liên quan 50 1 5 187 3.74 1.306
2. Điều kiện tự nhiên 50 1 5 135 2.70 1.093
3. Điều kiện kinh tế xã hội 50 1 5 150 3.00 .833
4. Khả năng nguồn lực của ngân sách 50 1 5 212 4.24 .847
5. Năng lực của ngƣời lãnh đạo 50 1 5 179 3.58 .928
6. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý vốn đầu tƣ 50 1 5 168 3.36 1.083
7. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tƣ 50 1 4 146 2.92 1.047
8. Quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tƣ 50 2 5 177 3.54 .930
9. Trình độ công nghệ hỗ trợ quản lý vốn đầu tƣ 50 1 5 134 2.68 .868
Valid N (listwise) 50
Kết quả từ bảng 2.10 cho thấy hầu hết các biến đều có độ lệch chuẩn tƣơng đối nhỏ chứng tỏ các cán bộ quản lý trên địa bàn có nhận xét tƣơng đối đồng thuận với nhau về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố điều tra tới quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn. Nhóm các nhân tố ảnh hƣởng mạnh đó là: Khả năng nguồn lực của ngân sách, Luật và các quy định của nhà nƣớc có liên quan; Tiếp đến là khả năng của ngƣời lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của cán bộ, quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tƣ và sau đó là các nhân tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tổ chức bộ máy, trình độ công nghệ hỗ trợ quản lý vốn.
Trên cơ sở đó chúng ta có thể đánh giá một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn thời gian qua nhƣ sau:
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Luật và các quy định về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN chƣa đƣợc đồng bộ và hoàn thiện, thƣờng xuyên thay đổi, bổ sung làm ảnh hƣởng đến tính ổn định, gây khó khăn, phức tạp trong quản lý ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả quản lý.
Thứ hai, nguồn lực ngân sách dành cho đầu tƣ xây dựng hạn hẹp nên khi lập kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB bị ràng buộc bởi nguồn lực về vốn dẫn đến tình trạng bị co kéo dàn trải cho nhiều mục tiêu nên hiệu quả kinh tế không cao.
Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung và địa phƣơng nói riêng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều khó khăn, thu ngân sách không đạt kế hoạch làm bị động cho giải ngân theo tiến độ các dự án đƣợc triển khai, tăng nợ đọng xây dựng cơ bản làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tầm nhìn chiến lƣợc trong công tác quy hoạch, định hƣớng đầu tƣ còn nhiều hạn chế, nhiều chủ trƣơng đầu tƣ phê duyệt sai vị trí địa điểm đầu tƣ, thời điểm đầu tƣ, chƣa xem xét đến hiệu quả lâu dài của dự án.
Thứ hai, năng lực một số chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ theo quy định dẫn đến triển khai thực hiện đầu tƣ còn nhiếu lúng túng, mất nhiều thời gian. Một số chủ đầu tƣ không có trình độ chuyên môn về đầu tƣ xây dựng, thiếu trách nhiệm phó mặc cho các đơn vị tƣ vấn yếu kém thực hiện nhiều sai sót trong tất cả các khâu của hoạt động đầu tƣ xây dựng từ khảo sát, thiết kế, lập dự án, dự toán dẫn đến phải bổ sung, sữa đổi, làm đi làm lại nhiều lần gây lãng phí thất thoát nguồn vốn của ngân sách nhà nƣớc.
Thứ ba, chất lƣợng cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng một số nơi còn yếu kém cả về trình độ chuyên môn lẫn tƣ cách đạo đức, tham ô tham những gây thất thoát vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.
Thứ tƣ, một số quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN còn những thiếu sót dẫn tới hiệu quả quản lý vốn chƣa cao.
* Để khắc phục các tồn tại và bất cập về quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu chính phủ, ngày 15/10/2014 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 1792/CT-TTg về việc tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn NSNN và vốn TPCP trong đó tập trung vào việc xác định nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tƣ; bố trí vốn, tổng hợp và giao kế hoạch vốn đầu từ NSNN kế hoạch năm 2012; tổng hợp giao kế hoạch vốn TPCP 5 năm giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch năm 2012. Nhìn chung đến thời điểm hiện tại các cấp có thẩm quyền tại địa phƣơng đang rất tích cực triển khai thực hiện các nội dung của chỉ thị, tập trung rà soát, đánh giá lại và phân loại các dự án
đầu tƣ công, đặc biệt kiểm soát và đảm bảo lộ trình xử lý các khoản nợ đọng trong XDCB, theo báo cáo của UBND tỉnh đến 31/12/2012, tổng số nợ đọng XDCB là 1.418,2 tỷ đồng, trong đó nợ chủ yếu là nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng (chiếm 37,57%) và ngân sách xã (chiếm 26,1%), năm 2013 đã cân đối bố trí đƣợc hơn 831 tỷ đồng (chủ yếu là nguồn hỗ trợ từ Trung ƣơng) để trả nợ, do vậy đã giảm đƣợc cơ bản áp lực đối với nợ đọng XDCB. Tuy vậy, đối với nguồn vốn ngân sách địa phƣơng do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sự lắng đọng của thị trƣờng bất động sản dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm do vậy nguồn lực bố trí cho XDCB còn nhiều hạn chế làm cho áp lực trả nợ các dự án XDCB cũng nhƣ bố trí vốn theo các nguyên tắc của chỉ thị 1792 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Một thách thức không nhỏ trong việc quản lý đầu tƣ theo tinh thần chỉ thị 1792 ở địa phƣơng thời gian tới đó là “Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tƣ theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chƣơng trình đã phê duyệt, chỉ đƣợc quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách”. Vì vậy đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm của ngƣời quyết định đầu tƣ, đảm bảo các dự án đầu tƣ của Nhà nƣớc phải có tính khả thi, đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao nhất của dự án.
* * *
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH