Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 64 - 67)

2.3. Đánh giá chung

2.3.2 Những tồn tại hạn chế

- Về các quy định quản lý đầu tư và xây dựng

Tồn tại chủ yếu trong nội dung này đó là vấn đề phân cấp đầu tƣ mạnh nhƣng không giám sát thực hiện đƣợc, nhiều dự án đƣợc phê duyệt nhƣng không đảm bảo các yếu tố cần thiết theo quy định, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tƣ dẫn đến dự án bị kéo dài và không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội nhƣ mục tiêu dự án hƣớng tới.

Một ví dụ điển hình trên địa bàn cho việc phê duyệt dự án không xác định đƣợc nguồn vốn đầu tƣ là dự án Chợ chuyên doanh vật liệu xây dựng cao cấp thành phố Hà Tĩnh (Trung tâm thƣơng mại Minh Khai) do UBND thành phố làm chủ đầu tƣ, UBND tỉnh Hà tĩnh phê duyệt đầu tƣ năm 2009 với mục tiêu hình thành trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp, tổng mức đầu tƣ sau điều chỉnh hơn 72 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là ngân sách thành phố và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn không huy động đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nên đến tháng 8/2012 chủ đầu tƣ đã phải mời gọi chuyển nhƣợng toàn bộ tài sản đã đầu tƣ xây dựng công trình, theo báo cáo của UBND thành phố đến hết tháng 12/2012 chủ đầu tƣ còn nợ các nhà thầu thi công xây dựng công trình 68 tỷ đồng và nhƣ vậy kết quả dự án đã không đạt đƣợc mục tiêu theo phê duyệt ban đầu.

Bên cạnh đó kết quả khảo sát và thực tiễn cũng cho thấy thời gian qua các quy định về đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cũng chƣa hƣớng tới đƣợc việc xác định xử lý trách nhiệm khi các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng không đƣợc các bên tham gia tuân thủ, hoặc hợp đồng có quy định nhƣng không khả thi trong thực tế. Vì vậy hầu hết các hợp đồng đầu tƣ xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc không có tính răn đe, áp lực và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thời gian thi công, chất lƣợng các công trình dự án.

- Về lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

Quá trình lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ trên địa bàn hiện đƣợc quản lý và thực hiện theo niên độ ngân sách từng năm chƣa xác định đƣợc tổng nhu cầu trung hạn cho đầu tƣ, cũng nhƣ kế hoạch từng giai đoạn cho mỗi dự án dẫn tới bị động trong huy động, xác định vốn và tổ chức thi công các dự án, công trình. Bên cạnh đó, do xung đột giữa nhu cầu vốn đầu tƣ lớn theo các định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đã đề ra và nguồn lực hạn hẹp dẫn đến vốn đầu tƣ đƣợc bố trí quá dàn trải không có trọng tâm trọng điểm, gây nợ đọng vốn đầu tƣ XDCB lớn và kéo dài thực hiện nhƣ thời gian vừa qua.

- Về quản lý, kiểm soát thanh toán

Tồn tại chủ yếu trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ thời gian qua đó là không giám sát đƣợc quá trình sử dụng vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng không đúng thời gian quy định, đặc biệt là vốn tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, theo báo cáo của Kho bạc nhà nƣớc Hà tĩnh tính đến tháng 6/2013 trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh có đến 160 dự án đã tạm ứng vốn đền bù GPMB trên 2 tháng chƣa thu hồi với số tiền gần 350 tỷ đồng, đặc biệt có hơn 30 dự án còn số dƣ tạm ứng hơn 10 tỷ đồng từ những năm 2002-2009 chƣa thu hồi đƣợc, quá rất lâu so với thời gian quy định.

Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số hồ sơ không chấp hành đúng thời hạn thanh toán theo quy định, tài liệu hồ sơ thanh toán không đảm bảo tính pháp lý nhƣ hình thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định của Luật đấu thầu, hợp đồng không xác định đƣợc loại giá thanh toán, không quy định cụ thể rõ ràng điều khoản tạm ứng, thanh toán, thu hồi tạm ứng để làm căn cứ kiểm soát thực hiện. Một số công trình chỉ định thầu khi thanh toán không kiểm soát đƣợc định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của Nhà nƣớc do lập sai dự toán.

Thời gian qua rất nhiều các chủ đầu tƣ thiếu quan tâm đúng mức đến việc lập hồ sơ quyết toán các dự án hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng thời gian quy định của Nhà nƣớc, theo báo cáo của Sở Tài chính tính đến năm 2012 vẫn còn 428 công trình, dự án hoàn thành chƣa làm thủ tục hồ sơ trình duyệt quyết toán, trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng đã nhiều năm nhƣng không đƣợc chủ đầu tƣ, ban QLDA lập hồ sơ trình duyệt quyết toán.

Mặt khác, cơ quan tài chính các cấp cũng chƣa theo dõi chặt chẽ, thiếu quyết liệt trong đôn đốc và nghiêm túc đề xuất xử lý trƣờng hợp các chủ đầu tƣ còn nợ hồ sơ quyết toán các dự án, hạng mục công trình hoàn thành. Mặc dầu các cấp có thẩm quyền đã có quy định nếu chủ đầu tƣ còn nợ 03 hồ sơ quyết toán trở lên sẽ không cho làm chủ đầu tƣ, không bố trí vốn cho năm tiếp theo, tuy nhiên nhiều năm qua gần nhƣ chƣa xử lý đƣợc trƣờng hợp nào.

Bên cạnh đó, theo quy định công tác quyết vốn đầu tƣ dự án hoàn thành chủ yếu căn cứ trên hồ sơ do nhà thầu, chủ đầu tƣ báo cáo, kết quả kiểm toán độc lập, do vậy vẫn còn tình trạng công trình đã đƣợc phê duyệt quyết toán rồi nhƣng đôi khi vẫn bị thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc xuất toán.

- Về kiểm tra giám sát và đánh giá đầu tư

Giai đoạn những năm gần đây các chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ về quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc đã thực hiện theo hƣớng đặt trọng tâm vào khâu hậu kiểm vì vậy việc thanh tra, kiểm tra giám sát, đánh giá đầu tƣ có vai trò đặc biệt quan trọng để xác định và thúc đẩy hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ. Thông qua số liệu điều tra và nắm bắt thực tiễn cho thấy một số tồn tại chủ yếu trong công tác này là:

Một số cơ quan đơn vị có trách nhiệm, thẩm quyền trong việc kiểm tra giám sát, đánh giá đầu tƣ chƣa quan tâm đúng mức trong việc triển khai thực hiện công tác này. Công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng trên địa bàn chƣa

đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn về thanh tra, kiểm tra chƣa thực sự quan tâm và chƣa có đƣợc chƣơng trình giải pháp để thúc đẩy chất lƣợng và vai trò của giám sát đầu tƣ cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn.

Kết quả hoạt động thanh tra kiểm tra, kiểm toán, đánh giá đầu tƣ chƣa đƣợc xem xét xử lý một cách hiệu quả. Nhiều sai phạm trong quy trình đầu tƣ dẫn đến thất thoát vốn đầu tƣ trong hầu hết các khâu từ thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, triển khai thi công và nghiệm thu thanh toán …đƣợc chỉ ra sau các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại và chƣa có phƣơng án khắc phục hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)